Đề thi ngày càng thực tế hơn: Đưa Chi Pu vào đề thi, có sao?
Trong xu thế vận dụng thực tiễn vào cuộc sống, vài năm gần đây, giáo viên luôn cố gắng đưa những sự kiện nhiều người quan tâm vào đề thi ở nhiều góc cạnh tùy từng môn. Sự đồng tình của dư luận về cách làm này cũng nhiều nhưng phản ứng cũng không kém.
Học sinh một trường THPT tại TP.HCM làm bài kiểm tra học kỳ 1
Học sinh có cần biết nhân vật, sự kiện được đề cập ?
Không phải đến khi đề kiểm tra học kỳ 1 môn văn của một trường THPT ở Phú Thọ đề cập đến sự kiện Chi Pu tung MV ( video ca nhạc) đánh dấu trở thành ca sĩ và bị dư luận cũng như người trong giới “ném đá” thì dư luận mới đặt vấn đề nên đưa thời sự thế nào trong đề thi năm 2016, khi đề thi môn vật lý của Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (TP.HCM) yêu cầu học sinh (HS) vận dụng một chi tiết trong bộ phim Hàn Quốc đang làm mưa làm gió với giới trẻ lúc bấy giờ là Hậu duệ mặt trời thì cũng đã nổi lên nhiều cuộc tranh luận về việc này.
Phần lớn các ý kiến phản bác cho rằng đâu phải ai cũng biết Chi Pu là ai, không phải HS nào cũng xem phim Hậu duệ mặt trời… Người theo lập luận này cho rằng ra đề như thế là phản khoa học, không đúng kỹ thuật, gây khó cho HS. Có người nhận định đưa nhân vật này vào đề là không xứng đáng, sự kiện kia là tầm thường. Cũng có lập luận rằng đề thi mà cứ chạy theo sự kiện của giới showbiz sẽ dần thiếu tính giáo dục khiến HS cứ quan tâm đến những tranh cãi không cần thiết…
Nhưng đây đâu phải là điều quan trọng. HS không cần phải biết Chi Pu là ai cũng như chưa xem phim Hậu duệ mặt trời vẫn có thể làm bài nếu đề thi thỏa mãn những yếu tố cần thiết. Chẳng hạn người ra đề phải bao quát câu chuyện, sự kiện đề cập với đầy đủ thông tin và đưa ra yêu cầu cụ thể. Từ đó HS cứ thế mà làm.
Nói cách khác, những vấn đề thời sự trong đề thi chỉ là cái cớ để yêu cầu HS vận dụng những kiến thức, kỹ năng trong quá trình học tập giải quyết vấn đề chứ đâu yêu cầu HS phải biết mới có thể làm được. Thay vì yêu cầu HS tính cơ năng, động năng, thế năng của một vật nào đó như đề thi xưa nay vẫn làm thì giờ HS sẽ tính qua một vật cụ thể với một tình huống ấn tượng hơn như chiếc điện thoại di động bị hất lên trong bộ phim đang rất nóng vào thời điểm đó.
Thời sự nhưng không thoát ly kỹ năng
Video đang HOT
Điều quan trọng hơn mà giáo viên và HS cần lưu tâm là dù đưa vào chuyện thời sự nhưng đề thi vẫn phải dựa trên nền tảng kiến thức, yêu cầu kỹ năng trong chương trình học.
Chẳng hạn ở môn văn, HS học cách hóa thân thành nhân vật để nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về nhân vật trong một tình huống nào đó. Như vậy, giáo viên hoàn toàn có thể đổi mới bằng cách đưa một nhân vật thời sự vào đề thi miễn sao yêu cầu HS đáp ứng được kỹ năng đã được học.
Cũng tương tự như vậy nếu với mục đích giúp kiểm tra được khả năng phản biện, đặt ngược vấn đề, tranh luận… thì việc yêu cầu HS viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình trước đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền về cải tiến chữ viết gây sôi sục trong dư luận trong thời gian vừa qua cũng là điều bình thường. Không phải sợ đây là vấn đề chưa nghiên cứu tường tận nên chưa thể cho HS phát biểu. Mấu chốt ở đây là kiểm tra được kỹ năng phản biện, đặt ngược vấn đề của HS chứ không phải sự hiểu biết chi tiết về nghiên cứu này.
Thêm một vấn đề không kém quan trọng là khi đưa chuyện thời sự vào đề thi, nghĩa là ra đề theo hướng mở thì đáp án cũng phải mở để đánh giá hết năng lực của từng HS.
Đề xuất cải tiến tiếng Việt là sự kiện nóng trong đề thi
Đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền đăng đầu tiên trên Báo Thanh Niên là nguồn dữ liệu cho các nhà trường đưa vào đề thi kiểm tra học kỳ 1 năm nay.
Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) đưa vấn đề này vào đề thi môn văn cho HS lớp 12 với yêu cầu “Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về đề xuất cải tiến bảng chữ cái “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt” của PGS-TS Bùi Hiền, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về đề xuất ấy”.
Còn Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM) tiếp cận vấn đề theo hướng khác. Đề trích dẫn một phần bài phỏng vấn của phóng viên Thanh Niên với TS kinh tế Lương Hoài Nam đặt vấn đề về khuyến khích xã hội tranh luận, phản biện trên tinh thần cầu thị, có văn hóa từ đề xuất cải tiến tiếng Việt. Đề có yêu cầu: “Anh/chị hiểu như thế nào là tranh luận có văn hóa và chung sống với sự khác biệt quan điểm”.
Phần đọc hiểu trong đề thi Trường THPT chuyên Tuyên Quang cũng đề cập đến sự kiện này trên cơ sở trích một bài phê phán về thái độ của mọi người trước đề xuất này và hỏi: Tại sao có thể nói… “Những con người không chấp nhận lối mòn, luôn loay hoay đổi mới, sáng tạo. Họ sẽ là động lực phát triển cho cả cộng đồng”?
Theo TNO
Đề xuất học sinh thi lấy chứng chỉ quốc gia theo môn học
Học sinh có chứng chỉ quốc gia môn học nào thì được miễn thi tốt nghiệp môn đó ở địa phương và chỉ cần hoàn thành chương trình học. Khuyến khích học sinh học vượt để lấy chứng chỉ quốc gia sớm...
GS Đào Trọng Thi phát biểu
Sáng 15-12, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức hội nghị Tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Nhiều ý kiến tại hội nghị cơ bản đồng tình với một số vấn đề chính của dự thảo mà Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến như đề xuất xếp lương của giáo viên cao nhất khối hành chính sự nghiệp; miễn phí cho học sinh THCS; nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học lên cao đẳng..
Bên cạnh đó, GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề nghị còn phải có thang bảng lương đặc thù cho giáo viên, vì nếu "giáo viên không toàn tâm toàn ý giảng dạy thì khó bảo đảm chất lượng giáo dục".
Ông cũng cho rằng, cần tiếp tục thực hiện miễn học phí cho sinh viên sư phạm, cần luật hóa việc này (dự thảo không đề cập).
GS-TSKH, NGND Nguyễn Mậu Bành - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Cựu Giáo chức Việt Nam cho rằng, chính sách cho nhà giáo làm công tác quản lý phải được tính đến, họ đều là nhà giáo giỏi bổ nhiệm lên, khi lên quản lý thì mất quyền lợi, như vậy là không thỏa đáng. Do đó, đề nghị xếp lương cho cán bộ quản lý giáo dục như đối với nhà giáo.
Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng, cần cân nhắc miễn học phí THCS vì sợ ngân sách nhà nước không kham nổi. Còn nếu miễn học phí THCS thì cũng phải miễn cho học sinh mầm non 5 tuổi, vì đó cũng là lớp được phổ cập.
Về vấn đề chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông, luật nêu Bộ GD-ĐT chỉ đạo xây dựng một bộ SGK. Tuy nhiên, góp ý một cách thẳng thắn, PGS-TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, quy định như vậy là khiên cưỡng. Bộ GD-ĐT chỉ nên giữ trò thẩm định và chọn ra bộ SGK nào đáp ứng yêu cầu để sử dụng.
Bộ GD-ĐT không cần thiết phải chỉ đạo làm riêng một bộ SGK riêng của Bộ, còn nếu Bộ vẫn muốn thì nên để Nhà xuất bản Giáo dục cạnh tranh bình đẳng với các Nhà xuất bản khác.
"Còn Bộ có chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục hay không là việc nội bộ, nhưng không nên quy định việc chỉ đạo này trong luật", bà Tâm Đan thẳng thắn.
Đáng chú ý, tại hội thảo, thầy Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Anhxtanh, Hà Nội phát biểu về vấn đề tự chủ chương trình, SGK và thay đổi định dạng hệ thống thi cử. Theo thầy, hiện chúng ta thực hiện chung một chương trình, SGK, trong khi điều kiện của từng địa phương, trình độ học sinh lại khác nhau, vì thế hiệu quả giáo dục không cao, không thực chất và không vì lợi ích của người học. Các địa phương, nhà trường, giáo viên thì không thể làm gì khác với áp lực của báo cáo.
Vì thế, thầy Đạt đề nghị cần để các địa phương, nhà trường, thầy cô giáo được linh hoạt về chương trình, SGK trong khuôn khổ chương trình của nhà nước và SGK được phép phát hành. Giáo viên đứng lớp được chủ động phù hợp với trình độ học sinh, "thà dạy một điều cho học sinh biết còn hơn dạy hết các điều theo đúng chương trình mà học sinh không biết gì".
Về thi cử thầy Đạt đề xuất giao địa phương tổ chức việc thi lấy chứng chỉ hết môn học cho học sinh. Mức độ đề thi có thể khác nhau giữa các địa phương phụ thuộc trình độ thực tế của học sinh. Theo thời gian, địa phương nâng dần chất lượng học sinh và đề thi tiệm cận với trình độ chung của quốc gia.
Như vậy thì sẽ loại bỏ được việc chạy theo thành tích ảo mà bỏ qua chất lượng thực chất. Học sinh thi lấy chứng chỉ quốc gia theo môn học. Bài thi tiệm cận dần với các bài thi chuẩn hóa của các nền giáo dục tiên tiến. Tiến tới sự công nhận có tính quốc tế chứng chỉ quốc gia.
Học sinh có chứng chỉ quốc gia môn học nào thì được miễn thi tốt nghiệp môn đó ở địa phương và chỉ cần hoàn thành chương trình học. Khuyến khích học sinh học vượt để lấy chứng chỉ quốc gia sớm.
Học sinh có thể dùng kết quả thi tốt nghiệp ở địa phương và chứng chỉ quốc gia để dự tuyển vào ĐH-CĐ và các trường nghề. Việc xét tuyển dựa vào kết quả môn thi tốt nghiệp hay chứng chỉ quốc gia là quyền của các trường.
Theo SGGP
Giáo viên giải thích việc đưa Chi Pu vào đề thi học kì Đưa Chi Pu vào đề thi bởi muốn học sinh đặt mình vào hoàn cảnh của cô ca sĩ đang bị giới văn nghệ sĩ miệt thị, ném đá nhưng vẫn không chịu lùi bước, vẫn cố gắng thực hiện niềm đam mê của mình. ảnh minh họa Đó là giải thích của cô Nguyễn Thị Hồng Nhung - Tổ trưởng bộ môn...