Đề thi THPT quốc gia ‘bất công’ từ câu trắc nghiệm
Dù thời gian làm bài như nhau, dạng câu trắc nghiệm khách quan giữa các môn thi lại khác xa nhau gây mất công bằng cho thí sinh.
Thí sinh ra về sau khi kết thúc tổ hợp môn khoa học tự nhiên sáng 26-6 tại điểm thi THCS Đống Đa, TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN
Mấy hôm nay dư luận cả nước có nhiều ý kiến về đề thi THPT quốc gia 2018 dài và khó. Tôi xin được góp một ý kiến khác về đề thi năm nay, đó là sự không thống nhất về dạng câu trắc nghiệm khách quan giữa các môn thành phần trong các tổ hợp thi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Hiện tại có 2 dạng câu trắc nghiệm khách quan:
Dạng 1 là câu trắc nghiệm khách quan chỉ có 1 đáp án đúng.
Ví dụ: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua.
Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 54% số cây thân cao, quả ngọt. Biết rằng 1 không xảy ra đột biến. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong số các cây thân thấp, quả ngọt ở F , có 3/7 số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.
B. Quá trình giảm phân ở cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
C. F1 có tối đa 9 loại kiểu gen.
D. F1 chỉ có một loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, quả chua.
Video đang HOT
Dạng 2 là câu trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn.
Ví dụ: Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể; mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toàn.
Cho hai cây đều có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng (P) giao phấn với nhau, thu được F có 1% số cây mang kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng.
Cho 1 biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F , tỉ lệ cây đồng hợp tử về cả 3 cặp gen bằng tỉ lệ cây dị hợp tử về cả 3 cặp gen.
II. Ở F , có 13 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng.
III. Nếu hai cây ở P có kiểu gen khác nhau thì đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. IV. Ở F , có 18,5% số cây mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng.
A. 1. B. 4 C. 2 D. 3
Hai ví dụ này được dẫn từ câu 107 và 112, mã đề 201, môn Sinh học thuộc tổ hợp thi khoa học tự nhiên năm 2018.
Dạng 1 chỉ có 1 đáp án đúng nên thí sinh chỉ cần giải 1 lần, nếu may mắn có đáp án là câu A thì thí sinh không cần phải giải các câu B, C, D nữa.
Dạng 2 buộc thí sinh phải giải tất cả các phát biểu I, II, III, IV từ đó mới biết có bao nhiêu phát biểu đúng.
Như vậy về nguyên tắc, đây là 4 câu trắc nghiệm khách quan nhỏ ở trong 1 câu trắc nghiệm khách quan lớn. Do đó thời gian để giải 1 câu dạng này phải dài hơn, độ khó cao hơn.
Nếu đề thi một môn thành phần mà có tới 20 câu như thế thì nghĩa là thí sinh phải giải số câu lớn hơn nhiều so với 40 câu như ta thấy trong môn thi thành phần.
Trong đề thi THPT quốc gia 2018, trong tổ hợp thi khoa học tự nhiên, môn Vật lý không có câu trắc nghiệm khách quan nào dạng 2, môn Hóa học chỉ có 5/40 câu thuộc dạng 2, còn môn Sinh học có tới 20/40 câu.
Ở tổ hợp thi khoa học xã hội, tất cả các câu trắc nghiệm khách quan ở các môn thành phần đều thuộc dạng 1.
Điều đó cho thấy việc ra bao nhiêu câu trắc nghiệm khách quan dạng 2 trong một môn thành phần đã không được Bộ GD-ĐT quy định mà phụ thuộc vào ý đồ của thầy, cô ra đề thi THPT quốc gia.
Do đó nếu một môn thành phần có quá nhiều câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng 2 như đã xảy ra ở môn Sinh học, mà thời gian làm bài vẫn chỉ là 50 phút, thì quả là khó khăn cho thí sinh và tạo ra sự không công bằng nếu thí sinh chọn khối xét tuyển đại học là khối B có môn thành phần là môn Sinh học.
Rất mong Cục Khảo thí, Bộ GD-ĐT có sự lưu tâm vấn đề này để ở mùa thi năm sau có sự điều chỉnh cho phù hợp, tránh gây thiệt thòi cho thí sinh.
Theo tuoitre.vn
Đề thi Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia 2018: Xuất hiện nhiều câu hỏi khai thác về nước Nga và Liên Xô
Môn Lịch sử năm nay xuất hiện nhiều câu hỏi về Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đây được cho là điểm khá thú vị của đề thi.
Theo đánh giá của các thầy cô tổ Lịch sử (Hệ thống giáo dục Học mãi), năm nay là năm đầu tiên xuất hiện câu hỏi thuộc chương trình Lịch sử lớp 11 trong đề thi THPT quốc gia với 8 câu hỏi (chiếm 20%), trong đó có 3 câu hỏi thuộc phần Lịch sử thế giới về các chủ đề: Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 năm 1917; Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945); Nước Nga sau cách mạng tháng 10 năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Phần Lịch sử Việt Nam với khoảng 5 câu hỏi chủ yếu thuộc giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1918. Các câu hỏi lớp 11 chủ yếu ở mức độ nhận biết, thông hiểu.
Thí sinh thi THPT Quốc gia (Ảnh Ánh Ngọc)
Năm nay, xuất hiện nhiều câu hỏi về Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũng như tác động của cách mạng tháng 10 Nga với quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Đề thi bao quát toàn bộ các chuyên đề của Lịch sử thế giới hiện đại. Đặc biệt, trong nhiều năm liên tiếp đề thi xuất hiện câu hỏi về chủ đề "toàn cầu hóa" - một vấn đề rất trọng tâm của chương trình Lịch sử thế giới 12 đồng thời cũng là một xu thế phát triển căn bản của thế giới trong giai đoạn hiện nay.
Các câu hỏi thuộc phần Lịch sử Việt Nam chủ yếu khai thác về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954 tuy nhiên vẫn chưa xuất hiện những dạng bài mới lạ hoặc các chủ đề có tính thời sự.
Có khoảng 10% tổng số câu hỏi của đề thi thuộc dạng bài so sánh. Để làm được dạng bài này đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức về các sự kiện đồng thời cần có sự phân tích, tổng hợp, bao quát và đánh giá vấn đề.
Thí sinh thi THPT Quốc gia (Ảnh Phạm Tùng)
Những năm trước, đề thi Lịch sử thường được cho là nặng về việc kiểm tra mức độ nhớ sự kiện của thí sinh. Ngay cả khi có thông tin môn Lịch sử được tổ chức thi trắc nghiệm thì dư luận vẫn cho rằng, câu hỏi chỉ kiểm tra được mức độ nhớ.
Trong đề thi 2 năm gần đây, điều đặc biệt ở Lịch sử đã không còn có nhiều các câu hỏi kiểm tra về nhớ mốc thời gian, mà các câu hỏi được thiết kế để kiểm tra mức độ hiểu.
Nhìn chung, đề thi không quá khó, dạng đề cũng hạn chế những câu hỏi ở mức học thuộc lòng đã góp phần thay đổi dần cách nhìn của xã hội đối với môn Lịch sử.
Vào sáng ngày 27/6, các thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2018 vừa kết thúc các môn thi của khối Khoa học xã hội là: Lịch sử, Địa lí và Giáo dục Công dân. Thời gian thi mỗi môn 50 phút, theo hình thức trắc nghiệm.
Theo tiin.vn
Thừa Thiên Huế: Điều động 3 xe tải cảnh sát chở 75 thí sinh đi thi Chiều 25/6, đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động phường Thuỷ Lương, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã điều động 3 xe bán tải chở 75 thí sinh đang công tác tại đơn vị đi thi THPT Quốc gia. Theo đó, 75 thí sinh đang làm nghĩa vụ quân sự tại đơn vị...