Đề thi của Phòng, Sở tạo ra nhiều bất công giữa các trường
Một số giáo viên cốt cán ở các trường được điều lên ra đề. Người ra đề phải có người phản biện đề và số người biết nội dung đề thi khá nhiều.
Câu chuyện đề thi của Phòng, Sở đang được nhiều người quan tâm. Người cho rằng, thi đề của Phòng, Sở là phản ánh đúng chất lượng học tập của từng trường, từng địa phương.
Đề thi của Phòng, Sở tạo ra nhiều bất công (Ảnh minh họa Nhà báo & Công luận)
Người lại nói thi đề chung như thế sẽ không phù hợp với từng đối tượng học sinh giữa các trường, các địa phương.
Bên nào cũng có cái lý của mình, ở bài viết này chúng tôi sẽ phản ánh một sự thật đang diễn ra tại nhiều địa phương quanh chuyện đề thi cấp Phòng, cấp Sở đã tạo ra khá nhiều sự bất công.
Ai ra đề thi cấp Phòng, cấp Sở?
Phụ trách các bậc học ở cấp Phòng, cấp Sở gọi chung là chuyên viên. Mỗi cấp học có một chuyên viên riêng. Nếu như chuyên viên phụ trách tiểu học thì có khả năng bao quát tất cả các đề của nhiều môn thi.
Thế nhưng, chuyên viên của bậc trung học thì không thể bao quát được các môn khi người có chuyên môn tiếng Anh, người chuyên môn về Toán, người lại về Văn…
Bởi vậy, khi ra đề, hầu như các chuyên viên này không thể đảm nhận việc ra đề vì không có chuyên môn của môn học đó.
Thế là, một số giáo viên cốt cán ở các trường được điều lên ra đề. Người ra đề phải có người phản biện đề và số người biết nội dung đề thi khá nhiều.
Trường có người ra đề, có người phản biện đề kết quả cao bất ngờ
Video đang HOT
Công bằng mà nói, nếu đề của Phòng, Sở ra sẽ phản ánh khá trung thực chất lượng học tập của từng trường. Bởi, giáo viên các trường không thể biết kiến thức nào sẽ có trong đề thi để dạy tủ cho học sinh.
Thầy cô chỉ còn cách ôn tập tất cả các kiến thức đã học. Ôn một lúc nhiều kiến thức (Giáo viên thường nói đùa đó là cách ôm đồm, ôn tù mù, chẳng dám bỏ phần nào vì sợ đề ra học sinh không làm được).
Phần đông học trò từ trước đến nay, vẫn thường được thầy cô ôn tập dạng nào ra thi dạng đó. Nay phải làm những dạng mới nên điểm cao thì ít (chỉ một số em thật sự giỏi) còn điểm thấp lại quá nhiều.
Ngược lại, có những trường do có giáo viên trong tổ ra đề và phản biện đề nên chất lượng thi của trường ấy cao đến bất ngờ. Có người khi được hỏi cũng chẳng cần giấu giếm làm gì:
“Cũng phải thôi, không lẽ, thầy cô biết trước đề lại không ôn cho học sinh mình những dạng bài tập ấy?”.
Để đỡ mang tiếng, giáo viên cũng ôn lại một số kiến thức đã được học nhưng phần bài tập chủ yếu tập trung các dạng sẽ có trong đề thi. Khi thi, các em chỉ cần thế số vào là đã đạt điểm như mong đợi.
Một số thầy cô không có trong tổ ra đề hay phản biện đề nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với những thầy cô giáo ấy. Thế là, bằng cách ngoại giao họ cũng được bật mí vài dạng cơ bản.
Bất công, sự không công bằng xảy ra từ đây. Thế nhưng cấp trên không biết hoặc lờ đi, họ vẫn vinh danh những trường đạt kết quả cao. Những giáo viên dạy các khối ấy cũng được biểu dương và khen thưởng.
Làm sao hạn chế được tình trạng này?
Giáo viên biết điều này, có người còn tuyên bố biết từ chân tơ kẽ tóc. Vậy nên, thầy cô không phục, không thích thi đề của Phòng, của Sở vì lẽ đó.
Đã không có sự công bằng như thế, thì đề của Phòng, của Sở chẳng thể đánh giá đúng chất lượng học sinh trong địa bàn. Và mục đích của việc Phòng, Sở ra đề để đánh giá chất lượng đã hoàn toàn thất bại.
Muốn duy trì việc ra đề thế này thì cấp Phòng, Sở cần phải thay đổi một số khâu như người ra đề, phản biện đề không thể là giáo viên đang giảng dạy ở các trường.
Nếu thế thì lấy đề ở đâu để thi? Có người hiến kế Phòng, Sở cũng cần có ngân hàng đề, các đề thi của các huyện thị trong tỉnh được tổng hợp về.
Khi lấy đề thi thì nên phân chéo ví như huyện A sẽ thi đề của huyện B, huyện B sẽ thi đề của huyện C…
Gần tới ngày thi, thành lập tổ phản biện đề (ví như mai thi thì hôm nay tổ phản biện đề mới làm việc) điều này sẽ hạn chế tối đa việc biết đề ôn tập trước cho học sinh.
Theo GDVN
Tại sao có nhiều đề thi Ngữ văn ra trùng nhau?
Đề thi trùng nhau cũng cho thấy, một số thầy cô giáo được giao nhiệm vụ ra đề chưa thật sự đầu tư và tự tin vào kiến thức, chuyên môn của mình (sợ sai sót).
LTS: Đưa ra một số nguyên nhân lý giải vì sao hiện nay lại có nhiều đề thi Ngữ văn ra trùng nhau, tác giả Sông Trà đã có bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.
Bài viết: "Hàng loạt đề thi Ngữ văn ra trùng đề khiến giáo viên ngao ngán" của tác giả Cao Nguyên đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (ngày 15/12) bày tỏ sự thất vọng về tình trạng nhiều đề thi môn Ngữ văn ra trùng nhau.
Thực tế diễn ra đúng như tác giả đã phản ánh. Song cũng chưa có quy định cụ thể nào yêu cầu, ràng buộc thầy cô giáo ra đề thi không được phép trùng lặp với những đề thi đã từng ra ở nơi khác.
Tại sao có nhiều đề thi Ngữ văn ra trùng nhau? (Ảnh minh họa: vov.vn).
Phải nói rằng, so với các môn tự nhiên thì việc ra đề thi ở môn Ngữ văn có thuận lợi, dễ dàng hơn, vì nguồn ngữ liệu rất phong phú, đa dạng, nhất là đề thi, câu hỏi thuộc về nghị luận xã hội.
Tôi từng tham gia ra đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, tôi biết mỗi thầy cô giáo có một "gu" ra đề và nguồn tư liệu khác nhau.
Giữa nguồn tư liệu phong phú, mênh mông như hiện nay, các thầy cô giáo không thể nắm bắt, thuộc nhớ hết những đề thi, ngữ liệu nào đã ra rồi hay chưa từng ra, nếu như các thầy cô giáo đó không "bật mí" với các thầy cô giáo khác.
Đến lúc học sinh làm xong bài, các đề thi, đáp án được công khai rộng rãi thì mới hay rằng đề thi này, câu hỏi kia trùng lặp, giống y chang ở tài liệu, sách tham khảo chỗ khác. Tất nhiên sẽ có lời bàn tán xôn xao trong đồng nghiệp, đồng môn với nhau.
Theo tôi, đề thi trùng nhau có mấy lý do sau đây:
Đề thi trùng nhau, có thể do ngẫu nhiên những "tư tưởng lớn" gặp nhau.
Đề thi trùng nhau, phần lớn do các thầy cô giáo "kết" ngữ liệu, cách hỏi của đề thi của tác giả, nơi đã từng ra.
Đề thi trùng nhau cũng cho thấy, một số thầy cô giáo được giao nhiệm vụ ra đề chưa thật sự đầu tư và tự tin vào kiến thức, chuyên môn của mình (sợ sai sót) nên quá phụ thuộc, ỷ lại vào những ngữ liệu, đề thi đã có sẵn.
Giáo viên và học sinh quan ngại nhất là một số thầy cô giáo cố tình ra đề thi trùng để học sinh của mình đi thi được hưởng lợi hơn so với học sinh các trường khác (không có người được mời ra đề thi). Đây cũng là một biểu hiện của căn "bệnh" sính thành tích mà ra.
Để khắc phục được tình trạng đề thi ra trùng nhau, cái chính nằm ở khâu quán triệt, yêu cầu của lãnh đạo hội đồng ra đề thi và thái độ, trách nhiệm, bản lĩnh nghề nghiệp của các thầy cô giáo được mời ra đề thi.
Chọn lựa các giáo viên có tâm huyết, kiến thức sâu rộng, chuyên môn vững vàng thì chắc chắn sẽ bớt chuyện trùng đề.
Các hội đồng ra đề thi hạn chế chọn các thầy cô giáo ở trường có nhiều học sinh tham gia dự thi.
Trong trường hợp bắt buộc, chủ tịch hội đồng ra đề thi học sinh giỏi có thể yêu cầu tổ hợp đề, không lấy toàn bộ đề của một giáo viên để bớt đi chuyện "trúng tủ", "mớn" sẵn đề cho học sinh của mình.
SÔNG TRÀ
Theo giaoducthoidai
Tất cả học sinh lớp 9 của một quận ở Hà Nội phải thi lại môn toán Toàn bộ học sinh lớp 9 ở các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã phải thi lại môn toán của kỳ thi học kỳ 1 vì phần lớn kết quả bài làm dưới trung bình do "lỗi" của đề bài. Tất cả học sinh lớp 9 của quận Thanh Xuân phải thi lại môn toán vì lỗi ra...