Đề thi THPT Quốc gia 2018 sẽ thế nào?
Dự kiến kỳ thi THPT Quốc gia 2018 diễn ra từ ngày 24 – 27/6 và đề thi có kiến thức nằm trong chương trình phổ thông nhưng sẽ có thêm ngữ liệu mới.
Năm 2018, đề thi THPT Quốc gia sẽ có kiến thức nằm trong chương trình phổ thông nhưng cũng có những ngữ liệu ngoài chương trình.
Đề thi có ngữ liệu nằm ngoài chương trình học
Dự kiến kỳ thi THPT Quốc gia 2018 sẽ diễn ra từ ngày 24 – 27/6. Kỳ thi này sẽ có điều chỉnh về khoảng thời gian chuẩn bị giữa 2 môn trong bài thi tổ hợp là 10 phút.
Mục tiêu của kỳ thi là đánh giá toàn diện kiến thức bậc phổ thông. Vì vậy, đề thi sẽ tập trung kiến thức ở lớp 11 và 12 nhưng chủ yếu ở lớp 12. Tuy nhiên, đề thi sẽ có những ngữ liệu ngoài chương trình.
Để xét tốt nghiệp, thí sinh cần chọn 3 bài thi bắt buộc (Toán,Văn, Ngoại ngữ) và một bài tự chọn (KHTN hoặc KHXH).
Trong đó, bài thi cao nhất được tính trong xét điểm tốt nghiệp. Như vậy, thí sinh có thể chọn thi cả 2 bài thi. Nếu đã chọn, thí sinh bắt buộc phải dự thi vì nếu bỏ 1 trong 2 bài thi sẽ không được xét tốt nghiệp. Điều này đồng nghĩa việc không được xét tuyển vào đại học.
Video đang HOT
Năm nay, lịch thi tốt nghiệp THPT 2018 diễn ra trong vòng 4 ngày. Về thời gian đăng ký dự thi, sẽ từ ngày 1 – 20/4.
Tuy nhiên, đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường công an và quân đội cần đặc biệt lưu ý ngoài hồ sơ sơ tuyển còn bắt buộc nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển Quốc gia.
Tăng số câu hỏi phân hóa
Lãnh đạo Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, đề thi năm nay sẽ có 2 phần: Một phần thuộc khối kiến thức cơ bản, chiếm hơn 50%, phần còn lại là nâng cao để phân hóa thí sinh.
Năm nay, đề thi sẽ tăng số câu hỏi phân hóa để bảo đảm tính phân hóa khi xét tuyển vào các trường đại học.
Bài thi Toán gồm 50 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút. Bài thi Ngữ văn được ra theo phương pháp tự luận, thời gian làm bài 120 phút. Bài thi Ngoại ngữ (trắc nghiệm) 50 câu, thời gian 60 phút.
Các bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội cũng được ra theo phương pháp trắc nghiệm, tổng thời gian làm bài là 150 phút.
Mỗi môn trong tổ hợp có 40 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút. Sau khi làm hết môn này sẽ thu đề và phát môn tiếp theo, thời gian nghỉ giữa 2 môn liên tiếp trong cùng tổ hợp là 10 phút.
Theo VTC
Đề trắc nghiệm hay tự luận học sinh cũng cần nắm chắc kiến thức cơ bản
Kỳ thi THPT quốc gia 2018, đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và 12, vì vậy áp lực cũng tăng lên đối với học sinh cuối cấp. Để có một phương pháp ôn tập hiệu quả cho giai đoạn cuối, nhiều giáo viên đã gợi ý một số cách học cho học sinh của mình.
Kỳ thi THPT quốc gia 2018, thí sinh sẽ thi chương trình lớp 11 và 12. Ảnh Hải Nam.
"Học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đó, không nên học dàn trải, học tủ, học vẹt. Bám sát vào chương trình sách giáo khoa và những hướng dẫn mà Bộ GD-ĐT đã công bố", đó là những mà trong giờ học nào cô Nguyễn Thị Lĩnh - giáo viên môn Lịch sử trường THPT chuyên Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) cũng nhắc nhở học trò của mình.
Năm nay trong đề thi sẽ có chương trình của lớp 11 và 12, chính vì vậy mỗi giáo viên dạy cuối cấp như cô Lĩnh đều phải có phương án ôn tập riêng để dạy cho học sinh có hiệu quả.
"Căn cứ vào đề thi minh họa mà Bộ GD-ĐT công bố đầu tháng 1 thì chương trình lớp 11 có 12 câu hỏi. Theo tôi, 12 câu đó cũng chính là gợi ý cho học sinh học các phần nên học. Chính vì vậy, tôi luôn nhắc học sinh bám sát đề thi minh họa để tập trung vào học những bài trọng tâm".
Phân tích cụ thể trong đề thi minh họa kiến thức lớp 11, hầu như phần cận đại không phải học. Phần lịch sử thế giới, những bài liên quan đến cách mạng tháng 10 Nga. Quan hệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ 2 được đưa vào trong đề minh họa khá nhiều. Còn chương trình Lịch sử Việt Nam thì đề thi minh họa đa phần ra phần kháng chiến chống Pháp cho đến đầu thế kỷ 20.
"Căn cứ đề minh họa thì tôi cũng hướng dẫn các em ôn phần trọng tâm. Còn riêng đối với chương trình 12, tôi luôn nhắc các em phải học sinh phải học hết", cô Lĩnh nói.
Cô Lĩnh cũng cho biết thêm, thời điểm này học sinh gần như sắp học xong chương trình cơ bản và chuẩn bị đến giai đoạn ôn. "Tuy nhiên, theo tôi các em chưa vội nên mua các loại sách làm đề sẵn. Nếu mà luyện theo kiểu làm đề sẵn là các em đang học trên ngọn. Trong khi đó, năm nay chắc chắn đề sẽ có độ phân hóa cao và khó nên các em cần phải nắm chắc được kiến thức cơ bản mới làm được tất cả các dạng câu hỏi trong đề chính thức ra".
Công Lĩnh gợi ý cách ôn tập giai đoạn này là, học sinh nên học từng bài và chốt từng ý, không học tràn lan. Trong một bài, một mục như thế có thể chia thành những nội dung cơ bản.
"Dẫu là đề trắc nghiệm hay tự luận thì nếu học theo kiểu luyện đề thời điểm này thì các em không thể nhớ được hết mấy chục nghìn câu hỏi. Cái quan trọng là các em phải nắm được kiến thức cơ bản. Cùng một vấn đề nhưng khi người ra đề có ra khác hoặc đánh lừa các em vẫn có thể bình tĩnh tìm ra được đáp án chính xác", cô Lĩnh cho hay.
Đồng thời, một phương pháp nữa mà cô Lĩnh gợi ý, khi ôn tập kiến thức cơ bản học sinh có thể sử dụng sơ đồ tư duy, để khái quát được toàn bộ kiến thức và vừa có thể nắm được kiến thức trọng tâm, mức độ câu hỏi có thể ra.
Cô Lĩnh nhấn mạnh: "Theo tôi, đến khoảng tầm tháng 5 các em mới nên ôn đề bởi lúc đó kiến thức các em đã chắc, làm đề sẽ không quá khó khăn. Trong quá trình làm đề chính là tổng hợp cho các em phần nào đang còn yếu để học".
Còn đối với những học sinh ôn thi lại, theo cô Lĩnh đối tượng học sinh này có lợi thế là: "Chương trình 12 đã được học hết và giờ học lại sẽ là hệ thống lại để nắm chắc hơn. Tuy nhiên, cái bất lợi mà các em lại gặp phải là chương trình 11 các bạn học lâu hơn. Chính vì vậy, để không lệch hướng ôn tập, các em cần phải bám sát đề thi minh họa để định hình hướng cách ôn tập, cũng như những vấn đề cần học, không học tràn lan sẽ không hiệu quả".
Cô Lĩnh cũng lưu ý, đối với các bạn ôn thi lại nên tăng cường làm đề bởi đề năm nay sẽ rất khó, phân hóa cao hơn.
Theo Congly.vn
Đề thi THPT quốc gia tăng số câu hỏi phân hóa Quy chế thi THPT quốc gia và quy chế tuyển sinh ĐH 2018 sẽ được ban hành vào đầu tuần tới. Đề thi năm nay sẽ tăng khối lượng kiến thức lớp 11 và nhiều câu phân hóa Thí sinh tìm hiểu thông tin trong một chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" do Báo tổ chức ở Đắk Lắk Ảnh: VĂN...