Đề thi ĐH, CĐ 2011 đánh giá khả năng suy luận của thí sinh
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, về đề thi ĐH, CĐ 2011 sẽ cải tiến công tác biên soạn đề thi chung theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng suy luận của thí sinh, phù hợp với nội dung chương trình và thời gian quy định cho từng môn thi.
Thứ trưởng Ga cũng cho hay sẽ có phổ điểm kết quả hợp lý, tạo khả năng phân loại cao đối với thí sinh. Về thi trắc nghiệm, xây dựng ngân hàng câu hỏi đủ lớn, nâng cao chất lượng đề thi, bảo đảm tính khoa học và phù hợp với thực tiễn.
Theo quy định của Bộ về chấm thi, thang điểm chấm thi là thang điểm 10. Đối với các môn thi theo phương pháp tự luận, cán bộ chấm thi chỉ chấm theo thang điểm 10. Các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm.
Riêng các môn năng khiếu và các môn thi theo phương pháp trắc nghiệm có thể theo thang điểm khác, nhưng điểm toàn bài phải quy về thang điểm 10. Việc tính hệ số do máy tính thực hiện; Chỉ các môn năng khiếu và ngoại ngữ mới nhân hệ số. Trong Giấy chứng nhận kết quả thi, chỉ ghi điểm môn thi chưa nhân hệ số. Khi thông báo điểm trúng tuyển (tổng điểm 3 môn thi), phải nói rõ môn nào nhân hệ số và hệ số mấy.
Cán bộ chấm thi phải chấm bài thi đúng theo thang điểm và đáp án chính thức đã được Chủ tịch HĐTS phê duyệt (đối với các trường tự ra đề thi) hoặc Trưởng ban Đề thi của Bộ GD-ĐT phê duyệt (đối với các trường dùng chung đề thi của Bộ GD-ĐT).
Khi chấm thi không quy tròn điểm từng bài thi. Việc quy tròn điểm do máy tính tự động thực hiện theo nguyên tắc: Nếu tổng điểm 3 môn thi có điểm lẻ từ 0,25 đến dưới 0,5 thì quy tròn thành 0,5; có điểm lẻ từ 0,75 đến dưới 1,0 thì quy tròn thành 1,0.
Những bài làm đúng, có cách giải sáng tạo, độc đáo khác với đáp án có thể được thưởng điểm. Mức điểm thưởng do cán bộ chấm thi đề xuất và do Trưởng môn chấm thi trình Trưởng Ban chấm thi quyết định, nhưng không vượt quá 1 điểm.
Thứ trưởng Ga cũng khẳng định: “Tuyển sinh 2011, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong tất cả các khâu của kỳ thi ở các trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm túc, dứt điểm các hành vi vi phạm quy chế”.
Theo Dân Trí
Lịch thi cụ thể mùa tuyển sinh CĐ, ĐH 2011
Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố thời gian cụ thể và thủ tục cần thiết của các môn thi đồng thời khẳng định vẫn giữ nguyên 3 nguyện vọng trong kỳ tuyển sinh CĐ, ĐH năm 2011.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ tuyển sinh năm nay, học sinh đang học lớp 12 trung học phổ thông (THPT) tại trường nào thì nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại trường đó.
Các đối tượng khác nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại các địa điểm do Sở giáo dục và đào tạo (Sở GD&ĐT) quy định. Các địa điểm này không thu hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT của học sinh đang học lớp 12.
Thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc như sau:
Theo hệ thống của Sở GD&ĐT: Từ ngày 14/3 đến 17h ngày 14/4
Tại các trường tổ chức thi: Từ ngày 15/4 đến 17h ngày 21/4
Các Sở GD&ĐT, các trường ĐH và CĐ không thay đổi thời hạn, không kết thúc việc nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT trước hoặc sau thời hạn quy định.
Về thời gian thi, cụ thể như sau:
Đối với hệ đại học
Đợt I, ngày 4/7 và 5/7 thi đại học khối A và V:
Ngày
Buổi
Môn thi
Ngày 3/7/2011
Sáng Từ 8h
Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.
Ngày 4/7/2011
Sáng
Toán
Chiều
Lý
Ngày 5/7/2011
Sáng
Hoá
Chiều
Dự trữ
Đợt II, ngày 9/7 và 10/7/2011 thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu:
Video đang HOT
Ngày
Buổi
Môn thi
Khối B
Khối C
Khối D
Ngày 08/7/2011
Sáng Từ 8h
Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.
Ngày 09/7/2011
Sáng
Sinh
Ngữ văn
Ngữ văn
Chiều
Toán
Sử
Toán
Ngày 10/7/2011
Sáng
Hoá
Địa
Ngoại ngữ
Chiều
Dự trữ
Đối với hệ cao đẳng: Các trường cao đẳng tổ chức thi, sẽ thi trong 2 ngày 15 và 16/7 (trừ các môn năng khiếu kéo dài đến 20/7)
Ngày
Buổi
Môn thi
Khối A
Khối B
Khối C
Khối D
Ngày 14/7/2011
Sáng Từ 8h
Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.
Ngày 15/7/2011
Sáng
Vật lý
Sinh
Ngữ văn
Ngữ văn
Chiều
Toán
Toán
Sử
Toán
Ngày 16/7/2011
Sáng
Hoá
Hoá
Địa
Ngoại ngữ
Chiều
Dự trữ
Dự trữ
Dự trữ
Dự trữ
Thời gian biểu từng buổi thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Thời gian biểu từng buổi thi các môn tự luận
Thời gian
Nhiệm vụ
Buổi sáng
Buổi chiều
6h30 - 6h45
13h30 - 13h45
Cán bộ coi thi đánh số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.
6h45 - 7h
13h45 - 14h
Một cán bộ coi thi đi nhận đề thi tại điểm thi
7h - 7h15
14h - 14h15
Bóc túi đựng đề thi và phát đề thi cho thí sinh
7h15 - 10h15
14h15 - 17h15
Thí sinh làm bài thi
10h15
17h15
Cán bộ coi thi thu bài thi
Thời gian biểu từng buổi thi các môn trắc nghiệm
Thời gian
Nhiệm vụ
Buổi sáng
Buổi chiều
6h30 - 6h45
13h30 - 13h45
Cán bộ coi thi nhận túi phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) và túi tài liệu; đánh số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.
6h45 - 7h
13h45 - 14
Một cán bộ coi thi đi nhận đề thi tại điểm thi; một cán bộ coi thi phát phiếu TLTN và hướng dẫn các thí sinh điền vào các mục từ 1 đến 9 trên phiếu TLTN.
7h - 7h15
14h - 14h15
Kiểm tra niêm phong túi đề thi; mở túi đề thi và phát đề thi cho thí sinh; sau khi phát đề xong, cho thí sinh kiểm tra đề và ghi mã đề thi vào phiếu TLTN.
7h15
14h15
Bắt đầu giờ làm bài (90 phút)
7h30
14h30
Thu đề thi và phiếu TLTN còn dư tại phòng thi giao cho thư ký điểm thi.
8h30
15h30
Cán bộ coi thi nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài.
8h45
15h45
Hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, thu và bàn giao phiếu TLTN.
Thời gian làm bài của mỗi môn thi tuyển sinh
Môn thi tự luận: 180 phút.
Môn thi trắc nghiệm: 90 phút
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ôn thi đại học thời biến động giá Các sĩ tử phải gồng mình trước tiền nhà trọ, tiền điện, nước, ăn uống.. tăng vùn vụt và tiền ôn thi ở các "lò luyện". Sau Tết, nhiều học sinh từ các địa phương đến Hà Nội ôn thi đại học. Mang theo là sách vở, quần áo, đồ dùng... cùng bao quyết tâm, kỳ vọng của gia đình để hiện thực...