Đề thi hay về lối sống thực dụng
“Hãy phân tích những điều kiện kinh tế – xã hội khiến đa số thí sinh chọn thi vào khối ngành kinh tế, quản trị trong khi lại rất ít thí sinh chọn thi vào các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ”.
Đó là nội dung đề thi giữa kỳ môn nhập môn xã hội học Trường ĐH Mở TP.HCM mới đây.
Trong 90 bài thi của sinh viên khoa luật kinh tế, hầu hết bạn trẻ lý giải việc chuộng kinh tế là vì dễ đậu (nhiều trường tuyển sinh), dễ xin việc, đa dạng việc làm, theo trào lưu của bạn bè, “sĩ diện” của gia đình và ảnh hưởng lối sống thực dụng, coi trọng vật chất. Ngược lại, nhiều bạn “chê” ngành xã hội bởi cho rằng không có tương lai, thu nhập thấp, khó tiến thân và mơ hồ về cơ hội việc làm.
Sức ép thực dụng
Nhiều sinh viên đã đưa ra nguyên nhân khiến giới trẻ lao vào khối ngành kinh tế là do ảnh hưởng từ lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền. Bạn Minh Tâm viết: “Khi chọn ngành, chúng tôi thường bị sức ép đầy tính thực dụng từ xã hội, gia đình và cả bản thân. Trong khi đó ngành kinh tế dễ học, dễ xin việc làm khi ra trường và cơ hội thăng tiến cao. Mục tiêu trong tương lai của nhiều bạn trẻ là có cuộc sống dư dả, thoải mái. Để đạt được mục tiêu ấy, đơn giản nhất là lựa chọn cho mình một ngành nghề có thể “hái” ra tiền trong tương lai”.
Tương tự, bạn Hoàng Diễm My dẫn ra thực tế lối sống vật chất, xa hoa đập vào mắt giới trẻ hằng ngày đã ảnh hưởng đến cách chọn ngành của các bạn. “Một bên tổ chức đám cưới cho con hàng chục tỉ đồng, giới showbiz dùng hàng hiệu, đi “xế hộp” bạc tỉ. Trong khi đó nhiều cụ già vẫn phải còng lưng đi ăn xin, nhiều gia đình con bệnh thiếu vài trăm ngàn đồng cũng phải bó tay chờ chết. Điều này thôi thúc giới trẻ ham muốn có nhiều tiền để đáp ứng điều kiện cho bản thân và gia đình. Ngành kinh tế nằm trong tầm ngắm này” – Diễm My viết.
Trong khi đó, bạn Nguyễn Minh Trí đưa ra nguyên nhân khác như nhiều doanh nghiệp, ngân hàng mở ra nên nhu cầu tuyển dụng nhiều, lương cao, thưởng hậu hĩ… “Tâm lý này đánh thẳng vào học sinh nên không có lý do gì các bạn không nghiêng về kinh tế. Như một phản ứng dây chuyền, hết năm này đến năm khác thí sinh đều chọn ngành kinh tế như một giải pháp an toàn mà bỏ qua đam mê, sở thích thật sự của mình” – Trí kết luận.
Video đang HOT
Thạc sĩ Lâm Tường Thoại (ĐHQG TP.HCM) tư vấn cho thí sinh quan tâm đến nhóm ngành kinh tế năm 2012
“Quay lưng” với ngành xã hội – nhân văn
Điểm đáng chú ý là trong nhiều bài thi, sinh viên đã nêu ra nguyên do khiến giới trẻ “quay lưng” với ngành khoa học xã hội và nhân văn là bởi ấn tượng xấu từ bậc phổ thông. Một bạn viết: “Có sự phân biệt ngầm giữa môn học chính, phụ ở các trường phổ thông. Các môn toán, lý, hóa, sinh, ngoại ngữ luôn được thầy cô dạy rất kỹ. Ngược lại các môn văn, sử, địa dường như chỉ được dạy cho hết sách mà không quan tâm học sinh có tiếp thu được hay không. Chương trình học nặng nề khiến học sinh càng thêm sợ môn xã hội. Do đó, sẽ khó có học sinh tiếp tục chọn học các môn này khi lên đại học”.
Bên cạnh đó, nhiều bạn xem ngành xã hội là “hạng hai” bởi khó tìm việc làm, lương thấp. Một sinh viên viết: “Ngành khoa học xã hội và nhân văn chỉ làm trong các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, phải nghiên cứu sâu lý thuyết và làm việc theo khuôn khổ máy móc chứ không sáng tạo. Học ngành này phải đi vùng sâu vùng xa và khó có cơ hội thăng tiến. Ngành xã hội chỉ được hư danh mà không có tiền tài, trong khi xã hội hiện nay xem kinh tế, tiền tài là chủ chốt”.
Một sinh viên khác lại cảm nhận đa số người dân vẫn còn “miệt thị” khối ngành xã hội, nhân văn. Vì vậy các ông bố, bà mẹ dù biết sức con mình không đủ nhưng cũng ép con thi vào khối ngành kinh tế. Bởi các thí sinh thi vào khối ngành kinh tế thường được mọi người đề cao, nể phục, trong khi khối ngành xã hội có những ngành học sinh chưa được nghe tới ở phổ thông như tâm lý học, Đông Nam Á học… Ngoài ra, bạn trẻ dẫn thêm nhiều nguyên nhân khác khiến ngành xã hội ngày càng bị lãng quên như quy mô đào tạo các ngành văn học, lịch sử, địa lý, triết học, nhân học ngày càng thu hẹp dần, sự phân bổ tiền lương không hợp lý giữa các nhóm ngành…
Theo TT
Teen 12 với sự lựa chọn ngành thi đại học
Khi lựa chọn một ngành học cho riêng mình, bạn sẽ bị cuốn vào dòng chảy thông tin về ngành học ấy, nhưng đừng để vẻ hào nhoáng bên ngoài đánh đổ những phán xét cũng như sự quyết đoán của bạn nhé!
Chọn ngành gì để theo học? Chọn theo ý kiến của bố mẹ hay niềm đam mê của bản thân? Ngành học này có thực sự phù hợp với mình không?... Đang là một số ít trong rất nhiều những câu hỏi các teen 12 đặt ra về việc lựa chọn ngành học sắp tới để thuận tiện hơn trong việc tìm cho mình một trường Đại học phù hợp với khả năng cũng như công việc sau này!
Nếu như trước kia, những công việc như: giáo viên, bác sĩ, công an,... luôn được coi là chuẩn mực và thu hút rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường, ta nhận thấy rõ khối ngành Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị mới thực sự có ưu thế, chiếm được hầu hết sự lựa chọn của các bạn cũng như của các vị phụ huynh. Xét về nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn này, ta thấy có 4 nguyên nhân chính khiến cho những khối ngành này thật sự "hot" đến vậy:
- Thứ nhất, đây là những khối ngành nghề có nhu cầu cao trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Trong các cuộc khảo sát của cơ quan hoạch định chính sách, trung tâm nghiên cứu... đều xác định vấn đề này.
- Thứ hai, khi đăng ký vào các khối ngành kinh tế, tài chính, bạn sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn. Bởi lẽ, hiện nay có rất nhiều các trường ĐH, CĐ đào tạo chuyên sâu các ngành học này.
- Thứ ba, các bạn đã phần nào nghĩ đến công việc sau này. Với tấm bằng kinh tế, tài chính-ngân hàng hay quản trị, các bạn có thể sẽ được làm việc trong một môi trường rộng lớn, năng động, thu nhập cao và có nhiều cơ hội thăng tiến.
- Và cuối cùng, sự chọn lựa của thí sinh hiện nay vẫn còn tâm lý phong trào, hoặc chịu sự áp đặt của bố mẹ hay cũng có thể là bị thu hút bởi sự hào nhoáng của ngành nghề.
Dù vậy nhưng tại sao các bạn lại không nghĩ đến việc sau 4 năm học, khi bạn ra trường thì ngành học này đã không còn "hot" nữa, hay ngành học này là sự lựa chọn của số đông nhưng không phải là nó sẽ phù hợp với tất cả số đông ấy, biết đâu bạn là ngoại lệ thì sao? Khi lựa chọn một ngành học cho riêng mình, bạn sẽ bị cuốn vào dòng chảy thông tin về ngành học ấy, nhưng đừng để vẻ hào nhoáng bên ngoài đánh đổ những phán xét cũng như sự quyết đoán của bạn nhé!
Bố mẹ luôn là người mong cho con mình những điều tốt đẹp nhất, vì thế, đôi khi, họ cũng chính là người đưa con vào sự bế tắc trong việc lựa chọn ngành học này. Nếu như có những phụ huynh luôn tin tưởng vào quyết định của con cái thì bên cạnh đó, đa số những người làm cha làm mẹ đều hướng cho con vào những ngành học "hot" hiện nay hay những ngành học mà sau này, họ có thể giúp con có được "chỗ" trong một công ty loại ưu... Nhưng cũng cần lưu ý rằng, khi các bạn học theo sự chọn lựa của bố mẹ mình, chưa chắc các bạn sẽ thích nghi được và cảm thấy yêu thích ngành học đó. Điều này có thể dẫn đến việc bạn bỏ phí 4 năm trời mà không thu được kết quả gì đấy!
Các teen 12 ơi, đâu phải chỉ có những khối ngành "hot" mới có thể giúp bạn có được chỗ đứng vững vàng sau này! Khi bạn được học tập ở ngôi trường mà bạn mơ ước từ lâu, theo đuổi ngành học mà bạn rất yêu thích và hơn hết là bạn dám làm chủ ước mơ và biến ước mơ ấy thành hành động thì bạn sẽ thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn phải không nào? Biết bao nhiêu người đang làm những công việc như: nhà ngoại giao, công an, bác sĩ, kiến trúc sư, cô giáo... thậm chí chỉ là người thợ cắt tóc, nhân viên trang điểm nhưng họ cũng đâu có mất đi chỗ đứng của riêng mình trong xã hội này đâu? Họ làm tốt công việc, chỉ đơn giản là vì họ yêu nghề và được làm những việc mà họ đam mê, thế là đủ!
Chính vì vậy, các teen 12 hãy lựa chọn cho mình một ngành học mà bạn thấy mình thực sự yêu thích và phù hợp với năng lực của bản thân nhé! Đừng ngần ngại gì mà không chia sẻ những ý kiến, tâm tư của riêng mình cho bố mẹ biết, lỡ đâu, với sự thuyết phục tài tình của bạn cùng tấm lòng yêu thương con cái hết mực, bố mẹ sẽ đồng tình với quyết định của bạn thì sao?
Hãy luôn tin tưởng vào bản thân mình và cũng nhớ rằng, bố mẹ sẽ là người bạn luôn bên cạnh an ủi, động viên bạn trong suốt cuộc hành trình đầy gian nan này nhé!
Theo PLXH
Bậc CĐ không lo ế Trường CĐ Thương mại Đà Nẵng nhận được 3.309 hồ sơ nộp trực tiếp tại trường, tăng đột biến so với năm 2011. ThS Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Phòng Đào tạo Trường ĐH Quảng Nam, cho biết lượng hồ sơ nộp trực tiếp vào trường năm nay tương đương năm 2011. Theo thống kê sơ bộ, trường đã tiếp nhận hơn 3.500 hồ...