Đề thi dự bị môn ngữ văn tốt nghiệp THPT: Học cách cho đi và nhận lại
Đề thi dự bị môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT gợi cho học sinh suy nghĩ về sự cho đi và nhận lại trong cuộc sống cũng như sức mạnh của tình đoàn kết.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM – ĐÀO NGỌC THẠCH
Do lỗi coi thi của giám thị (ký nhầm vào ô giám khảo trong tờ giấy thi của thí sinh) nên một phòng thi ở hội đồng thi tỉnh Bắc Ninh đã phải thi lại bằng đề dự bị môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT vào ngày 11.8.
Đây là một thiệt thòi cho các thí sinh ở hội đồng thi này, nhất là về mặt tâm lý. Tuy nhiên, khi đọc đề thi dự bị môn ngữ văn của Bộ GD-ĐT, chúng tôi thấy an tâm phần nào cho các thí sinh.
Đề thi dự bị tương đương với đề chính thức thi ngày 9.8 vừa rồi. Ở phần đọc hiểu (3 điểm), cả 4 câu hỏi đều có cách hỏi tương tự. Câu 1 cũng yêu cầu chỉ ra phương thức biểu đạt; câu 2 và 3 cũng cần bám sát vào văn bản để trả lời; câu 4 cũng là câu hỏi bày tỏ ý kiến đồng ý/hoặc và lý giải. Tuy nhiên văn bản đọc hiểu nhẹ nhàng hơn: từ sự “hòa hợp các kỹ năng về tự chủ và hỗ trợ lẫn nhau theo bản năng” của thiên nhiên (đàn chim bay trên bầu trời) mà liên hệ đến vấn đề con người (học cách cho đi cũng như nhận lại).
Video đang HOT
Đề dự bị môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 – CHỤP MÀN HÌNH
Ở câu hỏi viết đoạn văn ngắn (2 điểm), đề yêu cầu bàn về sức mạnh của sự đoàn kết trong cuộc sống rút ra từ văn bản. Đây là đề tài quá quen thuộc với thí sinh, nên không có gì khó khăn.
Riêng câu nghị luận văn học (5 điểm), đề cũng yêu cầu phân tích đoạn thơ (8 câu đầu trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu). Câu này cũng nhẹ nhàng vì đoạn thơ này ngắn, không phải quá dài và sợ không phân tích hết ý như đề thi chính thức.
Trong tình hình chung còn nhiều địa phương chưa thi tốt nghiệp THPT năm nay vì dịch Covid-19, mà phải chờ thi lần 2 sắp tới, cùng với đề thi chính thức, đề dự bị môn ngữ văn cũng là một “lưu ý” thêm cho học sinh khi ôn bài thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020: Nghĩ về đề thi bài thơ 'Đất nước'
Cứ như cũ mà luôn luôn mới, ấy là khi chúng ta nghĩ và viết về đất nước. Bao máu xương từ thế hệ này sang thế hệ khác, người dân Việt đã chiến đấu, hy sinh để làm nên một đất nước Việt Nam hôm nay.
Thí sinh dự thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 - NGỌC DƯƠNG
"Đất nước muôn đời là đất nước của nhân dân".
Đó là lời khẳng định như "dao chém đá, rạ (rựa) chém đất" trong suốt trường ca Mặt đường khát vọng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, mà các thí sinh (TS) thi tốt nghiệp THPT bình luận một đoạn thơ viết về đất nước trong chương Đất nước.
Cứ như cũ mà luôn luôn mới, ấy là khi chúng ta nghĩ và viết về đất nước. Bao máu xương từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ trăm năm nghìn năm nối tiếp, người dân Việt đã lao động, chiến đấu, hy sinh để làm nên một đất nước Việt Nam hôm nay. Làm nên đất nước có bao nhiêu người anh hùng nhưng cũng có bao nhiêu người lầm than vô danh đã "Rũ bùn đứng dậy sáng lòa" như câu thơ Nguyễn Đình Thi. Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm viết về những người lầm than vô danh đã để lại những cái tên gắn chặt vào sông vào núi, vào cả những đầm những gò những "nóc" (làng, bản) còn mãi cho tới bây giờ.
"Những cuộc đời đã hóa núi sông ta".
Tên tuổi ấy có khi chỉ là tên một người phụ nữ ở Quảng Nam bán mì Quảng suốt cuộc chiến tranh với Mỹ, "một tấc không đi một ly không rời", không một ngày đêm nào mà quán mì Quảng của bà không mở cửa phục vụ nhân dân, du kích và bộ đội Việt cộng. Tên bà Cửu Trấu đã thành một địa danh: dốc Cửu Trấu. Đó chẳng phải thuộc về "những cuộc đời đã hóa núi sông ta" hay sao? (trích theo hồi ký Đồng bằng của nhà văn Nguyên Ngọc).
Đất nước là của nhân dân, đúng vậy. Hồi xưa, thời phong kiến thì xưng tụng đất nước là của vua. Nhưng ngay từ thuở ấy, đất nước đã là của nhân dân, do nhân dân xây dựng nên. Nhân dân ẩn khuất, nhân dân giấu mình, nhân dân "tạm vô danh" để đất nước tồn tại và phát triển. Để đất nước này có một cái tên vĩnh viễn.
Đoạn thơ Đất nước mà TS thi tốt nghiệp THPT hôm nay đã được Nguyễn Khoa Điềm viết cách đây gần 50 năm. Ngày ấy anh Điềm cũng còn rất trẻ, nên tiếng thơ của anh thuộc về tiếng thơ của tuổi trẻ, của người trẻ nghĩ và hình dung về đất nước. Kênh giao cảm, vì thế, đã được thiết lập giữa nhà thơ trẻ 50 năm trước và những học sinh trẻ hôm nay ngồi trong phòng thi, giữa áp lực của dịch bệnh Covid-19. Kênh giao cảm ấy bất chấp thời gian, không gian. Vì thế hoàn toàn hiểu được vì sao các em học sinh làm bài văn này một cách đầy xúc cảm, đầy yêu thương và tự hào, cũng như đầy trách nhiệm.
Khi Biển Đông vẫn đang có những kẻ manh tâm lấn chiếm, khi "chiến lược mềm" mà thực chất là xâm lược không tiếng súng đang được ngoại bang thực thi trên đất nước ta, khi vẫn còn những kẻ nội phản như một gã ca sĩ nào đó công khai chà đạp lên tình yêu Tổ quốc, thì lời cảnh báo của Julius Fucik: "Con người, hãy cảnh giác!" lại vang lên ngay trên đất nước Việt Nam hôm nay.
"Hãy để người trẻ hồn nhiên hiểu về đất nước như họ nghĩ. Khi họ được lựa chọn như vậy, họ sẽ có trách nhiệm về những điều họ nhận thức và suy nghĩ, và có trách nhiệm lâu dài với đất nước của họ" (trích trả lời phỏng vấn của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm).
Vì thế, không nên nói đề thi văn năm nay khó hay là dễ. Với tình yêu Tổ quốc, thì "trong khó có dễ, trong dễ có khó". Bởi "Trên tất cả tình yêu/tình yêu này đi thẳng/đến mỗi đời ta/bất chấp những ngôn từ/" (trích "Một người lính nói về thế hệ mình" - thơ Thanh Thảo).
Khi ta đã yêu, thì không một trở lực nào ngăn được ta thể hiện tình yêu đó.
Sáng nay, 126 thí sinh thi lại Tốt nghiệp THPT do lỗi của giám thị Do lỗi nghiệp vụ của 18 giám thị, sáng nay, 11/8, 126 thí sinh ở ba điểm thi của các tỉnh Điện Biên, Bắc Ninh và Bình Phước phải thi lại một môn của kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông. (Ảnh minh họa: Phạm Mai/Vietnamplus) Sáng nay, 126 thí sinh ở ba hội đồng thi các tỉnh Điện Biên, Bắc Ninh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xung đột Hamas - Israel: Thủ tướng Israel tiếp tục thúc đẩy việc thả con tin ở Gaza
Thế giới
17:01:09 17/04/2025
Chú rể ở Hưng Yên bật khóc trong đám cưới, phía sau là chuyện thắt lòng
Netizen
16:37:19 17/04/2025
Arteta tự hào khi Arsenal thẳng tay loại Real Madrid
Sao thể thao
16:25:59 17/04/2025
Mẹ mua 5 món đồ giá rẻ, ban đầu tôi bĩu môi chê, bây giờ hối hận đến mức tự "vả mặt"
Sáng tạo
16:23:29 17/04/2025
Sao Việt 17/4: Hòa Minzy hạnh phúc vì được tôn vinh trong "Việc tử tế"
Sao việt
16:05:42 17/04/2025
Lâm Canh Tân bị "bắt gọn" đưa mỹ nữ về nhà riêng hẹn hò, thuyền couple với Triệu Lệ Dĩnh lật tan tành
Sao châu á
15:33:29 17/04/2025
Động đất 5,2 độ richter, đàn voi nhanh chóng quây thành vòng tròn, biết lý do tất cả đều vỡ oà thán phục
Lạ vui
15:27:53 17/04/2025