‘Đệ nhất thủ khoa’ vào đại học năm 16 tuổi ở Trung Quốc
Vượt qua hoàn cảnh gia đình khó khăn, Wang Baiyang đạt 716 điểm thi đại học năm 16 tuổi. Nam sinh đang là nghiên cứu sinh tại Mỹ.
Wang Baiyang sinh năm 1993 ở Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang, Trung Quốc trong một gia đình nghèo. Cha của Wang làm nghề tự do còn mẹ là y tá tại Bệnh viện số 4, quận Đạo Ngoại, Cáp Nhĩ Tân. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Wang sớm chứng tỏ tài năng xuất chúng và gặt hái được nhiều thành công trong học tập.
3 tuổi biết đọc 3.000 Hán tự
Ngay từ khi còn nhỏ, Wang Baiyang đã thể hiện tài năng bẩm sinh. Lên 3 tuổi, cậu bé đến từ Cáp Nhĩ Tân đã có thể đọc thông, viết thạo 3.000 Hán tự. 4 tuổi, Wang tự đọc sách mà không cần đến sự trợ giúp của người lớn. Toàn bộ thành tích này đều do em tự học.
Wang Baiyang (trái) và bạn học. Ảnh: Sohu.
Gia đình Wang không khá giả nên phần thưởng khích lệ tài năng cho con chỉ là những cuốn sách. Wang đặc biệt yêu thích thể loại khoa học, lịch sử và địa lý. Em sớm bị thu hút bởi kiến thức đa dạng, phong phú trong những cuốn sách cha mẹ tặng. Cậu bé đọc ngấu nghiến và bày tỏ sự thích thú với nó.
Do hoàn cảnh của gia đình, Wang bị đứt đoạn học hành khi phải chuyển nhà theo cha mẹ. Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng khả năng thiên bẩm của cậu bé. Em chỉ mất 3,5 năm để học xong bậc tiểu học 6 năm.
Video đang HOT
Theo KK News, ban đầu, Wang học lớp 3 ở Cáp Nhĩ Tân. Nhưng vì công việc của cha mẹ, cậu phải chuyển đến Đại Liên. Tại đây, nam sinh chứng minh được khả năng học tập của mình. Em được đặc cách bỏ qua các chương trình còn lại của tiểu học và lên thẳng cấp 2.
Sau đó, gia đình Wang chuyển lại về Cáp Nhĩ Tân. Một lần nữa, cậu bé chứng minh được khả năng thần đồng và bỏ qua bậc THCS, được tuyển thẳng vào trường Trung học Cáp Nhĩ Tân – một trong những cơ sở giáo dục uy tín, chất lượng ở đông bắc Trung Quốc.
Tại trường cấp 3, Wang sớm trở thành ngôi sao, được nhiều thầy cô, bạn bè chú ý bởi thành tích học xuất sắc. Say mê với các kiến thức, Wang thường đọc trước các tài liệu. Không những vậy, cậu bé rất khiêm tốn và điềm tĩnh nên không ít người quý trọng.
Wang Baiyang sớm chứng minh khả năng của bản thân và được mệnh danh là “đệ nhất thủ khoa” ở tuổi 16. Ảnh: Sina.
Đệ nhất thủ khoa ở tuổi 16
Năm 2009, Wang Baiyang gây chấn động vì thành tích xuất sắc của mình. Em là thí sinh nhỏ tuổi nhất tại Cáp Nhĩ Tân tham gia kỳ thi tuyển sinh năm đó. Wang đạt 716 điểm và xuất sắc trở thành thủ khoa đầu vào số một của 9 tỉnh tại Hắc Long Giang.
Kết quả này trở thành tin tức gây chấn động. Nhiều người ca ngợi và gọi Wang với cái tên “thần đồng”, “đệ nhất thủ khoa”. Em cũng được đặc cách tuyển thẳng vào Đại học Bắc Kinh – trường hàng đầu tại Trung Quốc.
Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, Wang ngại ngùng và cho rằng bản thân không có gì nổi bật. Em chưa từng tham gia các lớp, lò luyện thi. Nam sinh cho hay phương pháp học của mình là đọc kỹ kiến thức trong sách giáo khoa, tìm các nội dung trọng điểm. Ngoài ra, sở thích đọc sách cũng khiến Wang có được lượng kiến thức xã hội phong phú, đa dạng.
Cha Wang chia sẻ ông không ảnh hưởng nhiều tới con trai. Theo người cha này, Wang có ưu điểm là chăm chỉ và tinh thần tự học tốt. Thấy con chăm học nên ông cũng chỉ động viên và dành cho Wang những cuốn sách mà cậu yêu thích.
Theo lời kể của các giáo viên tại Trung học Cáp Nhĩ Tân, trong giờ học, nam sinh thường chăm chú vào những trang sách. Ban đầu, giáo viên cho rằng cậu không nghe giảng và hay đưa các câu hỏi kiểm tra. Sau đó, họ rất bất ngờ bởi Wang không chỉ nắm được kiến thức của bài giảng rất nhanh, cậu sớm hiểu hết các kiến thức, chương trình học cấp 3.
Trở thành sinh viên đại học khi mới 16 tuổi, Wang Baiyang không ngủ quên trên chiến thắng mà đặt ra kế hoạch cho bản thân. Nhiều thần đồng khác dễ bị sa ngã khi đạt được thành tích đáng tự hào. Nhưng với Wang, cậu bé này vẫn nỗ lực không ngừng trong học tập.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó và đông con, Wang đã chứng minh mọi thứ đều có thể đạt được nếu bản thân đủ nỗ lực và kiên trì. Wang Baiyang hiện là nghiên cứu sinh tại Đại học Northwestern, Mỹ.
Chia sẻ với truyền thông, nam sinh cho hay cậu sẽ trở về quê nhà để phục vụ đất nước và báo đáp cha mẹ sau khi lấy bằng tiến sĩ.
Nữ thủ khoa nghị lực và nhân hậu
Vượt lên hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Nguyễn Thị Năm trở thành một trong 88 thủ khoa xuất sắc năm học 2019-2020 của Hà Nội. Không chỉ giàu nghị lực, Năm còn là một cô gái trẻ với trái tim nhân hậu, luôn tâm niệm nỗ lực, phấn đấu không ngừng để noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Năm (hàng đầu, thứ hai từ phải qua) tại Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn TP Hà Nội năm 2020.
Là con út trong một gia đình năm chị em, bố mẹ đều là cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong bị mắc bệnh hiểm nghèo, cho nên ngay từ nhỏ, Nguyễn Thị Năm luôn ý thức học thật giỏi để bớt đi phần nào gánh nặng cho gia đình. Sau những năm học phổ thông, niềm đam mê đã đưa Năm đến với Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp.
Vừa nhập học, cô gái (SN 1997) lập tức đi tìm việc làm thêm. Năm "hăng" tới mức công việc gì cũng nhận, từ bán hàng cho tới phụ việc làm đồ gốm, giúp việc theo giờ, trông trẻ... Thế nhưng, chỉ sau một năm, sức khỏe của cô suy giảm nghiêm trọng, điểm học tập chỉ đạt loại khá.
"Tôi tự nhủ bố mẹ đã thường xuyên đau yếu, các chị đi lấy chồng cũng chẳng ai khá giả, nếu bản thân còn nằm viện liên tục như vậy thì không những không giúp được gì cho gia đình, mà ước mơ trở thành một nhà thiết kế cũng phải bỏ dở" - Nguyễn Thị Năm chia sẻ.
Cô tăng thời gian học tập và điều chỉnh cường độ, tính chất công việc làm thêm. Thay vì nhận mọi loại việc, mọi khung giờ, Năm chú ý ưu tiên những công việc có liên quan đến chuyên ngành thiết kế công nghiệp đang theo học như: dạy thêm, tìm kiếm các gia đình có nhu cầu trông trẻ kiêm gia sư... Kết quả học tập của Năm được cải thiện rõ rệt.
Ánh mắt đầy tự hào, cô cho chúng tôi xem "bộ sưu tập" phong phú mà mình giành được trong những năm ngồi ghế giảng đường: chứng nhận sản phẩm tiêu biểu Triển lãm thiết kế và nghệ thuật quốc tế năm 2018 tại Thái-lan; học bổng "Sinh viên có thành tích xuất sắc" do doanh nghiệp trao tặng; chứng nhận "Hoàn thành khóa học dựng games phong cách Nhật Bản" cùng hàng loạt giấy khen sinh viên loại xuất sắc, học bổng của sinh viên có thành tích cao...
Thế nhưng, vượt lên trên mọi phần thưởng khác trong "bộ sưu tập" thành tích, Nguyễn Thị Năm trân quý nhất là chứng nhận "Giải nhì Cuộc thi sáng tác áp-phích "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018". Nâng niu tờ chứng nhận, nữ thủ khoa năm học 2019-2020 của Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp bộc bạch: "Tôi luôn coi Bác Hồ là tấm gương vĩ đại nhất để nỗ lực rèn luyện, phấn đấu trong cuộc sống. Chính vì vậy, khi biết tới cuộc thi, tôi đăng ký tham gia và sáng tác bằng tất cả tình cảm".
Nguyễn Thị Năm luôn đồng cảm, biết sẻ chia với những mảnh đời không may mắn. Cách đây vài năm, cô mở một trung tâm dạy học miễn phí cho những em nhỏ có đam mê mỹ thuật, thiết kế. Mãi gần đây, lớp học mới bắt đầu thu phí tượng trưng để mua học cụ cho các em và trả phí thuê mặt bằng.
Hiện Năm đang làm việc ở một công ty chuyên thiết kế, sản xuất đồ nội thất. "Trong tương lai, tôi mong rằng sẽ có cơ hội được tu nghiệp thêm tại các cường quốc về thiết kế công nghiệp trên thế giới, để tiếp tục vững bước đi trên con đường đã chọn, nuôi dưỡng ước mơ trở thành một nhà thiết kế nổi tiếng, sáng tạo ra những món đồ gia dụng thông minh, phù hợp với nhân trắc học của người Việt Nam", Nguyễn Thị Năm nói.
Thủ khoa ĐH Văn hoá Hà Nội Chu Phương Thảo: "Dám nghĩ, dám làm... thành công sẽ tới" Mới đây, UBND TP Hà Nội đã tổ chức lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các Trường Đại học, Học viện địa bàn Thành phố năm 2020. Trong 88 thủ khoa, khối ngành Kỹ thuật có 12 thủ khoa; khối ngành Quản lý - Văn hóa - Xã hội 25 thủ khoa; khối ngành Kinh tế 25 thủ khoa; khối...