Đề thi Năng khiếu báo chí hỏi về Covid-19
Ngoài 30 câu trắc nghiệm, đề thi Năng khiếu Báo chí yêu cầu học sinh suy nghĩ việc mẹ Nguyễn Thị Ba ủng hộ lương thực cho khu cách ly.
Chiều 15/8, gần 1.400 thí sinh dự thi Năng khiếu báo chí vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
Đề thi Năng khiếu báo chí gồm phần trắc nghiệm 30 câu kiểm tra kiến thức trong chương trình THPT và hiểu biết chung, phần tự luận yêu cầu thí sinh biên tập văn bản có nhiều lỗi và viết một bài luận trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề.
Video đang HOT
Kỳ thi Năng khiếu báo chí dành cho thí sinh đăng ký nguyện vọng vào nhóm ngành Báo chí gồm Báo in, Báo truyền hình (chất lượng cao), Báo mạng điện tử (chất lượng cao), Báo phát thanh, Ảnh báo chí và Quay phim truyền hình.
Thí sinh sử dụng điểm Ngữ văn và một môn chọn từ Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội của kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết hợp với điểm thi Năng khiếu báo chí tạo thành tổ hợp xét tuyển. Riêng thí sinh nộp nguyện vọng vào Ảnh báo chí hoặc Quay phim truyền hình phải tham dự bài thi Năng khiếu Ảnh báo chí, Năng khiếu Quay phim truyền hình thay cho phần tự luận của bài thi Năng khiếu báo chí chung.
Điểm xét tuyển là tổng điểm ba môn, không môn nào nhân hệ số. Nếu có chứng chỉ tiếng Anh, các em sẽ có tổ hợp Ngữ văn, Năng khiếu báo chí và điểm chứng chỉ tiếng Anh quy đổi. Trường hợp bằng điểm, thí sinh có điểm Năng khiếu báo chí cao hơn được ưu tiên, kế đó là kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn.
Kỳ thi riêng với khối nghiệp vụ được Học viện Báo chí và Tuyên truyền bắt đầu triển khai từ năm 2015 và duy trì đến nay. Dự kiến, Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ công bố điểm thi Năng khiếu báo chí vào 19/8, điểm trúng tuyển ngày 27/9.
Năm nay, trường tuyển 1.950 chỉ tiêu tại 39 chuyên ngành, trong đó Truyền thông đại chúng và Quản lý kinh tế cùng lấy 100 chỉ tiêu, còn lại ở mức 40-80. Năm 2019, chuyên ngành Báo truyền hình tổ hợp Văn, Năng khiếu báo chí, Khoa học xã hội lấy điểm cao nhất là 24. Các ngành thuộc khối lý luận lấy điểm chuẩn 16-18 như Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức 2 điểm thi kiểm tra tư duy tại Hà Nội và Thanh Hóa
Thông tin từ trường ĐH Bách khoa Hà Nội, chiều mai (15/8), hơn 5.600 thí sinh đủ điều kiện sẽ tham gia bài kiểm tra tư duy tại Hà Nội và Thanh Hóa. Đây là lần đầu tiên Nhà trường tổ chức xét tuyển kết hợp kết quả thi THPT với kết quả bài kiểm tra tư duy.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, từ số lượng thí sinh đăng ký và qua sơ tuyển, đã có 5.623 thí sinh đủ điều kiện dự thi. Trường tổ chức 194 phòng thi, trong đó, 167 phòng tại địa điểm thi ĐH Bách khoa Hà Nội và 27 phòng tại ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa). Kỳ thi ngày 15/8/2020 có 10 hội đồng thi, đảm bảo tổ chức buổi thi an toàn, nghiêm túc và thành công.
Trước đó, trường ĐH Bách khoa Hà Nội quyết định năm nay sẽ tổ chức thêm kỳ thi riêng kiểm tra tư duy để tuyển sinh cho năm học 2020-2021 ngoài các phương thức khác như các năm trước.
Bài kiểm tra tư duy gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận, trong đó nội dung về Toán và Đọc hiểu, với thời gian làm bài 120 phút.
Bài kiểm tra tư duy đưa ra đề bài ở các mức độ khác nhau, từ thông hiểu, vận dụng đến vận dụng sáng tạo, yêu cầu thí sinh có khả năng suy luận, nắm bắt và vận dụng kiến thức trong thời gian ngắn. Toàn bộ phần kiến thức nằm trong kiến thức phổ thông nhưng gắn liền với tình huống thực tế.
Bài kiểm tra này được thiết kế để đánh giá năng lực cốt lõi của các thí sinh và khả năng theo học các ngành học ở bậc đại học, đặc biệt những khối ngành khoa học kĩ thuật. Nội dung bài thi được xây dựng phù hợp với đặc điểm của giáo dục Việt Nam và cách tiếp cận tiên tiến trên thế giới.
Chiều 15/8, 5.623 thí sinh sẽ làm bài kiểm tra tư duy của trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Thời điểm này, Nhà trường đã tiến hành công tác phân phòng thi, đánh số báo danh và đã gửi thông tin cho thí sinh dự thi. Để đảm bảo an toàn cho kỳ thi, mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã hoàn tất, trong đó, trường đặc biệt chú trọng tới công tác phòng chống dịch Covid 19. Nhà trường cũng lên kế hoạch cụ thể để sẵn sàng ứng phó với những tình huống xấu nhất nếu như dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Đây là năm đầu tiên trường ĐHBK Hà Nội triển khai xét tuyển kết hợp (sử dụng kết quả thi THPT 2020 và kết quả Bài kiểm tra tư duy), dự kiến chiếm khoảng 30-35% tổng chỉ tiêu đào tạo của trường năm nay.
Kỳ thi được tổ chức nhằm tạo thêm cơ hội cho thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội bên cạnh dựa trên kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia.
Kỳ thi sẽ được tổ chức gọn nhẹ nhằm kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức cơ bản và đánh giá năng lực học tập của học sinh để theo học thành công tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Tại Đề án và kế hoạch tuyển sinh đại học năm 2020 của trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngoài các phương thức xét tuyển thẳng; xét tuyển tài năng; xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 còn có phương thức xét tuyển kết hợp (sử dụng kết quả thi THPT 2020 và kết quả Bài kiểm tra tư duy theo tổ hợp xét tuyển A19 và A20), đã được Bộ GDĐT cho phép thực hiện. Theo đó, bài kiểm tra tư duy là một thành phần điểm. Điểm của bài kiểm tra tư duy (môn chính) cùng với điểm toán, lý hoặc toán, hóa của kì thi THPT để xét thành một tổ hợp điểm.
Trường sẽ tổ chức kỳ thi cho thí sinh làm Bài kiểm tra tư duy vào chiều ngày 15/8/2020 tại hai địa điểm trường ĐH Bách khoa Hà Nội và trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa).
Chấm thi tốt nghiệp THPT giao cho địa phương có đảm bảo khách quan? Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 vừa kết thúc, theo quy định của Bộ GD&ĐT, các địa phương được giao chủ trì tổ chức chấm toàn bộ các bài thi, gồm cả tự luận và trắc nghiệm. Câu hỏi đặt ra, việc giao cho các địa phương chấm thi liệu có đảm bảo khách quan? Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020...