Để tạo hứng thú học môn Sinh, 1 trường tiểu học ở Trung Quốc đã nhập hẳn 2 con ngựa từ Anh về nuôi
Môn Sinh học giờ đây không còn nhàm chán nữa. Học sinh được tiếp cận với thực tế sẽ hứng thú học tập và nghiên cứu hơn.
Một trong những lý do khiến học sinh chán nản việc học hành, không có hứng thú tìm hiểu nghiên cứu chính là do bị ép học quá nhiều kiến thức khô khan trong sách vở. Họ không được tiếp xúc với thực tế, không biết thế giới bên ngoài như thế nào, không hiểu rõ những gì mình học được áp dụng vào đời sống sẽ ra sao.
Thấu hiểu điều đó, một trường tiểu học ở Trung Quốc đã nhập hẳn 2 con ngựa từ nước Anh để cho học sinh nghiên cứu, khám phá và hứng thú học môn Sinh học hơn.
2 chú ngựa được trường tiểu học Tân Hòa, Hàng Châu nhập về gồm 1 đực, 1 cái, cao khoảng 60cm. Hai con ngựa này đã 5 năm tuổi, là giống ngựa lùn thuần chủng của Anh. Đây cũng là giống ngựa lùn nhất thế giới.
Ngựa Shetland khá nhỏ bé so với các giống ngựa khác. Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là một trong những loài ngựa thông minh nhất hiện nay.
Cậu bé này hết sức thích thú khi lần đầu tiên được cưỡi ngựa
Thay nhau chăm sóc chúng tận tình
Học sinh của trường đã tỏ ra rất thích thú vì đây là lần đầu tiên trong đời họ được tiếp xúc với giống ngựa này. Các em đã thay phiên nhau chăm sóc, nuôi nấng chúng như thú cưng của mình. Giờ học môn Sinh hay môn Làm văn tả con vật cũng trở nên dễ dàng hơn với các em rất nhiều vì mẫu vật có ngay trước mắt.
Vì rất thông minh nên những chú ngựa này được học các lớp huấn luyện như chó nghiệp vụ.
Video đang HOT
Con ngựa màu đen trắng đi trước là đực và con đi sau là cái
Nhà trường đã rất chịu đầu tư để học sinh có thêm hứng thú học hành
Theo Helino
5 nguyên tắc chọn trường đại học được áp dụng trên toàn thế giới mà không ai có thể bỏ qua
Sau khi biết điểm THPT Quốc Gia 2018, các sĩ tử luôn phải đối mặt với một vấn đề muôn thuở: chọn trường đại học để gửi gắm thanh xuân!
Bỏ qua yếu tố điểm số vốn luôn được bàn luận và quan tâm hàng đầu, các sĩ tử 2000 nên xác định điều quan trọng nhất bây giờ là chuyện chon trương đai hoc. Ở Việt Nam, chất lượng định hướng nghề nghiệp còn chưa thực sự ổn, nên đây quả thực là bài toán khó đối với tất cả những chú rồng 18 tuổi đang chuẩn bị bước vào cuộc sống sinh viên.
Vậy làm thế nào để chọn được ngôi trường Đại học cũng như sự nghiệp tương lai một cách sáng suốt nhất?
1. Nghĩ về những thứ khiến bạn hứng thú
Chúng ta vẫn thường nghĩ chuyện chọn một công việc có liên quan đến sở thích và đam mê ở Việt Nam là... xa xỉ! Nhiều người thậm chí còn không muốn nói về sở thích của mình khi đang làm việc.
Điều này dẫn đến hậu quả rất khôn lường, bởi dù có vẻ không thực tế lắm, việc chọn nghề mình thích là vô cùng chính đáng. Hãy nhớ, một ngày làm việc dài sẽ chỉ không chán khi bạn thực sự yêu công việc của mình. Đừng bao giờ nghĩ đến một công việc kiếm nhiều tiền mà bỏ qua sở thích! Chỉ cần bạn thực sự giỏi và hứng thú với ngành nghề mình đang theo đuổi, "tài chính" sẽ luôn theo đuổi bạn.
Thử nghĩ mà xem, bạn sẽ gắn bó với một sự nghiệp cả vài chục năm, làm sao có thể không hứng thú với nó được cơ chứ?
2. Nghĩ về những điều bạn làm tốt
Nghĩ về những điều bạn thích chưa đủ, bạn phải dành cả "đất diễn" cho cả khả năng của bản thân nữa. Thử đặt ra hàng tá các câu hỏi về bản thân xem sao!
Bạn có giỏi trong việc giữ các mối quan hệ? Bạn có giỏi trong việc đưa ra lời khuyên? Bạn có tư duy rành mạch và rõ ràng không? Liệu bạn có khiếu viết lách? Bạn có phải người yêu động vật?...
Cứ như vậy, càng nhiều câu hỏi sẽ càng mở ra cho bạn nhiều lựa chọn với các ngành nghề khác nhau. Nếu chưa thực sự hiểu rõ bản thân, hãy hỏi hội bạn thân để ra những ý kiến khách quan nhất.
Một bí kíp siêu hay là hãy nghĩ đến những kỹ năng bạn sử dụng khi làm chuyện mình thích nhất. Cứ viết tất cả ra, nhất định một trường đại học có ngành phù hợp với khả năng của bạn sẽ không quá xa vời đâu!
3. Nghĩ về các lĩnh vực thay vì nghề cụ thể
Một điều sai lầm của tất cả các bạn học sinh khi chon trương đai hoc là nghĩ về một nghề quá cụ thể. Điều này dễ dàng dẫn đến suy nghĩ vô cùng tiêu cực: "Rốt cuộc mình chẳng giỏi gì cả!"
Cách giải quyết rất đơn giản, hãy cho bản thân cơ hội nghĩ về các công việc khác trong lĩnh vực đó. Ví dụ, nếu bạn yêu động vật, đừng nghĩ mình chỉ có thể làm bác sĩ thú y! Những công việc như: dược sỹ, nhân viên trại chó, chủ cửa hàng thú cưng,... cũng rất phù hợp với bạn đấy.
Một quy tắc là phải luôn nghĩ khác đi! Rõ ràng kỹ năng của nghề này hoàn toàn có thể phù hợp với một công việc khác. Ví dụ, kỹ năng của một giáo viên dạy ngôn ngữ là giảng giải cho học sinh những đoạn văn khó và truyền tải thông điệp của tác giả. Đây cũng là những kỹ năng hoàn toàn phù hợp với một nhà văn chuyên nghiệp.
Tham khảo một số anh chị đi trước tại các trường đại học "trong tầm ngắm" là một trong những yếu tố khiến bạn "nhảy vọt" trên con đường tìm hiểu về ngành nghề.
4. Tìm hiểu các anh chị trong trường
Tham khảo một số anh chị đi trước tại các trường đại học "trong tầm ngắm" là một trong những yếu tố khiến bạn "nhảy vọt" trên con đường tìm hiểu về ngành nghề. Những anh chị hơn 1-2 tuổi sẽ cho bạn biết liệu mình có phù hợp với văn hóa, môi trường, cách thức học tập,... ở ngôi trường đó hay không. Còn đối với các bậc tiền bối hơn 4-5 tuổi, những trải nghiệm về nghề là điều bạn nên khai thác từ họ!
Và hãy nhớ rằng, tạo mạng lưới quan hệ xã hội rộng chưa bao giờ là không tốt trong bất cứ ngành nào.
5. Giữ tinh thần lạc quan và không bỏ cuộc!
Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất, bạn phải hoàn toàn tin vào bản thân mình. Thật tốt nếu bạn chọn được ngôi trường phù hợp với bản thân, nhưng cũng đừng quá hoang mang khi cảm thấy mình đang "sập bẫy" vào một ngành nghề mình không hề yêu thích.
Một yếu tố không kém phần quan trọng trong bất cứ thành công nào là sự lạc quan. Tự tin theo đuổi lựa chọn của bản thân và luôn giữ bản thân ở trạng thái tích cực, nếu làm được điều này, bạn đã thành công một nửa rồi!
Một điều nữa, tuyệt đối không cho phép bất cứ ai giới hạn suy nghĩ và lập trường của bản thân bạn về nghề nghiệp cũng như ngôi trường đại học bạn quyết định theo đuổi.
Theo Helino
Thủ khoa không tắt máy tính ở Quảng Ngãi Tự học qua mạng, em Phạm Phú Phong, trường THPT huyện Tư Nghĩa đạt điểm xét tuyển đại học cao nhất tỉnh Quảng Ngãi với 27 điểm khối B. Kỳ thi THPT quốc gia, thủ khoa của tỉnh Quảng Ngãi là một học sinh trường huyện. Đạt 27 điểm (Toán 9, Hóa 8,75, Sinh học 9,25), Phạm Phú Phong vừa là thủ khoa...