Đề phòng hiểm họa gián điệp nhưng 60% camera an ninh tại Mỹ vẫn dùng chip Huawei
Trước thời điểm ‘Đạo luật Quốc tế về Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp sắp sửa được Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành’ để cấm hoàn toàn thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE, tờ Bloomberg đã cảnh báo về một mối hiểm họa khác từ Trung Quốc.
Ảnh minh họa: Venture Beat
Nhà sản xuất camera an ninh có trụ sở tại California đã đặt mục tiêu đạt doanh thu cao hơn trong năm 2018, với mẫu thiết bị có khả năng ghi lại hình ảnh với độ phân giải sắc nét và sở hữu nhiều tính năng tiên tiến hơn. Kế hoạch của Pelco diễn ra khá suôn sẻ, ít nhất cho tới khi quyết định cấm cửa Huawei được Quốc hội Mỹ thông qua.
Tới tháng 8.2018, quân đội và các cơ quan chính phủ Mỹ đã bị cấm mua thiết bị công nghệ của các nhà cung cấp Trung Quốc. Khi dự luật được đưa ra, Pelco đã tự động rút khỏi dự án cung cấp mẫu camera an ninh Professinal 4K mới và giảm dự báo doanh thu của công ty. Lý do đơn giản bởi thiết bị được tích hợp một số linh kiện từ HiSilicon, bộ phận sản xuất chip của Hawei Technologies.
Người khổng lồ công nghệ Trung Quốc, Huawei là mục tiêu trừng phạt của Mỹ vì các cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại, vi phạm lệnh trừng phạt với Iran và bán thiết bị có nguy cơ gián điệp cho chính phủ.
Hầu hết biện pháp trừng phạt của chính quyền Trump nhằm vào thiết bị viễn thông, lĩnh vực mà Huawei đang đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, theo Bloomberg, các con chip của HiSilicon cũng gây ra mối lo ngại lớn không kém, bởi chúng xuất hiện trên khoảng 60% camera giám sát. Điều này có nghĩa là chip Trung Quốc thực tế vẫn có mặt ở mọi nơi; từ quán ăn, văn phòng đến các ngân hàng trên khắp nước Mỹ.
Video đang HOT
Huawei đã nhiều lần phủ nhận công ty không thực hiện nhiệm vụ gián điệp và thiết bị của công ty cũng không phải công cụ của Bắc Kinh. Đại diện HiSilicon đã từ chối bình luận khi được hỏi.
Việc Trung Quốc vẫn đang sản xuất chip gắn trên hàng triệu camera an ninh tại Mỹ khiến nhiều nhà lập pháp nước này lo lắng. Đặc biệt, công nghệ giám sát tại Đại lục phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây,
Mặc dù chưa phát hiện bằng chứng chip HiSilicon gắn trên camera an ninh được sử dụng theo cách này, nhưng vụ tấn công mạng hồi năm 2016, khai thác lỗ hổng trên webcam của công ty Trung Quốc Hangzhou Xiongmai Technology đã cắt đứt truy cập Internet của hàng triệu người. Vụ việc đã làm chấn động ngành công nghiệp camera an ninh và khiến công ty có trụ sở tại Hàng Châu phải thu hồi 10.000 sản phẩm sau đó.
Bloomberg cho rằng chip do HiSilicon sản xuất đã tồn tại từ lâu trong chuỗi cung ứng phức tạp và khó theo dõi của các nhà sản xuất camera an ninh. Theo báo cáo của IPVM công bố tháng 12.2018, các linh kiện của Trung Quốc gắn trên các thiết bị đang được cung cấp cho hàng triệu hộ gia đình phương Tây. Đặc biệt, camera giám sát dùng chip HiSilicon được bán rộng rãi trên Amazon.com.
Người điều hành nhóm IPVM, John Honovich tiết lộ chip HiSilicon xuất hiện phổ biến nhất trên camera an ninh giá dưới 200 USD. Ông Honovich lấy dẫn chứng: “Nếu bạn bước vào một tiệm bán hay nhà hàng, sản phẩm HiSilicon thường có ở đó”.
HiSilicon, bộ phận sản xuất chip của Huawei đã đem về cho công ty 7,6 tỷ USD vào năm ngoái. Ảnh: ED
Sự phổ biến của những con chip HiSilicon là kết quả của nền công nghiệp bán dẫn phát phát triển ở Trung Quốc, thay vì dựa vào các công ty Mỹ. Trong năm 2018, riêng bộ phận sản xuất chip của Huawei đã đem về doanh thu 7,6 tỷ USD, cao hơn cả tên tuổi nổi tiếng tại Thung lũng Silicon. Trong đó, lợi nhuận bán chip gắn trên camera an ninh chiếm phần lớn.
Hanwha Techwin America; công ty chuyên cung cấp camera an ninh cho ngân hàng, bệnh viên và casino; đang cung cấp 3 dòng sản phẩm dùng chip HiSilicon cho biết kể cả với thiết bị đến từ nhà cung cấp Hàn Quốc cũng rất khó xác định có được trang bị chip HiSilicon hay không.
Giám đốc tiếp thị Hanwha Techwin America, Miguel Lazatin nói: “Có lẽ chúng tôi đã bán nó cho tổ chức chính phủ vì chúng tôi không có tầm nhìn tốt”. Bản thân ông Lazatin cũng không chắc chắn nó có vi phạm luật pháp hay không, vì phạm vi bị cấm chỉ xoay quanh “thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE”.
Theo Bloomberg
Giữa nước sôi nửa bỏng, Đức cân nhắc cấm cửa Huawei
Chính phủ Đức đang cân nhắc cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G nước này trong bối cảnh có nhiều nghi ngại Huawei là công cụ gián điệp của Trung Quốc.
Mặc dù cuối năm 2018, Đức tuyên bố không tìm thấy bằng chứng về hoạt động gián điệp của Huawei, nhưng nay chính phủ nước này đang tính tới một số khả năng có thể đẩy Huawei ra rìa trong lộ trình phát triển mạng di động thế hệ mới.
Huawei có thể bị cấm cửa tại Đức
Reuters trích lại nguồn tin của tờ nhật báo Handelsblatt cho biết chính quyền thủ tướng Angela Merkel đang cân nhắc áp dụng các yêu cầu bảo mật cao hơn để chắc chắn Huawei không thể đáp ứng được. Đây là cách gạt Huawei ra ngoài trong kế hoạch đấu thầu phát triển mạng 5G tại Đức.
Chính phủ Đức cũng đồng thời bàn tới khả năng thay đổi luật viễn thông để những công ty như Huawei không thể tham gia phát triển mạng viễn thông trong nước.
Tuy nhiên, quyết định cuối cùng chưa đưa ra. Huawei một lần nữa nhấn mạnh không có lý do gì công ty này không được phép tham gia phát triển mạng 5G. "Chúng tôi rất lạc quan có thể đáp ứng tất cả yêu cầu an ninh với mạng 5G", đại diện Huawei phát biểu.
Trong một diễn biến khác, một nhân viên Huawei đã bị bắt giữ hồi đầu tháng tại Ba Lan với cáo buộc gián điệp. Ngay lập tức Huawei đã sa thải nhân viên này, đồng thời nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp sở tại của hãng.
Đầu tuần này, sáng lập Ren Zhengfei của Huawei đã lên tiếng bác bỏ vai trò gián điệp của công ty. Ông cho biết chưa bao giờ nhận được yêu cầu cài cắm công cụ nghe lén và theo dõi thông tin và sản phẩm của hãng từ bất cứ chính phủ nào.
theo Reuters
Đức điều tra nguy cơ an ninh mạng từ Huawei Cơ quan an ninh mạng của Liên bang Đức đang mở một chiến dịch điều tra xem liệu sản phẩm của Huawei có nguy cơ đe dọa an ninh mạng hay không? Huawei bị nhiều nước cáo buộc là công cụ thu thập thông tin tình báo của Trung Quốc - Ảnh: Reuters Việc điều tra này được thực hiện sau những cảnh...