Đề thi Toán chuyên vào lớp 10 có tính phân loại tốt, sẽ ít điểm 10
Đề thi Toán chuyên có độ phân loại tốt, có khả năng lựa chọn được những học sinh xuất sắc để học chuyên Toán. Phổ điểm của đề thi Toán là 5 – 6, ít có điểm 10.
Các giáo viên Toán nhận định, đề thi môn Toán chuyên Hà Nội năm 2021 có cấu trúc, thang điểm tương tự năm 2020, với 5 bài toán chủ yếu thuộc chương trình lớp 9. Một số phần số học, học sinh cần vận dụng các kiến thức đã được học trong lớp 6 – 8 để giải. Chủ yếu các bài toán ở dạng vận dụng và vận dụng cao. Các thí sinh phải được ôn luyện tốt các dạng bài, có tư duy, suy luận thì mới có thể giải được hết các bài toán trong đề. Đề thi có độ phân hóa tốt, có khả năng lựa chọn được những học sinh xuất sắc để học chuyên toán. Một số bài toán nâng cao và có sự phân hóa tốt như câu 3.2 và 4.3 và bài 5.
“Đề bài hay, cấu trúc đề thi trải dài trên nhiều kiến thức về đại số, hình học và số học. Đề thi sử dụng nhiều kiến thức của các chương trình toán nâng cao các lớp dưới để giải” – TS Phạm Ngọc Hưng – Giáo viên môn Toán, Hệ thống Giáo dục HOCMAI nhận định về đề thi Toán chuyên vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 tại Hà Nội.
Các thí sinh dự thi môn chuyên vào lớp 10 tại điểm trường THCS Ba Đình. Ảnh: Điệp Quyên.
Thầy Phạm Ngọc Hưng cũng đi sâu vào phân tích từng bài trong đề thi chuyên Toán. Theo đó, Bài 1, gồm 2 ý, ý thứ nhất là một bài tập giải phương trình vô tỷ. Học sinh cần lưu ý đến điều kiện của x trước khi giải. Thí sinh có thể sử dụng phương pháp đặt ẩn phụ để giải. Ý thứ hai là một bài toán chứng minh đẳng thức không khó nếu thí sinh thay thế số 1 trong giả thiết vào mẫu số.
Bài 2, gồm 2 ý, trong đó ý thứ nhất là một bài toán phương trình nghiệm nguyên. Đây là bài toán không khó, thí sinh có thể biến đổi cơ bản là giải được. Ý thứ hai là một bài toán trong dạng chứng minh chia hết và không chia hết. Bài toán này không khó, và có nhiều cách để chứng minh.
Video đang HOT
Bài 3, gồm 2 ý khá hay. Ý thứ nhất có thể là điểm mới của đề thi năm nay so với các năm trước ở bài toán chứng minh một số là số hữu tỷ. Bài toán này có thể giải quyết bằng các phép biến đổi dựa vào các hằng đẳng thức đáng nhớ để suy ra x là số hữu tỉ. Ý thứ hai là một bài toán chứng minh BĐT khá hay, thí sinh cần vận dụng kiến thức bất đẳng thức tốt.
Bài 4, một bài toán hình học gồm 3 phần, hai phần đầu là bài tập không khó khi áp dụng tốt kiến thức về đường tròn và các góc nội tiếp. Phần thứ ba đòi hỏi thí sinh cần dụng dụng tốt các kiến thức về hình học để giải.
Bài 5, cũng tương tự như 2 năm trước. Đề thi năm nay cũng có xu hướng là một bài toán rời rạc dành cho bài số 5, nhưng không quá khó.
Các giáo viên nhận định đề thi chuyên có khả năng phân loại tốt, lựa chọn được học sinh xuất sắc. Ảnh: Thủy Trúc.
Cũng nhận định cấu trúc đề thi Toán chuyên ổn định so với những năm trước, thầy Nguyễn Mạnh Cường – Giáo viên Toán, trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam cho rằng đề phù hợp với định hướng ôn luyện của học sinh.
Cụ thể là, Bài 1 về phần Đại số. Ý 1 là phương trình vô tỷ khá dễ, học sinh chỉ cần đưa về tổng bình phương là xong. Ý 2 về biểu thức, chỉ cần thế giả thiết vào là ra kết quả.
Bài 2 về Số học. Ý 1 là phương trình nghiệm nguyên cơ bản, đưa về dạng tích. Ý 2 là câu chia hết, sử dụng tính chất của số chính phương. 2 bài đầu sẽ là 2 bài mà học sinh làm tốt nhất.
Bài 3 với ý 1 về biểu thức hữu tỷ. Thí sinh biến đổi tốt là có thể xử lý. Ý 2 rắc rối hơn, do là bài bất đẳng thức không đối xứng. Tuy nhiên, nếu phán đoán được dấu bằng, và có sự ôn luyện tốt, là các em có thể biến đổi và giải được.
Bài 4 Hình học, với ý 1 quen thuộc và đa phần học sinh sẽ làm được; ý 2 đòi hỏi quan sát tốt mối liên hệ giữa các góc, phát hiện các tứ giác nội tiếp; ý 3 là ý khó hơn, sẽ không nhiều học sinh làm được ý này, nó đòi hỏi các em thấy được các quan hệ song song, biến đổi các tổng góc hợp lý, mới ra được kết quả.
Bài 5 Tổ hợp, có ý 1 đơn giản khi dùng nguyên lý Dirichlet, ý 2 đòi hỏi sự suy luận phức tạp hơn, kết hợp cả phản chứng. Đây sẽ là ý mang tính phân loại, đòi hỏi học sinh nắm rõ các nguyên lý suy luận.
Theo thầy Nguyễn Mạnh Cường dự đoán, phổ điểm đề thi Toán vào lớp 10 THPT chuyên sẽ rơi nhiều vào khoảng 5 – 6 điểm.
Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 chuyên kiểm tra toàn diện kiến thức và kỹ năng làm bài của học sinh
"Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 chuyên của Hà Nội năm nay hay, có tính phân loại, tạo cơ hội để học sinh bày tỏ quan điểm, kiến thức văn học và kiến thức xã hội cũng như kĩ năng làm bài của học sinh" - cô Nguyễn Thị Thu Trang nhận định.
Cô Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên Ngữ văn, Trường THCS Wellspring (Hà Nội) đánh giá, cấu trúc đề thi Ngữ văn vào lớp 10 chuyên vẫn quen thuộc, vừa sức với thí sinh thi chuyên trong thời gian làm bài 150 phút đồng thời đề thi có khả năng đánh giá toàn diện với năng lực học sinh Hà Nội thi chuyên Văn gồm hai phần: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Cụ thể, câu 1 (3,5 điểm) Câu hỏi nghị luận xã hội đặt ra vấn đề sáng rõ, sâu sắc để học sinh bày tỏ quan điểm, đó là vấn đề nghị luận "những điều chưa hoàn hảo mà em yêu thương", nhất là với lứa tuổi học sinh chuẩn bị bước vào THPT, các em có suy nghĩ nhận thức về cá tính, mong muốn khẳng định bản thân để được mọi người tôn trọng.
Câu 2. (6,5 điểm) Là câu hỏi yêu cầu viết bài văn nghị luận văn học "phân tích làm rõ cái mới góp phần tạo nên cái hay trong các bài thơ sáng tác sau năm 1975 của chương trình Ngữ văn 9". Nội dung đề cập tới một vấn đề rất cơ bản của lý luận về tác phẩm văn học, đó là giá trị tác phẩm và tính sáng tạo của nhà văn. Đây cũng là câu hỏi phân loại học sinh. Câu hỏi lí luận rộng bàn về cả tiêu chí nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học.
" Nhìn chung, đề thi Ngữ văn chuyên của Hà Nội năm nay hay, có tính phân loại, tạo cơ hội để học sinh bày tỏ quan điểm và kiểm tra toàn diện kiến thức văn học và kiến thức xã hội cũng như kĩ năng làm bài của học sinh. Tuy nhiên, đề thi chưa mang tính đột phá, tính thời sự hoặc có cách tiếp cận mới đối với học sinh " - cô Trang chia sẻ.
Đề thi Ngữ văn chuyên vào lớp 10 THPT tại Hà Nội năm học 2021 - 2022. Ảnh: GD&TĐ
Còn cô Đỗ Khánh Phượng, giáo viên Ngữ văn (Hệ thống Giáo dục HOCMAI) nhận định, đề có cấu trúc và hình thức quen thuộc, hoàn chỉnh với hai phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Cụ thể, câu 1: Đề yêu cầu viết bài văn nghị luận về "điều chưa hoàn hảo mà em yêu thương". Đây là vấn đề khá hấp dẫn, bởi lâu nay người ta thường quan niệm, để yêu thương phải gắn với cái tốt, cái đẹp, sự hấp dẫn, sự hoàn hảo... Vấn đề nêu ra trong câu nghị luận xã hội khá hay, gần gũi, đi vào vấn đề lắng đọng với mỗi chúng ta.
Câu 2: Đề yêu cầu viết bài văn nghị luận văn học với một vấn đề đã rất quen thuộc trong văn chương: Mới chưa chắc đã hay, hay phải mới. Đối tượng trình bày là học sinh lớp 9 (14, 15 tuổi) nên bằng trải nghiệm văn học, học sinh lớp 9 khó nhận ra cái hay (trừu tượng). Đề có vẻ "tham lam" bởi yêu cầu học sinh quá lớn về lí luận. Câu lệnh "cái mới" - "cái hay" được thể thể hiện còn lủng củng, gây khó khăn cho học sinh khi phân tích đề.
" Với đề thi này, học sinh đòi hỏi phải có kiến thức sâu, rộng cả về hiểu biết xã hội và kiến thức văn học. Đây là một đề thi hay, có sức phân loại cao, kiểm tra khá toàn diện các đơn vị kiến thức, kĩ năng của thí sinh. Đề có khả năng khơi gợi sự hứng thú của học sinh, tuy nhiên câu nghị luận văn học vẫn còn hạn chế sức viết của học sinh khi giới hạn các tác phẩn sáng tác sau 1975 " - cô Phượng chia sẻ thêm.
Quận Ba Đình: 1 thí sinh thi chuyên được bố trí phòng thi riêng Sáng 14/6, tại điểm thi các môn chuyên Trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình), 1 thí sinh có biểu hiện khó thở, chóng mặt được điểm thi bố trí phòng thi riêng. Thí sinh dự thi các môn chuyên tại điểm thi Trường THCS Ba Đình Theo báo cáo của quận Ba Đình, sáng 14/6, thí sinh dự thi các môn chuyên...