Đề thi bị cộng đồng mạng phản ứng dữ dội vì quảng cáo cho rượu làng Vân
Đề thi của học kỳ II môn Hóa tại một trường THCS ở Đồng Nai khiến phụ huynh phản ứng dữ dội vì có nội dung ‘ quảng cáo’ cho rượu Làng Vân.
Đề thi bị cộng đồng mạng phản ứng dữ dội vì quảng cáo cho rượu làng Vân.
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết đã yêu cầu Ban Giám hiệu Trường THCS Long Bình Tân (phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa) báo cáo về sự việc.
Trước đó, câu hỏi số 2 trong đề kiểm tra môn Hóa học lớp 9 (học kỳ 2 năm học 2021 – 2022) vào ngày 11/5 tại Trường THCS Long Bình Tân có nội dung:
“Làng Vân thuộc thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Bắc Giang là nơi có truyền thống nấu rượu từ lâu đời. Cùng với thời gian, cái tên làng Vân lại trở thành thương hiệu của một loại rượu nổi tiếng khắp cả nước: Rượu làng Vân. Không giống với các loại rượu khác, rượu làng Vân uống êm, vị đậm, uống xong có cảm giác lâm li hương vị đặc biệt trong họng và không đau đầu.
Trên nhãn của các chai rượu đều ghi số 350.
a. Hãy giải thích ý nghĩa của số trên?
b. Tính thể tích rượu etylic nguyên chất có trong 500ml rượu 350?”
Sau khi phát hiện nội dung câu hỏi này trong bài kiểm tra, nhiều phụ huynh đã bày tỏ sự bức xúc, không đồng tình với cách đặt câu hỏi kiểm tra của nhà trường vì không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Video đang HOT
Theo phụ huynh, thay vì giáo dục cho các em nhận thức được tác hại của rượu thì nhà trường lại đi “quảng cáo” rượu giống như đang khuyến khích các em sử dụng.
Phòng GD&ĐT TP Biên Hòa sau đó đã yêu cầu nhà trường rà soát, họp chuyên môn phân tích, đánh giá quy trình ra đề với tinh thần xử lý nghiêm khắc nếu việc ra đề thi không phù hợp.
Điều gây bức xúc là đoạn dẫn nhập giới thiệu về Làng Vân, truyền thống nấu rượu ở đây, đặc biệt là các chi tiết mô tả hương vị hấp dẫn và các đánh giá tích cực về loại rượu này.
Luật phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019 có những quy định chặt chẽ nhằm ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp xúc với các loại đồ uống có cồn. Ví dụ, khoản 2, Điều 1 Luật này yêu cầu quảng cáo không thể hiện “thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai…”.
Phổ thông cao đẳng FPT tuyển trung cấp nghề, sao lại quảng cáo 'học cao đẳng'?
Theo Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, đối tượng tuyển sinh cao đẳng phải là học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.
Vừa qua, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết:
Kỳ lạ "Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic" tuyển sinh cao đẳng từ tuổi 15
Nhân viên tư vấn hết lớp 9 học Phổ thông cao đẳng FPT có bằng cao đẳng chính quy
Ngay sau khi 2 bài viết trên được đăng tải, rất nhiều bạn đọc đã liên lạc về đường dây nóng của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam mong muốn có đầy đủ thông tin hơn.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam xin cung cấp các quy định hiện hành liên quan đến vấn đề trên.
Tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng phải là học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Vào tháng 7 năm 2021, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã có công văn số 1583/GDNN-VP gửi Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cung cấp thông tin giải thích quy chế và công tác quản lý hoạt động tuyển sinh, đào tạo giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp khẳng định, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi thông báo tuyển sinh người học ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, nhà trường phải thông báo đối tượng tuyển sinh đầu vào phải có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 07/2014/TT-BLĐTBXH, khoản 3 Điều 33 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Quyết định số 1982/QĐ-TTg và điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư số 03/2017/TT BLĐTBXH, Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH và chương trình đào tạo cao đẳng do Hiệu trưởng nhà trường ban hành.
Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp cũng cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở có thể vào học trung cấp, sau khi tốt nghiệp Trung cấp nếu đủ kiến thức văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được học lên trình độ Cao đẳng.
Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 07/2012/TT-BLĐTBXH, khoản 2 Điều 2 Thông tư số 27/2017/TT-BLĐTBXH đã quy định rất rõ về đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng và đối tượng tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ cao đẳng.
Phổ thông Cao đẳng FPT không phải là trường nhưng đang thực hiện tuyển sinh, đào tạo học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học cao đẳng trong 4 năm. (Ảnh: Nguyễn Nhất)
Hiệu trưởng Cao đẳng FPT Polytechnich nói gì về Phổ thông cao đẳng FPT Polytechnic?
Liên quan đến hoạt động tuyển sinh của Phổ thông cao đẳng FPT Polytechnic với đối tượng tốt nghiệp Trung học cơ sở có bằng cao đẳng chính quy, vào tháng 6/2021, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có công văn gửi Hiệu trưởng Trường Đại học FPT đề nghị cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tuyển sinh của "Phổ thông cao đẳng FPT Polytechnic".
Trong công văn phúc đáp về hoạt động tuyển sinh của "Phổ thông cao đẳng FPT Polyechnic" gửi tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam vào ngày 7/6/2021, ông Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng trường Cao đẳng FPT Polytechnic cho biết:
"Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic" là tên một chương trình đào tạo nghề nghiệp của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, với đối tượng tuyên sinh là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có nhu cầu học nghề sớm, theo chủ trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở được cụ thể hóa trong đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 được Thủ tướng phê duyệt theo quyết định số 522/QĐ-TTg.
Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở khi được tuyển sinh, ngoài học nghề sẽ được học 4 môn văn hóa phổ thông theo khung kiến thức quy định trong thông tư 16/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo.
Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp , học sinh sẽ học Iiên thông lên cao đẳng tuân thủ Thông tư số 27/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp...
Chương trình trung cấp nghề nhưng tuyển sinh "học cao đẳng từ tuổi 15"
Từ trả lời của Hiệu trưởng Cao đẳng FPT Polytechnich có thể thấy, "Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic" là tên một chương trình đào tạo nghề nghiệp của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp, học sinh sẽ học liên thông lên cao đẳng.
Ngoài ra, Đề án giáo dục hướng nghiệp và và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 được Thủ tướng phê duyệt theo quyết định số 522/QĐ-TTg được ông Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng Cao đẳng FPT Polytechnic viện dẫn ghi rất rõ tại phần mục tiêu cụ thể.
Theo đó, với học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở ghi rất rõ:
Mục tiêu đến năm 2020: "Phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp ; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 25%".
Mục tiêu đến năm 2025: "Phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp ; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%".
Từ các quy định và trả lời nói trên, có thể thấy không có chương trình đào tạo cao đẳng nghề nào tuyển học sinh từ tuổi 15 (học hết bậc trung học cơ sở).
Vấn đề đặt ra là, "Phổ thông cao đẳng FPT Polytechnic" rầm rộ quảng cáo, thông tin trên nhiều kênh với nội dung "học cao đẳng từ tuổi 15", nêu 8 lý do trở thành sinh viên cao đẳng ngay từ khi tốt nghiệp trung học cơ sở, khi nhập học sẽ là "sinh viên của Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic".
Những thông tin tuyển sinh như vậy có đúng các quy định của pháp luật hiện hành, chưa học và tốt nghiệp trung cấp nghề sao đã tuyển sinh cao đẳng, "học cao đẳng từ tuổi 15"? Thiết nghĩ Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp cần có sự vào cuộc kiểm tra, làm rõ, đảm bảo môi trường giáo dục nghề nghiệp công bằng và minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Vì sao tồn tại thị trường sôi động 'mua - bán' bài báo khoa học? Ông Đinh Trần Ngọc Huy chỉ là 'đầu nậu' đầu tiên mà Báo Thanh Niên chính thức 'điểm danh'. Thực tế 3 năm qua, trong cộng đồng học thuật Việt Nam tồn tại một thị trường 'mua - bán' bài báo khoa học khá sôi động. "Mua - bán" từ công khai đến kín đáo Sau khi Báo Thanh Niên đăng tải các...