Đề thi thử môn Sinh THPT quốc gia ở Hà Nội: 90% kiến thức lớp 12
Đề thi thử gồm 40 câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm. Trong đó có 90% các câu hỏi thuộc lớp 12, 10% câu hỏi thuộc chương trình lớp 11.
Theo nhận xét của các giáo viên thuộc Hệ thống HOCMAI, đề kiểm tra khảo sát môn Sinh lớp 12 THPT năm 2019 nhẹ nhàng hơn đề thi THPT quốc gia năm 2018. Đề này hoàn toàn phù hợp với các em học sinh đang ở giai đoạn ôn thi học kỳ cũng như chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Đề thi thử của Hà Nội dễ hơn đề thi THPT quốc gia 2018.
Đề gồm 40 câu từ 81-120, bao gồm 90 % các câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12, 10 % các câu hỏi thuộc kiến thức lớp 11.
Các câu hỏi lớp 12 bám sát cấu trúc 7 chuyên đề: Cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền quần thế, di truyền người, ứng dụng di truyền, tiến hóa, sinh thái. Các câu hỏi lớp 12 có đủ 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Các câu hỏi lớp 11 chỉ thuộc 1 Chương: Chuyển hóa vật chất và năng lượng và chỉ thuộc mức độ nhận biết, thông hiểu.
Số lượng câu hỏi đếm của đề kiểm tra khảo sát là 10/40 câu, giảm so với đề THPT quốc gia 2018 (17/40 câu).
Tỉ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu so với vận dụng, vận dụng cao là 70:30 vì vậy học sinh không khó đạt được điểm 5, 6 với đề thi này.
Video đang HOT
Đề thi của Sở GD-ĐT Hà Nội hoàn toàn phù hợp với mục tiêu khảo sát chất lượng khi ra đề. Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa là có thể đạt được 5, 6 điểm với đề thi này. Tuy nhiên 10 câu cuối cùng có đến 5 câu thuộc mức độ nhận biết-thông hiểu, nếu học sinh không xem đề tổng thể mà tập trung làm các câu khó ở giữa trước thì dễ mất điểm vì không kịp làm những câu dễ ở cuối./.
Theo VOV
Thi THPT quốc gia 2019: Khó dễ là do lực học
Ngay trong tháng 12/2018, Bộ GDĐT đã sớm công bố đề thi minh họa (tham khảo) của kỳ thi THPT 2019 nhằm đáp ứng nhu cầu ôn thi của học sinh và giáo viên. Theo đó, số câu hỏi nằm trong phạm vi kiến thức lớp 12 tăng lên so với đề thi các năm trước (khoảng 85-90%).
Đánh giá của các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc đổi mới thi THPT quốc gia 2019, trong đó có đề thi sẽ góp phần phản ánh đúng thực lực của người học.
Yêu cầu vận dụng linh hoạt kiến thức
Cụ thể với môn Tiếng Anh, đề thi năm nay tương đối giống với đề thi THPT quốc gia năm 2018 về cấu trúc đề. Các câu hỏi khó nằm ở phần từ vựng, sự phân hóa nằm rõ rệt ở phần đọc hiểu. Với môn Ngữ văn, kiến thức nằm hoàn toàn trong lớp 12, mức độ khó hoàn toàn giống với đề thi năm 2018. Học sinh có thể gặp khó khăn trong việc ôn tập khi đề minh họa không xuất hiện kiến thức lớp 11.
Với môn Sinh học, các câu hỏi kiến thức lớp 10 không khó, chỉ ở mức nhận biết và thông hiểu. Ngược lại, câu hỏi kiến thức lớp 12 có đủ 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Số lượng câu hỏi đếm của đề minh họa cũng giảm nhiều so với đề thi THPT quốc gia 2018 (từ 17/40 chỉ còn 6/40). Môn Hóa học không có câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 và có đủ 4 mức kiến thức như môn Sinh học. Đề thi sắp xếp từ dễ đến khó và bắt đầu từ câu 73 tới 80 sẽ ở mức cực khó.
Ngoài ra, đề thi minh họa môn Hóa học có sự móc nối giữa kiến thức lớp 11 và 12. Môn Vật lý có sự thay đổi rõ rệt về tỉ lệ câu hỏi vật lý 12/11, năm nay chỉ có 10% câu hỏi kiến thức lớp 11. Câu hỏi khó tập trung về các chuyên đề: Dao động cơ, sóng cơ, điện xoay chiều. Học sinh nắm chắc kiến thức trong SGK Vật lý 11, 12 là có thể đạt 5 - 6 điểm. Môn Toán có đầy đủ 4 cấp độ từ đọc hiểu tới vận dụng cao. Tuy không có kiến thức lớp 10 trong câu hỏi nhưng học sinh phải biết vận dụng chương trình lớp 10 mới làm được bài.
Đáng lưu ý, môn Giáo dục công dân (GDCD) đưa yêu cầu vận dụng thông tin thực tế. Theo đánh giá, đề thi tham khảo năm 2019 có mức độ dễ hơn so với đề thi 2018. Số câu hỏi cực khó giảm xuống 1/3 lần so với đề thi năm 2018, mức độ phức tạp của câu hỏi cũng giảm bớt. Nếu như điểm số trung bình năm ngoái học sinh chỉ đạt được khoảng 6 điểm thì với đề thi thử minh hoạ này, học sinh có thể đạt 7,5 - 8 điểm. Đề thi đảm bảo 70% câu hỏi dễ và trung bình để học sinh xét tốt nghiệp.
Tương tự như đề năm 2018, nội dung đề thi minh họa năm 2019 bám sát nội dung 7/9 chuyên đề thuộc chương trình GDCD lớp 12 và 1/2 chuyên đề thuộc chương trình GDCD lớp 11. Số câu hỏi vận dụng thực tế đề thi tham khảo năm 2019 là 15 câu, có xu hướng giảm so với đề thi THPT quốc gia năm 2018 là 20 câu.
Các câu hỏi vận dụng tình huống thực tế đề cập các vấn đề thời sự "nóng" trong dư luận xã hội thời gian qua như: Hoạt động tổ chức đánh bạc, bảo kê, tín dụng đen, cho vay nặng lãi, sử dụng bằng đại học giả, đe doạ tính mạng... Điển hình là câu 115, nội dung câu hỏi đề cập đến vấn đề "sử dụng máy chạy thận nhân tạo không đảm bảo chất lượng" tạo sự liên tưởng đến vụ việc tương tự xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình trong những tháng đầu năm 2018.
Có thể nhận thấy, sự điều chỉnh này tương đối hợp lý nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của kỳ thi, giải quyết các vấn đề tồn đọng của kỳ thi các năm trước, chẳng hạn như năm 2017 đề thi được phản ánh là quá dễ dẫn đến tình trạng mưa điểm 10, còn đề thi năm 2018 lại quá khó đến mức nhiều chuyên gia cũng gặp khó khăn để giải. Ngoài ra, theo Bộ GDĐT, việc điều chỉnh về độ khó và cấu trúc đề thi như vậy cũng tạo thuận lợi hơn cho thí sinh trong việc xét công nhận tốt nghiệp theo quy chế mới. Với đề thi này, thí sinh học ở mức trung bình - khá không khó để có thể đạt 6 - 7 điểm/môn thi.
Nỗ lực giảm bệnh thành tích
Dẫu thế, những đổi thay trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 được Bộ GDĐT công bố mới đây - trong đó có việc sẽ tăng tỉ lệ kết quả thi lên 70% trong xét công nhận tốt nghiệp - đang khiến người học thấy băn khoăn. Liệu tỉ lệ này có ảnh hưởng đến tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của các trường, các địa phương hay không? Theo điều chỉnh, điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2019 gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp THPT 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
Phân tích từ các giáo viên có kinh nghiệm lâu năm luyện thi tại Hà Nội cho thấy, với thay đổi trong phương án thi THPT quốc gia 2019 mà Bộ GDĐT vừa công bố, học sinh được 4 điểm/môn ở kỳ thi THPT quốc gia vẫn có nguy cơ trượt tốt nghiệp. Thậm chí theo ước tính, nếu chỉ dùng 30% điểm học bạ để xét tốt nghiệp, thì tỉ lệ đạt tốt nghiệp THPT năm 2019 có thể sẽ giảm tới trên 10%. Do đó, không còn cách nào khác là học sinh phải nỗ lực ôn thi sao cho sát với trọng tâm, với yêu cầu vận dụng kiến thức trong chương trình THPT và những tình huống thực tiễn.
Trước thay đổi của phương án thi THPT quốc gia 2019 theo hướng tăng tỉ lệ kết quả thi lên 70% trong xét công nhận tốt nghiệp, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT) cho rằng, đây là sự điều chỉnh hợp lý. Việc siết cộng điểm học bạ sẽ giúp cho giảm bệnh thành tích và tăng tính khách quan của một kỳ thi quốc gia. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan với tỉ lệ 30% điểm số từ học bạ. Bởi rất có thể sẽ có việc "chạy" học bạ để được cộng thêm điểm - dù ít, dù nhiều. Như thế, việc xét tuyển ĐH cũng bị ảnh hưởng, vì năm 2019 nhiều trường ĐH vẫn dùng điểm tốt nghiệp THPT quốc gia để tuyển sinh.
Được biết, mùa tuyển sinh năm 2019 nhiều trường ĐH cũng sẽ có phương án tuyển sinh riêng. Đơn cử như tuyển sinh bằng đánh giá năng lực. Nhận định về đề thi minh họa 2019, về tỉ lệ điểm thi để xét tốt nghiệp, TS Nguyễn Quốc Chính- Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng, ĐH Quốc gia TP HCM chia sẻ: Bản chất của kỳ thi THPT quốc gia từ trước đến nay chủ yếu vẫn để xét tốt nghiệp. Thí sinh giỏi dù thi bất cứ hình thức nào cũng có kết quả tốt. Nếu đề thi tốt sẽ giúp phân hóa tốt hơn và ngược lại. Vì vậy, ĐH Quốc gia TP HCM vẫn tiếp tục sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển cùng với các phương thức khác. Theo đó, trường vẫn sẽ có 4 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia, ưu tiên xét tuyển theo quy định ĐH Quốc gia TP HCM, xét tuyển thẳng và xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực.
Cùng với đó, hiện nhiều trường ĐH cho biết đã và đang xây dựng kế hoạch, đề án tuyển sinh 2019 với một số điều chỉnh về phương thức, nhưng sẽ không gây xáo trộn nhiều, tránh ảnh hưởng đến thí sinh.
Kỳ vọng giảm tiêu cực thi cử
Trước những giải pháp đổi mới thi THPT quốc gia 2019, những đổi thay trong việc tính điểm xét tốt nghiệp THPT, hướng ra đề...vẫn còn đó những lo lắng về việc phòng chống gian lận thi cử, bệnh thành tích trong việc nâng tỉ lệ tốt nghiệp THPT của các địa phương.
Ông Nguyễn Văn Hòa- Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho rằng, vấn đề là nếu chúng ta có đề thi tốt, phù hợp với trình độ học sinh thì sẽ hạn chế được tiêu cực. Do đó, phải bám vào chương trình chuẩn, dạy gì thi đó. Học đến mức độ nào thì thi mức độ đó. Hiện nay học sinh được đánh giá 70% là khá - giỏi, vậy khi thi phải ra kết quả đó. Chứ lúc học thì được 7-8 điểm, nhưng khi thi chỉ được 3-4 điểm thì rõ ràng thành tích không phù hợp với kết quả thi. Cùng với đó, theo ông Nguyễn Văn Hòa, nên đánh giá chất lượng giáo dục từ nhiều khía cạnh chứ không chỉ ở kỳ thi. Tuy nhiên từ đề thi tham khảo vừa qua, ông Hòa cho rằng Bộ GDĐT đã làm cho kỳ thi thực tế hơn, phù hợp hơn với học sinh, phù hợp với việc dạy và học.
Còn theo TS Lê Viết Khuyến- nguyên Phó Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GDĐT), trong quá trình đổi mới thi cử, việc cần phải cải tổ đầu tiên là việc làm đề thi. Ngân hàng câu hỏi phải được xây dựng từ câu hỏi được thử nghiệm trên chính người học để phân biệt độ khó - dễ khác nhau, sau đó ma trận câu hỏi sẽ chọn đưa vào bài thi.
* Không nên chủ quan với tỉ lệ 30% điểm số từ học bạ. Bởi rất có thể sẽ có việc "chạy" học bạ để được cộng thêm điểm - dù ít, dù nhiều. Như thế, việc xét tuyển ĐH cũng bị ảnh hưởng, vì năm 2019 nhiều trường ĐH vẫn dùng điểm tốt nghiệp THPT quốc gia để tuyển sinh.
Triết Giang
Theo daidoanket
Gặp nữ sinh học xuất sắc nhất trường chuyên Lê Hồng Phong năm 2019 Em Nguyễn Kim Thoa - nữ sinh lớp 12 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) vừa được một trường ĐH trao học bổng toàn phần vì thành tích học tập xuất sắc. Điểm trung bình môn riêng học kỳ 1 năm nay của Kim Thoa là 9,8 nhưng trước đó em còn "sưu tầm" nhiều giải học sinh giỏi khác. Nguyễn Kim...