Đề thi học sinh giỏi nhầm phong trào Cần Vương là lịch sử thế giới
Phong trào Cần Vương bị đưa nhầm vào phần lịch sử thế giới trong đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh Bình Thuận.
Ngày 29/3, ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận xác nhận việc đưa nhầm phong trào Cần Vương vào phần lịch sử thế giới trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh năm học 2016-2017.
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 có câu hỏi phong trào Cần Vương trong phần lịch sử thế giới. Ảnh: Đ.T.
“Câu hỏi này nằm trong phần lịch sử Việt Nam nhưng bị đưa nhầm vào phần lịch sử thế giới. Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng kết quả thi của các em học sinh”, ông Thái cho biết.
Trước đó, trong đề thi môn Lịch sử kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh ngày 28/3 trong phần lịch sử thế giới có câu hỏi số 1 :”Em hiểu thế nào về ‘Phong trào Cần Vương’? Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Trình bày ngắn gọn diễn biến các giai đoạn của phong trào”.
Đề thi này gồm 5 câu hỏi, thời gian làm bài 150 phút, gồm hai phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, riêng câu hỏi số 1 là 3 điểm.
Video đang HOT
Phòng trào Cần Vương được đưa vào giảng dạy trong chương trình môn Lịch sử lớp 8.
Kinh thành Huế thất thủ , Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị ). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào chống xâm lược diễn ra sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỷ XIX .
Phong trào diễn ra trong 2 giai đoạn:
Từ năm 1885-1888: Bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ.
Từ năm 1888 – 1896: Sau Vua Hàm Nghi bị bắt, quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn giai đoạn 1885-1888 như Ba Đình – Bãi Sậy – Hương Khê.
Theo Zing
'Đưa nhiều ảnh con lên Facebook là tiếp tay cho kẻ xâm hại'
Nhiều cha mẹ thường xuyên đăng ảnh con lên mạng xã hội mà không biết rằng điều này có thể ảnh hưởng cuộc sống của trẻ, cũng như tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khác.
Sau một số vụ việc đáng tiếc, nhiều phụ huynh bắt đầu quan tâm vấn đề giáo dục giới tính cho con em mình. Thậm chí, nhiều người còn đi học những lớp về giáo dục giới tính. Tuy nhiên, vẫn có những phụ huynh cho rằng trẻ học các môn văn hóa quan trọng hơn.
Trong khi cha mẹ còn ngần ngại, né tránh vấn đề tế nhị, mạng xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng. Thế giới ảo đã tạo nên những nguy cơ mới mà trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Hiện nay, người dùng mạng dễ dàng tìm kiếm một bộ phim có nội dung không lành mạnh trên Internet. Những sản phẩm này tác động trực tiếp đến người xem và là nguyên nhân gây ra nhiều hành vi phạm tội.
Theo thông tin từ mạng lưới xã hội dân sự quốc tế (ECPAT), trong số 1,8 tỷ hình ảnh được đăng tải mỗi ngày, 270.000 hình ảnh liên quan lạm dụng tình dục trẻ em; 1,2 triệu GB dữ liệu liên quan khiêu dâm trẻ em.
Đáng chú ý, người tung hình ảnh bị coi là lạm dụng trẻ phần lớn là cha mẹ (38%), tiếp đến là hàng xóm hay những người bạn của gia đình (26%).
Được tiếp cận công nghệ từ sớm nhưng lại thiếu kiểm soát và định hướng cần thiết, trẻ có thể vô tình tiếp xúc nội dung không lành mạnh trên mạng mà không biết.
Trong khi đó, theo thông tin từ Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhiều phụ huynh vẫn chưa nhận thức đầy đủ nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em, dẫn đến mất cảnh giác.
Việc khoe ảnh con quá nhiều lên mạng xã hội sẽ để lại những hậu quả khó lường mà ngay cả bố mẹ cũng chưa nhận thức được đầy đủ. Ảnh cắt từ Clip.
Các chuyên gia cho rằng nhiều bậc cha mẹ đang khoe ảnh con lên mạng xã hội mà không kiểm tra đầy đủ thiết lập riêng tư, đồng nghĩa việc những tấm ảnh này dễ rơi vào tay kẻ xấu. Khi đó, hậu quả rất khó lường.
TS tâm lý Vũ Thu Hương, Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng: "Việc bố mẹ tham gia mạng xã hội và thiết bị điện tử khiến cho con gặp nhiều nguy hại hơn. Khi đưa hình ảnh con quá nhiều lên Facebook, một số người nảy sinh suy nghĩ xấu xa, từ đó dẫn đến hành vi xâm hại cháu bé".
Theo khuyến cáo của chuyên gia, cha mẹ cần cẩn thận khi nói về con mình và cân nhắc kỹ những gì chuẩn bị đưa lên mạng xã hội. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng không nên đăng tải thông tin quá chi tiết hoặc hình ảnh "mát mẻ" của con mình.
Ngoài ra, giáo dục giới tính trong nhà trường cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Thế nhưng, chương trình giáo dục của nhà trường, đặc biệt là bậc tiểu học hiện vẫn chưa đưa vào các nội dung về việc phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, dẫn đến việc trẻ chưa nhận thức được các nguy cơ về vấn đề này.
Đồng thời, hiểu biết của các em về các vấn đề xã hội, giới tính... cũng còn non nớt dễ trở thành mục tiêu của các hành vi xâm hại về thể chất, tinh thần cũng như giới tính.
Theo Zing
Lưu ý đặc biệt khi đăng ký hồ sơ thi THPT quốc gia 2017 Từ ngày 1/4, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển ĐH 2017. So với năm trước, phiếu đăng ký dự thi năm nay có một số thay đổi. Một số thí sinh có thắc mắc, số chứng minh thư nhân dân (CMTND) của các em có 9 số trong khi mẫu đăng ký của...