Đề thi ĐH-CĐ: Không ra quá khó
Chiều 29-6, Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 của Bộ GD-ĐT đã có cuộc họp rà soát và thống nhất những khâu cuối cùng trong công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi.
Trao đổi với PV ngay sau khi vừa kết thúc cuộc họp, ông Ngô Kim Khôi – phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục ĐH, phó trưởng ban chỉ đạo – đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho thí sinh trước khi chính thức bước vào kỳ thi.
* Thí sinh nộp nhiều hồ sơ, nhận được nhiều giấy báo dự thi thì được quyền lựa chọn như thế nào? Sau khi đã đến làm thủ tục dự thi, thí sinh có được thay đổi nữa không, thưa ông?
- Với mỗi hồ sơ đăng ký dự thi đã nộp, thí sinh nhận được một giấy báo thi. Đến ngày thi, thí sinh vẫn có thể thay đổi quyết định cuối cùng của mình. Thí sinh có quyền không đến thi ở trường đã làm thủ tục dự thi, mà đến thi ở trường khác có giấy báo dự thi và chưa làm thủ tục dự thi trong ngày làm thủ tục dự thi.
Trường hợp thí sinh nộp nhiều hồ sơ vào các ngành khác nhau trong cùng một trường cũng tương tự như vậy. Bộ đã yêu cầu các trường thực hiện một nguyên tắc chung là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và không gây bất kỳ khó khăn nào để thí sinh được dự thi.
Tuy nhiên, tôi khuyên thí sinh nên cân nhắc kỹ, tham khảo ý kiến gia đình, thầy cô, bạn bè và có quyết định sớm để chủ động chuẩn bị cho mình tâm lý ổn định và tự tin trước khi bước vào phòng thi, không nên có sự thay đổi vào phút cuối.
Video đang HOT
* Nhưng nếu đến thời điểm cận kề ngày thi, thí sinh có hai, ba giấy báo dự thi vẫn băn khoăn chưa quyết định được sẽ chọn đến dự thi trường/ngành nào, theo ông, thí sinh nên có quyết định như thế nào cho phù hợp?
- Theo tôi, các em nên quyết định lựa chọn dựa trên bốn yếu tố, lần lượt theo mức độ quan trọng, ưu tiên như sau: trước hết là chọn trường/ngành phù hợp với năng lực bản thân, ví dụ như học lực chỉ đạt loại khá trở xuống thì không nên dự thi vào trường y dược.
Thứ hai là phù hợp với năng khiếu, sở trường, sở đoản của bản thân để khi trúng tuyển, trong quá trình học tập các em thấy hào hứng học tập.
Thứ ba, nên căn cứ vào cả hoàn cảnh cụ thể, điều kiện kinh tế của gia đình để chọn trường cho phù hợp về hoàn cảnh, vị trí địa lý… Ví dụ như cũng học ngành đó nhưng có thể chọn trường gần nhà hơn thay vì đến Hà Nội, TP.HCM học tập sẽ tốn kém hơn rất nhiều trong ăn ở, đi lại, sinh hoạt…
Cuối cùng, thí sinh nên cân nhắc đến khả năng tìm kiếm việc làm của bản thân sau khi tốt nghiệp nếu như trúng tuyển vào trường/ngành đó.
Trên cơ sở có quyết định cuối cùng chọn dự thi trường/ngành nào, thí sinh cần tập trung chuẩn bị ba yếu tố cơ bản, mang tính quyết định, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi là kiến thức, sức khỏe và tâm lý. Kiến thức phải thật vững vàng, sức khỏe tốt, từ đó sẽ có tâm lý ổn định, tự tin. Hội tụ được ba yếu tố này, thí sinh đi thi sẽ đạt hiệu quả nhất. Thí sinh đạt được điểm càng cao, ngay cả khi chưa trúng tuyển trường NV1, cũng sẽ thuận lợi hơn nhiều khi đăng ký xét tuyển NV2, NV3.
* Khi đến làm thủ tục dự thi, thí sinh bắt buộc phải mang theo những giấy tờ gì? Trong trường hợp bị mất bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải làm sao?
Khi đến làm thủ tục dự thi, thí sinh phải mang theo đầy đủ những loại giấy tờ sau: giấy báo thi, phiếu số 2 trong hồ sơ đăng ký dự thi, chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận tốt nghiệp (đối với HS vừa tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT năm 2011) hoặc bản sao bằng tốt nghiệp (đối với những thí sinh đã tốt nghiệp từ năm 2010 trở về trước) cùng các loại giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)…
Nếu bị mất bất cứ loại giấy tờ nào, thí sinh sẽ phải làm cam đoan để hội đồng thi đối chiếu với hồ sơ gốc, tiến hành chụp hình tại chỗ… xem xét cho phép vào dự thi.
Trong trường hợp mất giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp, thí sinh cũng có thể làm cam đoan và được dự thi. Nhưng sau đó trường sẽ yêu cầu thí sinh phải nộp bổ sung bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT (đối với những trường hợp mất bằng) và bản chính giấy chứng nhận tốt nghiệp (nếu bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp).
* Định hướng đối với đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay có gì điều chỉnh so với đề thi tuyển sinh năm 2010? Đối với phần riêng trong đề thi tuyển sinh, thí sinh phải làm như thế nào mới chuẩn xác?
- Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ, theo quy định của Bộ GD-ĐT, phải đạt được các yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập cấp trung học.
Đề thi tuyển sinh năm 2011 sẽ không ra ngoài chương trình và vượt chương trình trung học, không ra đề vào những phần giảm tải, cắt bỏ. Đồng thời không ra đề thi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không ra đề quá khó, quá phức tạp.
So với năm 2010, định hướng và cấu trúc đề thi của Bộ GD-ĐT không có gì thay đổi. Cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT đối với tất cả các môn thi, trừ môn ngoại ngữ, sẽ gồm hai phần là phần chung và phần riêng. Phần chung cho tất cả thí sinh ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Phần riêng (phần tự chọn) ra theo từng chương trình chuẩn và nâng cao.
Theo quy định, thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài. Thí sinh nào làm cả hai phần riêng, bài làm sẽ bị coi là phạm quy. Bài thi của thí sinh chỉ được chấm điểm phần chung. Cả hai phần riêng, dù làm hết hay không hết, dù làm đúng hoàn toàn cũng đều không được chấm.
Thí sinh được chọn một trong hai phần riêng mà mình thấy phù hợp để làm bài, không bắt buộc thí sinh học theo chương trình chuẩn hay nâng cao phải chọn phần riêng tương ứng theo chương trình đó.
Theo PLXH
Trường có tỷ lệ chọi dưới 1 không có nghĩa "thi là đỗ"!
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, nhiều ngành học có tỷ lệ chọi dưới 1. Tuy nhiên, tỷ lệ này không có nghĩa thí sinh cứ thi là đỗ.
Theo thống kê của Trường ĐH Nha Trang, hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào nhóm ngành hàng hải, nhóm kỹ thuật và khai thác thủy sản khá thấp, hầu hết có tỉ lệ "chọi" dưới 2. Riêng ngành kỹ thuật khai thác thủy sản có tỉ lệ "chọi" 0,9. Ở trường này, nhóm ngành kinh tế có tỉ lệ "chọi" cao nhất, hầu hết ở mức 1/7. Trong đó ngành kế toán có tỉ lệ "chọi" 10,8, cao nhất trường. Một số ngành như công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật môi trường, kỹ thuật điện - điện tử có tỉ lệ "chọi" dao động từ 5-7.
Tại Trường ĐH An Giang, nhóm ngành thủy sản thu hút khá đông học sinh ĐKDT. Trong đó, cao nhất là ngành bảo vệ thực vật, 1 "chọi" 20, phát triển nông thôn 1/8. Một số ngành công nghệ như công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học và nhóm ngành kinh tế cũng có tỉ lệ "chọi" tương đối cao, dao động từ 6-9.
Ở Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, ngành văn hóa du lịch có số thí sinh ĐKDT đông nhất với 948 hồ sơ, chiếm gần 50% tổng số 1.887 hồ sơ nộp vào trường trong năm nay. Ngành có số hồ sơ nhiều thứ hai là khoa học thư viện với 274 hồ sơ. Kế đến là nhóm ngành quản lý văn hóa 287 hồ sơ, kinh doanh xuất bản phẩm 149 hồ sơ...
Theo Tuổi Trẻ
Thí sinh đang chọi chính mình Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, nhiều ngành học có tỷ lệ chọi dưới 1. Tuy nhiên, tỷ lệ này không có nghĩa thí sinh cứ thi là đỗ. Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ năm nay ở nhiều trường tăng hơn năm ngoái nhưng nhiều ngành học có số hồ sơ quá ít, không...