Đề tài xếp ngăn kéo vì… đi trước thời đại?
“Tình trạng đề tài nghiên cứu xong xếp ngăn kéo rất phổ biến, gây lãng phí lớn. Có hay không cơ chế “xin-cho”? Đề nghị bộ trưởng cho biết trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề này? Đến bao giờ tình trạng này cơ bản được khắc phục?”.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) hỏi thẳng ngay mở đầu buổi chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân ngày 12-6.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho hay: Thuật ngữ “đề tài xếp ngăn kéo” là thuật ngữ mà chúng ta thường được nghe. Tôi thừa nhận có một số loại đề tài xếp ngăn kéo thực sự, tức là nghiên cứu xong không ứng dụng được. Điều này xuất phát từ chỗ các đề tài này không được nghiên cứu từ nhu cầu của doanh nghiệp và từ nền kinh tế, mà nghiên cứu theo sở thích và mong muốn của những người làm khoa học.
Cũng theo Bộ trưởng Quân, có những đề tài nghiên cứu xếp ngăn kéo bởi vì nó đi trước thời đại, phải chờ đợi trình độ phát triển của xã hội đến một mức độ nhất định mới có thể ứng dụng được (?)
Chưa thỏa mãn với trả lời này, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) tiếp tục truy: “Chúng ta phải khẳng định lãng phí trong nghiên cứu khoa học là vô cùng lớn. Mỗi một bộ một năm có đến vài chục tỉ đồng, thậm chí cả trăm tỉ đồng bỏ ra để nghiên cứu khoa học. Nhưng cứ bảo vệ, in rất đẹp, sau đó xếp lên giàn mà không có ứng dụng gì cả. Có nhiều người còn nói với tôi rằng nghiên cứu khoa học là một cách kiếm tiền khá dễ dàng. Vậy phải có cách kiểm soát như thế nào và quy trách nhiệm ra sao?”.
Video đang HOT
Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) chất vấn tiếp: …Nhiều ý kiến cho rằng công lớn nhất của công trình nghiên cứu khoa học là chuyển giấy trắng thành giấy lộn. Phải chăng là trên thực tế quản lý của ta là để lạm dụng những khái niệm khoa học để những công trình không có khoa học mà tiêu tốn tiền?
Trả lời, Bộ trưởng Quân chỉ cho hay: Vấn đề lãng phí chắc chắn có vì chúng ta đầu tư không tới ngưỡng. Một số đề tài không bám sát vào thực tế cuộc sống cho nên kết quả không dùng được. “Còn những lãng phí mang tính tham nhũng nếu có các đại biểu cung cấp thông tin chúng tôi sẵn sàng xử lý. Cho đến nay chúng tôi chưa nhận được những thông tin cụ thể như vậy” – ông Quân nói.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đối với nước ta hai mươi mấy ngàn tỉ đồng cho khoa học công nghệ một năm là lớn. Cho nên lãng phí không được để xảy ra. Ông Hùng đề nghị phải có biện pháp khắc phục vấn đề này.
Nghiên cứu khoa học xếp vào ngăn kéo là không được Tôi đánh giá Bộ trưởng Quân trả lời rất thẳng thắn, bộc trực, rõ ràng… Chỉ có điều là chưa đưa ra được những giải pháp để khắc phục tình trạng chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học, phải làm sao đó để các công trình nghiên cứu khoa học sau khi nghiên cứu rồi thì không buộc phải xếp vào ngăn kéo mà phải đưa ra để ứng dụng trong đời sống thực tiễn. Đó mới là cái quan trọng. Đồng thời phải huy động được lực lượng các nhà làm khoa học, nghiên cứu khoa học ứng dụng được trong thực tế, giải đáp được những vấn đề bức xúc của cuộc sống. Chứ không phải là nghiên cứu những vấn đề không đưa được vào thực tiễn”. ĐB LÊ NHƯ TIẾN, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội LÊ PHI
HOÀNG VÂN
Theo_PLO
Nga - Italy: Ủng hộ Thỏa thuận Minsk giải quyết vấn đề Ukraine
Tại cuộc gặp ngày 10/6, Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Italy Renzi đã nhất trí về tầm quan trọng của thỏa thuận Minsk, đó là cơ sở giải quyết xung đột Ukraine.
Cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo Nga-Italy diễn ra trong bối cảnh xung đột leo thang tuần trước tại miền Đông Ukraine sau nhiều tháng tình hình tạm lắng dịu nhờ thỏa thuận ngừng bắn đạt được hồi tháng 2.
Tổng thống Putin đang thăm Italy và có cuộc gặp với Giáo hoàng bàn về nhiều vấn đề trong đó có cuộc khủng hoảng Ukraine (ảnh: Vatican)
Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Italy nhấn mạnh việc phải thực hiện đầy đủ thỏa thuận Minsk để tháo gỡ cả cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay. Đồng tình với quan điểm của nhà lãnh đạo Italy, Tổng thống Putin cũng nói rằng một giải pháp hòa bình là con đường duy nhất giải quyết vấn đề Ukraine.
Ông khẳng định, việc thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk đạt được hồi tháng 2 là yếu tố sống còn để chấm dứt xung đột tại miền Đông Ukraine: "Chúng ta đều rất quan tâm tới cuộc khủng hoảng Ukraine và chúng ta đều biết rằng không có giải pháp nào ngoài giải pháp hòa bình là có thể chấp nhận được cho vấn đề Ukraine. Italy cũng đã ủng hộ điều này. Các thỏa thuận Minsk phải được thực thi đầy đủ, từ các điều khoản về xã hội, chính trị nhân đạo đến thỏa thuận quân sự. Nhưng thực tế thỏa thuận đã không được tuân thủ đầy đủ. Chúng ta có chung mục đích và sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau thông qua cuộc gặp của các đoàn đại biểu, cuộc gặp cấp Bộ trưởng, hay đại diện của các doanh nghiệp, của các cộng đồng về vấn đề này"
Tổng thống Nga Putin trước đó cũng đã bác bỏ cáo buộc nói rằng Nga "xúi giục" diễn biến xung đột mới tại miền Đông Ukraine. Nhà lãnh đạo Nga cho rằng chính quyền Ukraine đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn và khiêu khích xung đột mới nhằm gây sức ép với Liên minh châu Âu để kéo dài các lệnh trừng phạt Nga.
Châu Âu đang cân nhắc có gia hạn hay không những biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga sẽ hết hạn vào tháng 7. Những trừng phạt này được áp đặt sau khi Nga sáp nhập Crime năm ngoái.
Đây đồng thời là con dao hai lưỡi gây tổn thất không hề nhỏ với các nước châu Âu. Theo kế hoạch, Liên minh châu Âu sẽ đưa ra quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh vào ngày 25-26/6./.
Hoàng Lê Theo Reuters
Theo_VOV
Thiếu Nga, G7 gặp nhiều khó khăn giải quyết các vấn đề nóng Quan hệ giữa G7 với Nga vẫn căng thẳng sẽ gây bất lợi bởi Nga là nhân tố quan trọng để giải quyết vấn đề hòa bình Trung Đông hay hạt nhân Iran. Các nhà lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang có cuộc họp tại Đức. Hội nghị năm nay đặt ra nhiều bài toán khó với các...