Đề tham khảo môn Ngữ văn: Ổn định về cấu trúc, đảm bảo tính phân hoá
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, theo nhiều giáo viên, đề ổn định về cấu trúc như các năm trước và đảm bảo tính phân hoá để xét tuyển ĐH.
Học sinh khối 12 Trường THCS-THPT Đào Duy Anh, TP.HCM trong giờ học. Ảnh minh họa NTCC
Nhận xét về đề tham khảo môn Ngữ văn, cô Hồ Ái Linh- giáo viên Ngữ văn, Trường THCS-THPT Đào Duy Anh, TP.HCM chia sẻ, đề tham khảo vừa được Bộ GD-ĐT công bố nhìn chung không thay đổi so với đề thi tham khảo lần 2 và đề thi chính thức môn Ngữ văn kì thi tốt nghiệp THPT năm học 2019 – 2020.
Cụ thể, về thời lượng là 120 phút, đề thi giữ nguyên hai phần như cấu trúc đề thi THPT Quốc gia từ năm 2017 tới nay: phần Đọc hiểu (3 điểm), phần Làm văn hai câu, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài Nghị luận văn học 5 điểm.
Đây là cấu trúc quen thuộc, phù hợp với tâm lí, nhận thức của học sinh.
Ở phần Đọc hiểu, vẫn là 4 câu hỏi với 4 mức độ: Câu 1: Xác định thể thơ (nhận biết). Câu 2: Thông hiểu nhận biết dựa vào nội dung ngữ liệu. Câu 3,4: Có tính vận dụng cao hơn, học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng, suy nghĩ của mình lí giải về góc nhìn, suy nghĩ, tình cảm của bản thân với vấn đề được nêu trong đoạn thơ. Nội dung đoạn thơ ngoài ngữ liệu, cập nhật tình hình miền Trung và những sự kiện gần gũi với con người.
Học sinh khối 12 Trường THCS-THPT Đào Duy Anh trong giờ học. Ảnh minh hoạ M.Trần
Phần Làm văn, câu nghị luận xã hội vẫn không thay đổi với yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, nội dung nghị luận vẫn là một khía cạnh của vấn đề có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nội dung ngữ liệu của phần Đọc hiểu trước đó.
Video đang HOT
Và đó cũng là những kĩ năng đã quá quen thuộc với học trò trong quá trình ôn luyện của cả cấp học THPT.
Câu nghị luận văn học vẫn nằm trong khung chương trình ôn thi 12 như các năm trước. Đề thi có phạm vi ngữ liệu, yêu cầu đề rõ ràng.
Đặc biệt so với năm 2020, đề thi có thêm câu hỏi vận dụng để phân hoá học sinh. Điều này phù hợp với mục tiêu dùng kết quả để xét tuyển ĐH. Từ những căn cứ này, giáo viên sẽ dễ dàng chủ động ôn tập.
Nhìn chung, đề minh họa đúng với tính chất minh họa cho cấu trúc, kiểu dạng, mức độ các câu hỏi của đề thi chính thức trong kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2020 – 2021 và khá quen thuộc đối với giáo viên học sinh.
Vì vậy, giáo viên sẽ có định hướng rõ ràng cho việc thiết kế bài dạy, ổn định nội dung chương trình học để có một kì thi thành công, hiệu quả. Với mức độ như vậy, nếu các em ôn tập tốt sẽ không khó để đạt 6-7 điểm, những em khá giỏi sẽ dễ lấy từ 7-9 điểm.
Học sinh tại TP.HCM dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Ảnh P.Nga
Tương tự, cô giáo Lưu Mai Tâm, giáo viên Trường THPT Trịnh Hoài Đức, Bình Dương chia sẻ: Đề Ngữ văn có cấu trúc sát với đề thi năm 2019, 2020. Phần đọc hiểu khá nhẹ nhàng. Với phần này các em dễ dàng để đạt điểm tối đa.
Ở phần nghị luận văn học dạng cơ bản, cần giải quyết 2 yêu cầu: phân tích hình tượng nhân vật trong đoạn trích và đuôi phân hoá (nhận xét về một đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của tác giả).
Câu nghị luận xã hội nêu rõ yêu cầu nghị luận, phù hợp với dung lượng đoạn văn; nội dung có tính thời sự (liên hệ với tình hình thiên tai, dịch bệnh 2020…), mang tính giáo dục, nhân văn, lan toả những điều tốt đẹp.
Đề có tính phân hoá tốt, đảm bảo 2 yêu cầu xét tốt nghiệp và xét ĐH.
“Đề tham khảo là cơ sở để giáo viên xác định ma trận, cấu trúc đề để định hướng ôn tập cho học sinh khối 12 để chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới”, cô Lưu Mai Tâm nhấn mạnh.
Phân bố thời gian thế nào để làm tốt môn Văn
Để tránh việc không hoàn thành bài thi Văn trong 120 phút, kỳ thi THPT diễn ra sáng mai (9/8), thí sinh nên chia, phân bố các mốc thời gian hợp lý.
Cô Hồ Ái Linh (giáo viên Văn trường THCS - THPT Đào Duy Anh, TP HCM) lưu ý học sinh thi tốt nghiệp THPT khi làm bài Ngữ văn.
Theo đề thi minh họa mà Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian làm bài là 120 phút với hai phần đọc hiểu và làm văn. Phần đọc hiểu nên làm trong 20 phút, nghị luận xã hội 20 phút, nghị luận văn học 80 phút.
Các em nên đọc kỹ đề, hạn chế ghi vào giấy nháp nhiều, mất thời gian khi viết lại vào bài làm sau đó. Giấy nháp chỉ nên ghi các luận điểm chính để triển khai bài làm.
Khi viết văn phải trình bày rõ ràng, luận điểm, luận cứ chặt chẽ và thuyết phục, đừng viết lan man. Với mỗi câu hỏi, thí sinh có thể sáng tạo và đưa quan điểm cá nhân để bài viết thêm sinh động.
Từ cấu trúc đề thi THPT quốc gia qua các năm, các em sẽ đặt mục tiêu "săn" điểm cho từng phần để đạt hiệu quả cao nhất. Ngữ văn là môn đặc thù, khi làm bài phải viết nhiều, nên thí sinh phải chú trọng kỹ năng đọc hiểu văn bản, cảm nhận được nội dung để có thể trình bày bài hoàn chỉnh.
Với xu hướng ra đề ngày càng đổi mới, mở rộng, nội dung thi không chỉ là những tác phẩm văn học trong sách giáo khoa mà bao gồm cả hệ thống ngữ liệu với nội dung phong phú, đa dạng, gần gũi với đời sống hàng ngày. Điều đó sẽ thôi thúc quá trình tự tìm tòi, học hỏi và thái độ sống của các em trước các vấn đề "nóng" trong xã hội.
Thí sinh trươc giờ thi Văn, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tại TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn.
Ở phần đọc hiểu văn bản, quan sát đề thi THPT quốc gia nhiều năm, tôi thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra những đề ngày càng sát với thực tế xã hội và hướng về giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh.
4 câu hỏi tương ứng với những mức độ khó khác nhau nhằm đánh giá thí sinh khả năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Phạm vi ngữ liệu thường được đưa ra là những vấn đề gần gũi và phù hợp với nhận thức, trình độ của các em.
Phần làm văn có 2 câu: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Câu 1 nghị luận xã hội được rút ra từ phần đọc hiểu với độ dài khoảng 200 chữ. Vấn đề được nêu trong câu hỏi đều là những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống.
Câu 2 chiếm nửa số điểm của toàn bài, sẽ yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận văn học, liên quan tới các tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông (chủ yếu là lớp 12). Bên cạnh đó là một ý nhỏ nâng cao để phân loại học sinh có giá trị 0,5-1 điểm.
Một số tác phẩm trong chương trình 12 cần lưu ý bao gồm: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng (Xuân Quỳnh), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ Nhặt (Kim Lân), Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2020.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được tổ chức thành hai đợt. Đợt một ngày 9-10/8 theo đúng kế hoạch. Đợt hai dành cho các thí sinh ở Đà Nẵng, một số nơi đang giãn cách xã hội ở Quảng Nam, Đăk Lăk và các thí sinh thuộc diện F1, F2. Thời gian thi do các địa phương đề xuất, khi đã kiểm soát được Covid-19.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ làm 3 bài bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài tự chọn là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Trừ Ngữ văn, các bài thi còn lại đều được ra dưới hình thức trắc nghiệm. Kết quả thi được dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là cơ sở để xét tuyển đại học.
Đề tham khảo môn Sinh học: Không khó để đạt 6 7 điểm Bài thi tham khảo môn Sinh học kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 nằm trong tổ hợp bài thi Khoa học tự nhiên gồm 3 môn: Lý, Hoá, Sinh. Cô Nguyễn Thị Bích Dậu trong giờ dạy tại Trường THPT Ban Mai, Hà Đông, Hà Nội. Nhận định của cô Nguyễn Thị Bích Dậu - Trường THPT Ban Mai (Hà Nội): Về...