Đề thi môn Toán THPT Quốc gia 2019
Chiều 25/6, gần 900.000 thí sinh trên cả nước bắt đầu làm bài thi môn Toán, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.
Môn Toán kỳ thi THPT Quốc gia 2019 diễn ra trong 90 phút dưới dạng trắc nghiệm.
Video đang HOT
Trước đó, buổi sáng, các em thi môn Ngữ Văn dưới hình thức tự luận. Theo đánh giá của giáo viên thuộc Hệ thống tuyển sinh 247, đề thi THPTQG môn Ngữ Văn là một đề hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân loại học sinh cao. Đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức và thuần thục các kĩ năng làm các dạng bài mới có thể đạt được điểm Khá, Giỏi.
Trong đó, tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đưa vào đề thi khiến nhiều em bất ngờ. Các em đánh giá đây là một trong những tác phẩm phức tạp trong chương trình phổ thông, nếu học qua loa sẽ không thể làm được bài.
Nguyễn Phương Anh (thí sinh trường Phan Đình Phùng, Hà Nội) cho biết nếu học tủ các bài như “Vợ chồng A Phủ”, “Tây Tiến” sẽ khó làm được đề này. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một bài thường không được để ý lắm trong quá trình ôn thi.
Thí sinh Phan Thị Thu Giang (Ba Đình-Hà Nội) cho biết: “Đề thi năm nay khá vừa sức với bản thân em. Tuy nhiên trong phòng thi cũng có khá nhiều bạn bất ngờ khi nhận được đề thi này”.
Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 này, cả nước có gần 38.050 phòng thi; 1.980 điểm thi. Trong số 887.104 thí sinh, 233.977 em chỉ đăng ký để xét tốt nghiệp THPT mà không có nhu cầu dùng kết quả thi để xét tuyển vào đại học (chiếm 26,38%); 622.925 thí sinh thi đăng ký để xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ (chiếm 70,22%); 30.202 thí sinh chỉ đăng ký để xét tuyển ĐH, CĐ (chiếm 3,04%).
Bên cạnh đó, có 27.066 thí sinh đăng ký cả 2 bài thi tổ hợp khoa học Tự nhiên và khoa học xã hội.
* VTC News liên tục cập nhật
Theo VTC
"Đề văn chưa phát huy được sức nghĩ, sức viết của học sinh"
Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm nay được ra với cấu trúc quen thuộc, bám sát chương trình lớp 12. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cũ kĩ, cách hỏi chưa có sự sáng tạo.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019 tại TP.HCM ra về sau buổi thi môn Ngữ văn (Ảnh: Tùng Tin)
Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 được ra theo cấu trúc gồm 2 phần: Phần Đọc hiểu (3 điểm) ra một văn bản thơ và 4 câu hỏi. Phần Làm văn (7 điểm) với 2 câu - câu Nghị luận xã hội (2 điểm) và câu Nghị luận văn học (5 điểm). Trong đó, câu Nghị luận xã hội yêu cầu viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu.
Cấu trúc này được Bộ GD-ĐT thông báo từ trước và đã ra trong đề thi minh họa, nên học sinh không cảm thấy bất ngờ.
Phần Đọc hiểu cho ngữ liệu là bài thơ "Trước biển" của Vũ Quần Phương. Sự phân hóa ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng được thể hiện khá rõ trong 4 câu hỏi.
Tuy nhiên, đây là một văn bản thơ - không dễ hiểu đối với học sinh. Hơn nữa, đây lại là một văn bản hoàn toàn lạ với các em nên để hiểu và trả lời được những câu hỏi này không phải là chuyện dễ dàng. Với văn bản này sẽ rất dễ dẫn đến chuyện trả lời một cách vô tội vạ, gây khó khăn cho việc chấm thi.
Câu Nghị luận xã hội yêu cầu viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống. Đây là một vấn đề đã quá quen thuộc, cũ kĩ nên học sinh sẽ không khó để làm. Tuy nhiên, vì vấn đề quá cũ kĩ nên với nhiều em sẽ trở nên nhàm chán, không kích thích được khả năng tư duy và sáng tạo.
Câu Nghị luận văn học yêu cầu thí sinh trình bày cảm nhận về hình tượng con sông Hương trong tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đây là một tác phẩm được học trong chương trình 12 nên các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ. Cách hỏi cũng thể hiện thành hai ý: Một ý cơ bản và một ý nâng cao hơn.
Tuy nhiên, ngữ liệu mà đề thi đưa ra chỉ là một đoạn văn rất ngắn trong tác phẩm. Với một đoạn văn như vậy, yêu cầu học sinh phải triển khai thành một bài văn là một kiểu "làm khó" các em. Những học sinh có năng lực càng không có "đất" để thể hiện. Do đó, cách hỏi có vẻ phân hóa nhưng thực ra lại không phân hóa được học sinh. Cách hỏi của câu này cũng cũ kĩ, chưa có sự sáng tạo, chưa phát huy được sức nghĩ, sức viết của học sinh.
Tôi khá thất vọng với đề thi năm nay.
ThS. Hồ Tấn Nguyên Minh (Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên)
Theo vietnamnet
'Thí sinh chỉ học thuộc lòng không làm được bài thi Ngữ văn' Thầy Nguyễn Phi Hùng - giáo viên trường THPT Anhxtanh, Hà Nội - cho hay đề thi Ngữ văn yêu cầu học sinh thể hiện kỹ năng diễn đạt, cảm thụ văn học. Minh Phúc - Quyên Quyên Theo Zing