Đề tham khảo môn tiếng Nhật thi THPT quốc gia 2018
Đề môn tiếng Nhật gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, thí sinh làm bài trong 60 phút.
ảnh minh họa
Theo VNE
Video đang HOT
Tuyển sinh năm 2018 sẽ thay đổi như thế nào?
Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và THPT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, thì kỳ thi tuyển năm 2018 sẽ có nhiều đổi mới.
Các thí sinh tại Hà Nội tham dự một kỳ thi tuyển sinh trong năm 2017.
Trong năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014.
Vậy kỳ thi tuyển sinh năm 2018 sẽ có gì khác so với năm 2017?
Xét tuyển kết hợp với đánh giá năng lực học sinh vào lớp 6
Theo đó, Thông tư hiện hành chỉ quy định: "Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển", tuy nhiên dự thảo sửa đổi, bổ sung thêm là: "Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển. Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh".
Bộ Giáo dục và Đào tạo lại nhấn mạnh: "Việc tuyển sinh THCS phải bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn".
Đặc biệt, dự thảo quy định chặt hơn về quy định tuyển thẳng và chế độ ưu tiên: "Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT" - dự thảo sửa đổi, bổ sung nêu rõ. Điều này có nghĩa là chỉ tuyển thẳng các em học sinh đạt giải cấp quốc gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật, chứ không phải cấp tỉnh như hiện nay.
Bên cạnh đó, quy định về tuyển thẳng và chế độ ưu tiên trong dự thảo bổ sung thêm quy định: "Sở Giáo dục và Đào tạo quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên. Mức chênh lệch điểm cộng thêm thang 10 điểm, giữa 2 nhóm đối tượng kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang điểm 10".
Giữ nguyên kỳ thi THPT quốc gia 2018 như năm 2017
Trong công văn gửi các Sở Giáo dục, Các trường Đại học, Học viện... Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, việc tổ chức các bài thi, môn thi trong phương án thi THPT quốc gia các năm 2018, 2019 và 2020 sẽ giữ ổn định như năm 2017.
Tuy nhiên, từ năm 2021 trở đi các bài thi, môn thi sẽ được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, và nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức thi trên máy tính.
Nội dung công văn nêu, từ năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đổi mới phương thức tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Sau 3 năm thực hiện đổi mới, đến nay phương thức tổ chức Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học(ĐH), cao đẳng (CĐ) đã đạt được những mục tiêu cơ bản, được xã hội đồng tình đánh giá cao. Do vậy, phương thức tổ chức Kì thi THPT quốc gia trong các năm tới sẽ được giữ ổn định như năm 2017.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, từng bước định hướng nội dung theo lộ trình triển khai giáo dục phổ thông mới. Đặc biệt, việc rà soát lại các nhóm đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên để điều chỉnh mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội...
Theo Tinmoi24.vn
Ôn thi THPT không chờ đến 'nước rút' Đề thi THPT quốc gia 2018 năm nay sẽ bao gồm kiến thức lớp 11 và 12. Thế nên, hiện nay học sinh (HS) lớp 12 đang phải vừa học kiến thức mới vừa ôn tập kiến thức cũ mà không chờ đến giai đoạn gần cuối năm học như trước kia. Học sinh trong giờ ôn tập Nếu như năm học 2016...