Đề thi dễ, điểm thi cao, tỉ lệ tốt nghiệp cũng sẽ cao
Như bạn đã biết, chậm nhất đến ngày 18/6/2010: Các Hội đồng chấm thi xét và đề nghị Giám đốc sở GDĐT sơ duyệt kết quả tốt nghiệp, công bố kết quả tạm thời của kỳ thi
Trước ngày 24/6/2010: Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh.
Cho tới hôm nay, 15.6, nhiều cán bộ quản lý và giám khảo chấm thi tốt nghiệp THPT đều có chung nhận định: đề thi dễ, đáp án… dễ hơn là nguyên nhân khiến tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm nay sẽ cao.
Điểm trên trung bình khá cao
Video đang HOT
Nhiều tỉnh dự báo năm nay điểm thi tốt nghiệp sẽ cao hơn hẳn các năm trước.
Sau khi chấm được khoảng 80% tổng số bài thi tự luận của bốn môn thi, ông Lê Hồng Quân, Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Thanh Hóa, nơi chấm bài thi tự luận tốt nghiệp cho 3 tỉnh Quảng Trị, HàNam và Nghệ An cho biết: tỷ lệ điểm trên trung bình đạt khá cao, như môn Toán trên 90%, Văn và Sử cũng khoảng 90%, Địa đạt khoảng 85%.
TP Hải Phòng năm nay chấm bài tự luận cho Thái Bình và Quảng Ninh. Ông Vũ Văn Trà, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng cho biết, tỷ lệ điểm trên trung bình khoảng 85%. Trước đó, Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Nguyên Bùi Đức Cường tiết lộ: đối với những ý nằm ngoài tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch sử, giám khảo sẽ xem xét và “nương nhẹ” cho thí sinh.
Bạn đang háo hưc mong chờ kết quả thi TN đúng không?
Bà Chu Thị Dàng, một giáo viên chấm thi môn Lịch sử của Hà Nội bày tỏ: “Tôi rất bất ngờ về đáp án chấm thi môn Sử năm nay. Mặc dù đề thi không quá dễ nhưng đáp án yêu cầu lại quá nhẹ nhàng nên thí sinh điểm rất cao. Thậm chí có túi bài thi tôi chấm chỉ có điểm từ 7 trở lên, nhiều bài thi đạt điểm 9 – 9,5, có một bài thi đạt điểm 10. Chỉ có vài túi bài thi có 1 – 2 bài thi có điểm 4″.
Sở GD-ĐT TP.HCM thực hiện chấm bài của 5 tỉnh là Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Tây Ninh,Vĩnh Long. Sáng 14.6, một cán bộ phụ trách hội đồng chấm thi tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, nơi chấm thi cho hệ giáo dục thường xuyên,cho biết kết quả thi tốt nghiệp môn Địa năm nay cao hơn trước. Phó chủ tịch một hội đồng chấm thi hệ THPT cũng khẳng định: Tỷ lệ của hai môn Địa lý và Lịch sử tương đương nhau, có thể hơn 70% đạt điểm trên trung bình. Tỷ lệ này cho thấy học sinh không làm sai nhiều so với đáp án chính thức của Bộ GD-ĐT”.
Đáp án quá dễ
Đó là nhận định của nhiều giáo viên chấm thi năm nay, đặc biệt đối với môn Lịch sử và Địa lý. Bà Nguyễn Thị Đào, Tổ trưởng Tổ xã hội (THPT Phạm Hồng Thái- Hà Nội), chấm bài thi của 3 tỉnh: Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, cho biết: ngày 14.6, đã chấm xong bài thi môn Lịch sử. Theo bà Đào, đề thi năm nay ngắn gọn nhưng đáp án còn ngắn gọn hơn, rất có lợi cho thí sinh. Do vậy, dù không nhiều điểm 9, 10 nhưng cũng rất ít điểm dưới trung bình, hầu như không có điểm 1, 2. Bài làm của thí sinh năm nay cũng đã bớt đi rất nhiều các lỗi ngô nghê, không còn tình trạng “sáng tác lịch sử” như trước.
Xung quanh một số ý mà dư luận cho rằng đáp án không có trong tài liệu “Hướng dẫn chuẩn”, bà Đào thông tin: rất nhiều thí sinh vẫn làm được bài ở câu hỏi đó. Điều này chứng tỏ trong quá trình học, thí sinh vẫn bám sát sách giáo khoa chứ không phải theo tài liệu chuẩn kiến thức.
Còn ông Vũ Quốc Lịch, giáo viên dạy Địa lý trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam cho biết: Phổ điểm trung bình giao động ở mức 6-7 điểm. Ít điểm dưới trung bình như năm trước song cũng hiếm điểm tuyệt đối. Điều khiến ông Lịch lo lắng là cách xây dựng đáp án của Bộ đối với môn thi này. Ông nói: đáp án thoáng là tốt song thoáng quá cũng không hay. Ví dụ đáp án năm nay với câu I.1 (tóm tắt ý nghĩa vị trí địa lý nước ta) hoặc câu III.1 (trình bày những thuận lợi về tự nhiên trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ),thí sinh chỉ cần nêu được các ý chung, không cần cụ thể là đã được điểm tối đa rồi. Đáp án như vậy không phân hóa được thí sinh, không động viên được những thí sinh học bài nghiêm túc.
Theo HHT