Đề thi ĐH FPT nhầm lẫn chữ trinh với màng trinh cơ học
“Đại thi hào Nguyễn Du viết Chữ trinh cũng có ba bảy đường, đề cập về vấn đề phẩm hạnh, còn cái màng trinh xét trên lập luận của đề thi này thì chỉ có 2 đường: đường mất trinh và đường còn trinh thôi” – TS.Thông khẳng định.
Trong những bài trước, chúng tớ đã đưa nội dung cuộc phỏng vấn tiến sỹ Nguyễn Ánh Hồng, trưởng khoa Giáo dục học, trường Đại học KHXH&NV, TP.HCM, các phụ huynh và học sinh xoay xung quanh chuyện đề thi tuyển sinh của đại học FPT và việc có nên hay không chuyện đưa nhiều hơn giáo dục giới tính vào chương trình dạy học. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tớ có cuộc phỏng vấn với tiến sỹ Huỳnh Văn Thông, trưởng Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, TP.HCM.
Đề thi bó hẹp tư tưởng thí sinh
Thưa tiến sỹ, thầy có đánh giá gì về hướng ra đề thi tuyển sinh nói tới vấn đề trinh tiết của Đại học FPT vừa qua?
Trước đây, người ta vẫn quen ra đề theo lối “tầm chương, trích cú”, nghĩa là dựa vào một tác phẩm hoặc đoạn trích của một tác phẩm rồi cho người thi triển khai dựa trên một khuôn mẫu có sẵn. Dạng đề nghị luận xã hội như của đại học FPT lần này mới chỉ xuất hiện vài năm gần đây. Theo tôi, đó là một hướng ra đề làm cho môn Văn gần gũi hơn.
Bởi lẽ, hướng ra đề này gần gũi với thực tế cuộc sống, người thi có thể bộc lộ tình cảm thực, không cần phải lòng vòng với các tác phẩm văn chương.
Tiến sỹ Huỳnh Văn Thông, trưởng khoa Báo chí và Truyền thông, đại học KHXH&NV, TP.HCM
Vậy còn về nội dung đề thi, tiến sỹ đánh giá như thế nào?
Tôi chỉ đồng ý với hướng ra đề thi, còn nội dung đề thi thì tôi không tán đồng.
Thứ nhất, nội dung đề thi đã đem các lập luận về chữ trinh trong xã hội phong kiến của đại thi hào Nguyễn Du để viện dẫn với xã hội ngày nay. Viện dẫn như vậy là hơi “vênh”. “Vênh” ở chỗ, Nguyễn Du đã định hướng vấn đề nội tại trong tác phẩm khi ông nói “”Đạo tòng phu, lấy chữ trinh làm đầu”, nhưng ông cũng nói “Có khi biến, có khi thường”. Do vậy, cách đặt vấn đề của Nguyễn Du không có gì là đối lập, đưa sự đối lập vào nội dung như vậy là không đúng.
Thứ hai, có lẽ, người làm ra đề thi đã làm vấn đề trở nên dung tục. Ở đây, chữ trinh mà đại thi hào muốn nói đến là phẩm hạnh phụ nữ chứ không phải là cái màng trinh vật lý. Không nên nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.
Video đang HOT
Đề thi tuyển sinh của Đại học FPT
Cuộc đời Thúy Kiều trải qua nhiều phong ba bão táp, cuối cùng, nàng phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn để giữ lấy phẩm giá. Khi gặp lại tình cũ là Kim Trọng, Nguyễn Du vẫn cho Thúy Kiều nói rằng “Chữ trinh còn một chút này”, vậy không thể đánh đồng giữa cái phẩm hạnh của người đàn bà với cái màng trinh cơ học như vậy.
Ở phía trên, người ra đề sau khi trích dẫn đã lập luận rằng “Ngày xưa, nếu cô dâu bị mất trinh thì coi như mất hết, hôn nhân đổ vỡ, người vợ bị đem trả lại. Nhưng ngày nay, đối với nhiều bạn trẻ, cái màng trinh không còn ý nghĩa quan trọng đến thế, thậm chí nhiều người còn ủng hộ quan điểm tình dục trước hôn nhân” nhưng ở ngay dưới đó lại đặt câu hỏi “người phụ nữ có nhất thiết phải giữ gìn trinh tiết trước khi về nhà chồng”, rồi ngay ở đoạn dưới nữa lại là “hạnh phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào việc người vợ có còn trinh hay không?”.
Từ ngữ ở đây đã là sự lẫn lộn giữa chữ trinh và cái màng trinh. Người ra đề với cách lập luận như vậy đã tự định hướng người đọc về những thứ dung tục hơn.
Đại thi hào Nguyễn Du viết ở trên là “Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”, cũng có nghĩa đang đề cập về vấn đề phẩm hạnh, còn cái màng trinh xét trên lập luận của đề thi này thì chỉ có 2 đường: đường mất trinh và đường còn trinh thôi.
Dù đồng ý hướng ra đề thi, nhưng kiểu lập luận như vậy vô tình đề thi đang là “đề mở” lại thành “đề đóng”. Những lập luận không chắc chắn vô tình sẽ bó hẹp người thi, trong khi dạng đề này thường yêu cầu người thi phải tự tư duy và phát triển ý tứ. Nếu nặng lời mà nói, đề thi này hơi coi thường người thi.
Đáng lẽ, người soạn đề nên ra đề theo hướng chung để người thi tự thể hiện. Không thể nhân danh thời sự để đánh giá phẩm hạnh theo cách ra đề này.
Vậy theo tiến sỹ, nguyên nhân của sự lập luận chưa chắc chắn này là gì?
Có thể nguyên nhân nằm ở sự nhầm lẫn, nhưng cũng có thể là vì sự thực dụng. Nhưng, theo tôi, người ra đề thi đã bị chao đảo về giá trị giáo dục.
Cụ thể, những triết lý về giá trị giáo dục tiến sỹ muốn nói ở đây là gì?
Là những khung giá trị ổn định mà người làm giáo dục cần hướng đến. Việc xác lập những mục tiêu giá trị trong giáo dục là rất khó, đeo đuổi nó lại là nhiệm vụ cả đời làm nghề.
Trong trường hợp cụ thể ở đây là hướng đến những giá trị sống đẹp. Cách lập luận như đề thi theo tôi là không đúng, người giáo viên cần phải nói rõ cho người học rằng: “Trinh tiết (hay cái màng trinh) đối với văn hóa này là quan trọng”.
Xác lập những mục tiêu sống đẹp là như vậy nhưng cũng cần có sự dung thứ, nên hãy truyền đạt cho người học của mình hiểu rằng: “Hãy coi đó là chuyện quan trọng nhưng đừng lấy nó làm ràng buộc”. Sự trong trắng của người phụ nữ nằm ở tình yêu của họ. Cần có những tội lỗi vẫn được xem là thứ tội lỗi trong trắng. Người ta yêu nhau và dâng hiến cho nhau thì đó là hành động cao đẹp. Sự dung thứ cho những tai nạn khác với việc lên án của những kẻ phẩm hạnh thấp mang trinh tiết ra để kiếm tiền.
Một buổi tư vấn tâm lý cho học sinh TP.HCM
Phải xem đáp án thì mới có thể đánh giá đúng tư tưởng của người ra đề, nhưng nói thật, theo tôi, người ra đề ở đây có ý nhưng đã rất thực dụng. Xu hướng này hiện đang rất phổ biến trong giáo dục vì triết lý không vững vàng.
Vậy thưa tiến sỹ, hướng giải quyết của vấn đề này là gì?
Xã hội người lớn với những nguyên tắc của riêng mình, khác với xã hội của trẻ con. Hãy cổ súy cho lối sống đẹp của những người trẻ nhưng phải đặt vị thế của mình ở xã hội trẻ con.
Những người trẻ bây giờ rất khác, đưa cho họ một vấn đề A, khi đến tay họ, họ sẽ hiểu ngay thành vấn đề B khác hẳn, do đó, cần phải linh hoạt.
Đối với riêng về vấn đề giáo dục giới tính trong trường học, ý kiến của tiến sỹ thế nào? Liệu đây có phải là vấn đề nhạy cảm?
Đây đúng là vấn đề nhạy cảm. Nhưng theo tôi, giáo dục giới tính khác với giáo dục giới. Trong tiếng Anh, chữ sex (giới tính) và chữ gender (giới) có nghĩa khác hẳn nhau.
Tôi ủng hộ việc đưa giáo dục những chuyện về giới và giới tính vào trường học vì đây là nơi tốt nhất để các em có thể tiếp thu được những kiến thức về sự phát triển cơ thể và tâm hồn, hướng các em được đến các giá trị sống đẹp.
Còn nếu nói đó là vấn đề nhạy cảm thì chắc chắn cũng sẽ có người gặp các vấn đề “rào cản kỹ thuật” về tâm lý. Vào tiệm thuốc mua bao cao su, có người mua thản nhiên, có người lại lén lút. Ngay như ở nước ngoài, người ta vẫn phải đặt những máy bán bao cao su tự động trên phố.
Nhưng cái gì cần thì người ta sẽ học, dù đó có là vấn đề nhạy cảm hay không.
Thầy Trần Thanh Được, giáo viên văn trường THPT thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị: Với việc đưa chữ trinh vào đề thi tuyển sinh của đại học FPT đánh dấu một bước đi mới trong giáo dục. Không nên ngần ngại khi đề cập đến vấn đề giới tính trong trường học mà phải có cái nhìn cởi mở, hiện đại hơn. Cần nhìn vào thực tế rằng, không được chỉ dạy thì các em vẫn tự tìm hiểu. Rời khỏi môi trường nề nếp của cấp 3, giáo dục bậc đại học đòi hỏi các em có tính tự giác cao. Nếu không có sự chuẩn bị về kiến thức cũng như tâm lý thì sự tiếp xúc tự do, thoải mái của các em trong thời sinh viên sẽ khiến các em sa đà.
Còn về vấn đề trinh tiết, chính cụ Nguyễn Du cũng đã nêu quan điểm trong Truyện Kiều – “chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”. Trong tình yêu quyền bình đẳng dành cho cả hai phía, tại sao bắt con gái phải giữ gìn trong khi con trai thậm chí không có gì để chứng tỏ trinh tiết. Trinh tiết là giá trị được nhìn nhận cả về phẩm chất, về vẻ đẹp tâm hồn chứ không chỉ là cái màng trinh mỏng manh của người phụ nữ.
Theo Infonet
Đại học FPT phản hồi ra đề "trinh tiết"
Trước những thảo luận xoay quanh đề thi tuyển sinh, ngày 18/4, Trường ĐH FPT đã gửi phản hồi với mục đích làm rõ quan điểm của mình. Dưới đây là nội dung phản hồi.
Mục đích...
Khi tổ chức kỳ thi sơ tuyển riêng là nhằm đánh giá khả năng tư duy toán, tư duy logic, tư duy ngôn ngữ của thí sinh, một trong những tố chất quan trọng để theo đuổi các ngành học tại Đại học FPT.
Đối với khối ngành CNTT, đề thi có hai phần: Phần 1 là các câu hỏi về tư duy toán và tư duy logic theo dạng trắc nghiệm trong thời gian 120 phút. Phần thi thứ hai là viết luận bằng tiếng Việt trong thời gian 60 phút cũng với cùng một mục đích là để kiểm tra tư duy của thí sinh. Điều này sẽ thể hiện ở cách thí sinh trình bày quan điểm, lập luận vấn đề, đưa ra các ví dụ chứng minh... có logic, mạch lạc, khúc triết và thuyết phục hay không.
Với mục tiêu này, việc thí sinh lựa chọn quan điểm nào không quyết định tới điểm số, mà quan trọng là thí sinh biết cách phân tích, lập luận đưa ra những ví dụ xác đáng để bảo vệ quan điểm của mình, biết cách tổ chức tư duy và diễn đạt một cách rõ ràng, có logic.
Một bài luận được điểm cao là bài: Đưa ra được quan điểm cá nhân của mình một cách rõ ràng, khúc triết. Quan điểm này có thể đồng ý, không đồng ý hoặc có ý kiến khác đối với đề tài mà đề bài đưa ra. Tổ chức các lý lẽ có logic và sức thuyết phục để bảo vệ cho quan điểm của mình. Sử dụng các ví dụ minh họa phù hợp để làm rõ hơn và tăng tính thuyết phục cho các lý lẽ trên. Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu. Các ý tưởng và cách thể hiện sáng tạo có thể có thêm điểm thưởng.
Dạng đề không có đáp án "Đúng - Sai"
Dạng đề luận này đến nay đã trở nên rất phổ biến trên thế giới. Nhiều trường đại học sử dụng đề thi dạng này để kiểm tra đầu vào của thí sinh.
Khi đưa môn luận vào đề thi sơ tuyển của trường, Trường ĐH FPT đã lựa chọn dạng đề không có đáp án Đúng - Sai. Đó thường là những quan điểm mang tính nhiều chiều, thí sinh tự do lựa chọn quan điểm của mình và lập luận thuyết phục cho quan điểm mà mình lực chọn. Như vậy, các em sẽ không bị đưa vào một lối mòn tư duy, sa đà vào việc trình bày những lý thuyết giáo điều, sáo rỗng, thiếu cảm xúc, mà sẽ có cơ hội để cởi mở trình bày tâm tư, suy nghĩ của mình, dễ dàng phản biện, lập luận và thể hiện chính kiến của bản thân.
Những vấn đề nêu ra trong các đề luận thông thường là các vấn đề trong cuộc sống thực tế mà với tư cách một công dân, sớm hay muộn các em cũng nên đối mặt, suy nghĩ một cách nghiêm túc để ứng xử phù hợp.
Điều này cũng phù hợp với quan điểm giáo dục mà Trường ĐH FPT theo đuổi: tôn trọng tự do phát triển cá nhân. Dẹp bỏ đi những định kiến khuôn mẫu thế nào mới là một sinh viên chuẩn mực. Mỗi cá nhân sinh viên tại Trường ĐH FPT sẽ là một thực thể được tôn trọng, được tạo điều kiện tối đa để phát huy được những lợi thế của bản thân. Sinh viên cũng sẽ được trang bị cách thức để thích nghi được với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, của khoa học công nghệ.
Học sinh Hà Nội hào hứng với đề thi lạ "Không chỉ riêng em mà rất nhiều bạn đều thích cách ra đề văn của Trường ĐH FPT bởi nó gần gũi, thiết thực với giới trẻ và liên quan trực tiếp đến cuộc sống của chúng em sau này. Nhưng để đưa ra quan điểm của mình một cách thuyết phục thì hơi khó..." - Hà Phương (Trường THPT Nguyễn Tất Thành) chia sẻ. Đọc xong đề thi trên, nhóm nữ sinh lớp 12 (trường THPT Chu Văn An) hào hứng: "Chúng em thích đề thi này! Nó rất hay đấy chứ? Đi thẳng vào vấn đề "nóng", được nhiều người quan tâm. Đề văn này hữu ích cho chúng em khi nhận thức và hành động trong cuộc sống hiện tại, sau này. Trong quá trình nêu ra quan điểm của mình, mỗi người đã thể hiện tư tưởng, cách sống ở đó rồi!" - Thanh Hà - một thành viên trong nhóm cho biết. Tại lớp 12 A2 (THPT Văn Lang, Hà Nội) có tới 25/30 em cho rằng vấn đề mà đề thi đưa ra hoàn toàn phù hợp với hiện thực xã hội. Theo các em, trước thực trạng "yêu thoáng, sống thử" có xu hướng ngày càng gia tăng trong giới trẻ, cần phải đối diện với thực tế để nhìn nhận, giáo dục đúng hướng chứ không phải che đậy, lấp liếm khi mọi thông tin, hình ảnh nhạy cảm trên internet, mạng xã hội nhan nhản, chẳng ai quản, cũng chẳng ai cấm được các em "vượt rào" để tiếp cận. HS Nguyễn Minh Cường (THPT Văn Lang) nhận xét: "Nếu làm đề thi này, quan điểm của em là vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân đang diễn ra khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Chữ "trinh" thời hiện đại không khắt khe như thời phong kiến nữa mà giá trị của người phụ nữ thể hiện ở tính cách, phẩm chất. Đề này không có gì phải xấu hổ, hay đỏ mặt cả". Theo thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, nước ta có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (từ 15-19 tuổi) cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Tính trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, nhiều em đã nạo hút thai nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu của việc nạo phá thai là do tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân... Vì vậy, đông đảo bạn trẻ cho rằng, việc đưa ra vấn đề phù hợp với thực trạng nhức nhối này trong đề văn để học sinh phát triển quan điểm là điều hết sức bình thường. Thu Thảo - Ngọc Anh Những dạng đề thi luận của Trường ĐH FPT Đề thi tuyển sinh tháng 4/2007
Có người nói: "Mỗi người chúng ta đều có thể hạnh phúc khi chúng ta tin rằng mình đang hạnh phúc". Người khác thì lại cho rằng "hạnh phúc cần phải được đảm bảo bởi những điều kiện nhất định", chẳng hạn như phải có địa vị xã hội, có tiền bạc thì mới là hạnh phúc.
Hạnh phúc là cái gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta hay con người có thể lựa chọn để có hạnh phúc? Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo, các trải nghiệm cá nhân hoặc các quan sát của bạn trong cuộc sống. Đề thi tuyển sinh tháng 8/2007
"... Nhặt chi con ốc vàng
Sóng xô vào tận bãi
Những cái gì dễ dãi
Có bao giờ bền lâu..."
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Liệu có phải chúng ta chỉ trân trọng những gì đạt được khi phải vượt qua bao khó khăn gian khổ mà coi nhẹ những gì ta dễ dàng có được? Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo, các trải nghiệm cá nhân hoặc các quan sát của bạn trong cuộc sống. Đề thi tuyển sinh tháng 4/2008 "Để có thể thành công đúng với năng lực mà ta có, chúng ta cần phải biết sẵn sàng bỏ qua quan điểm của người khác. Chỉ khi không quan tâm người khác nghĩ gì về mình, chúng ta mới có thể đạt được những mục tiêu quan trọng nhất của cuộc đời".
Liệu phát biểu trên có đúng không? Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo, các trải nghiệm cá nhân hoặc các quan sát của bạn trong cuộc sống. Đề thi tuyển sinh tháng 8/2008 Phàm đã sinh ra ở trên đời, ai cũng muốn mình được hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc cũng là khái niệm thật khó mà nắm bắt được. Có lẽ một triết gia người Anh đã có lý khi nói rằng: "Việc không đạt được một số điều mà ta mong ước là một phần tất yếu của hạnh phúc".
Đề bài:
Điều gì làm cho ta hạnh phúc hơn: Quá trình theo đuổi khát vọng hay việc đạt được khát vọng đó? Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về câu hỏi nêu trên. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo, các trải nghiệm cá nhân hoặc các quan sát của bạn trong cuộc sống. Đề thi tuyển sinh tháng 4/2009 Có người cho rằng: "Ngoài giá trị giải trí, tiểu thuyết, truyện cổ tích, thần thoại, khoa học viễn tưởng... và nói chung những câu chuyện về những nhân vật và sự kiện không có thật - đều vô bổ. Chúng không mang lại thông tin giá trị nào về thế giới thực và chẳng giúp gì ta trong sự phát triển cá nhân cũng như việc nhận biết về thế giới xung quanh"
Đề bài:
Liệu những nhân vật, sự kiện không có thật trong văn học có dạy cho chúng ta điều gì ích lợi không? Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo, các trải nghiệm cá nhân hoặc các quan sát của bạn trong cuộc sống. Đề thi tuyển sinh tháng 4/2010
"Khi không hài lòng với hoàn cảnh, việc đầu tiên chúng ta thường nghĩ đến là thay đổi nó mà không nghĩ đến cách thay đổi quan trọng và hiệu quả hơn: thay đổi chính quan niệm của chúng ta. Nói một cách khác, chúng ta không nên lo lắng tìm cách thay đổi thế giới cho nó trở nên tốt đẹp hơn mà nên tìm cách thay đổi chính bản thân mình để phù hợp với thế giới đó". Đề bài:
Bạn có đồng ý với quan điểm trên không? Điều gì là tốt hơn: thay đổi quan niệm của bản thân hay thay đổi hoàn cảnh? Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo, các trải nghiệm cá nhân hoặc các quan sát của bạn trong cuộc sống. Đề thi tuyển sinh tháng 8/2010 Có người luôn muốn mọi việc trong cuộc sống của mình được kiểm soát theo một kế hoạch nhất định. Họ kiểm tra kỹ dự báo thời tiết trước mỗi chuyến đi xa, họ cân nhắc cẩn thận trước khi mua một món đồ, họ dùng lý trí phân tích tất cả các lợi hại trước mỗi quyết định. Một số người khác lại có quan điểm trái ngược: tại sao chúng ta phải cố gắng kiểm soát những thứ mà về bản chất chúng ta không thể kiểm soát một cách tuyệt đối? Bởi đôi khi mạo hiểm và liều lĩnh lại có thể cho chúng ta nhiều bài học và đem đến những cơ hội bất ngờ. Đề bài:
Liệu đôi khi dám chấp nhận rủi ro và hành động một chút liều lĩnh theo sự mách bảo của trái tim có tốt hơn việc chỉ làm theo lý trí? Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo, các trải nghiệm cá nhân hoặc các quan sát của bạn trong cuộc sống. Đề thi tuyển sinh tháng 4/2011 Một nhà văn nổi tiếng đã viết: "Đừng bao giờ nghĩ rằng tình bạn cho ta quyền được nói những điều khó nghe. Tình bạn càng trở nên thân thiết lại càng cần phải lịch sự, xã giao. Đừng bao giờ nói với người bạn thân về những khuyết điểm của cậu ấy. Việc đó chỉ dành cho những người coi nhau là kẻ thù".
Đề bài:
Bạn có đồng ý với phát biểu trên không? Hay đã là bạn tốt thì phải luôn luôn chân thành với nhau, kể cả khi sự thật có thể làm bạn của mình bị tổn thương? Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo, các trải nghiệm cá nhân hoặc các quan sát của bạn trong cuộc sống. Đề thi tuyển sinh tháng 8/2011
"Mục tiêu biện minh cho phương tiện. Nói một cách khác, nếu mục tiêu là đáng giá, thì bất kỳ phương tiện nào thực hiện để đạt được mục tiêu đó đều là chính đáng."
Đề bài:
Bạn có đồng ý với phát biểu trên không? Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo, các trải nghiệm cá nhân hoặc các quan sát của bạn trong cuộc sống. (Nguồn: Trường ĐH FPT)
Theo VNN
Giới trẻ chưa thỏa mãn với bài học giới tính trên lớp Nhiều bạn cho rằng các bài học giới tính trên lớp quá sơ sài, ở khu vực nông thôn thì thê thảm hơn. Trong khi nhu cầu tìm hiểu thông tin của giới trẻ về vấn đề này rất lớn, thậm chí các em sẽ gặp các tình huống như làm bài thi về trinh tiết. Chuyện "trinh tiết" không còn quá quan...