Để người xứ Nẫu có chỗ lui tới và khách thập phương cảm nhận mùi vị miền Trung thế nào
Bánh mì chấm gốc Quy Nhơn vì vậy mà màu sắc và mùi vị rất khác biệt. Cả đến cách ăn bánh mì chấm cũng… không giống ai, phải ngồi ghế cóc, khom lưng thưởng thức, rồi thỉnh thoảng lại ngước nhìn dòng người hay dòng đời vùn vụt trôi.
Một góc nhỏ (284 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3) nay nô nức vì món bánh mì chấm cay sè – Ảnh: NVCC
Xuất hiện một góc nhỏ giữa lòng con đường hào hoa nhất Sài Gòn, là tiệm bánh mì chấm “hiếm có khó tìm”. Không chỉ được dựng nên từ người con miền Trung, mà còn là một chàng trai ưa món ăn “quốc dân” mỗi ngày.
Bánh mì truyền thống kẹp thịt chả thì ở đâu cũng có, nhưng bánh mì chấm lại không ồ ạt tràn lan bởi nó làm thay đổi quan niệm ăn bánh mì cho qua bữa, chống đói.
Bánh mì trong mắt thế hệ cũ là gói giấy báo, cầm trên tay, ngồi ăn ở hành lang cầu thang bộ cho nhanh, rồi cho kịp giờ đi họp! Đại loại là, cứ hễ nói tới bánh mì, người ta thường nghĩ ngay tới sự… tạm bợ!
Mẹt tre với một phần bánh mì chấm đầy đủ. Khách có thể yêu cầu phần chấm theo sở thích – Ảnh: NVCC
Thế mà có một tiệm bánh mì… kê ghế cho khách ngồi, rồi một khẩu phần ăn được bày biện gọn gàng trong cái mẹt tre nhỏ xinh. Đấy là cách bánh mì chấm tồn tại ở đất Sài Gòn, sự độc nhất đó ban đầu khiến nhiều vị khách tò mò tìm đến vì tưởng… bánh mì chấm kiểu Đà Lạt (chấm xíu mại – PV).
Rồi tới một lúc, “hữu xạ tự nhiên hương”, cái vị cay nồng thơm lừng của nước sốt, hay vị nước chấm của thịt thà, trứng gà… đậm đà khó quên, lại vô tình níu chân khách quay trở lại.
Tất nhiên trong số ấy vẫn có các vị khách vốn đã nếm bánh mì chấm chánh gốc miền Trung, thèm quá mà ngại đi xa thì ghé bánh mì chấm Sài Gòn vậy.
Hỏi cậu chủ trẻ tuổi Phan Thanh Hưng, có liều lĩnh không khi mang bánh mì chấm đến Sài Gòn trong khi buổi sáng, dân văn phòng tất bật đủ thứ chuyện, chuyện ăn chỉ cần giải quyết nhanh bằng một ổ bánh mì là xong?
Bánh mì chấm vẫn có thể bán mang về, hâm nóng – Ảnh: NVCC
Hưng bảo cũng là lương duyên, là kỷ niệm thời cắp sách đến trường: “Hồi nhỏ mình đâu có tiền ăn bánh mì thịt đâu, chỉ ăn bánh mì không. Cô bán bánh mì gần nhà thấy tội nên lâu lâu cho mình chén nước thịt, patê… để ăn cho có vị. Rồi dần chén nước chấm ngày bé giờ cũng thay đổi. Giờ thì chén nước chấm ấy đã có thịt nướng, trứng rim, nước sốt theo công thức miền Trung…”.
Cái khó lại có cái hay, chính vì cung cách chấm chấm nhâm nhi ấy mà từ một món “ăn cho xong bữa sáng” thì giờ đã có thể là món ăn xế chiều, thậm chí là ăn tối, cứ nhìn vào dòng khách đổ về tiệm mỗi chiều tối thì thấy rõ.
Rau ngò, đồ chua… ăn kèm – Ảnh: NVCC
Video đang HOT
Thời gian đầu mở tiệm, Hưng còn cân nhắc “thử vị” người Sài Gòn bằng vị thanh vừa phải xem có chiều lòng số đông được không. Rồi theo thời gian, Hưng quyết định đổi vị nước chấm cho đặc trưng vùng miền hơn, nhưng vẫn không khó cảm vị khách nhập cư Sài Gòn.
“Để người xứ Nẫu có chỗ lui tới, và khách thập phương cảm nhận mùi vị miền Trung thế nào” – Hưng bày tỏ.
Ai là người yêu cái vị Sài Gòn, tức là yêu cái âm thanh đôi khi ồn ã quá, nhưng lại thấy nhớ khi xa, thì chắc sẽ thích thú khi ngồi ăn bánh mì chấm, ngay trục đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Chính Thắng náo nhiệt.
Nếm nước chấm thơm lừng, cắn miếng bánh mì giòn rụm, thêm chút patê, chút thịt, chút đồ chua sừn sựt… ưng cái bụng, rồi ngồi ngắm phố phường, đèn đường, người quen người lạ… thì không gì bằng. Lúc đấy, Sài Gòn thật sự bình dị và “ngon lành” gì đâu.
Ẩm thực ở đâu, kiểu gì cũng cần có “bí quyết”. Không nước sốt thì cũng từ những thứ tưởng nhỏ bé nhưng lại gây thương nhớ. Bánh mì chấm hẳn phải là vị nước chấm pha chế sao cho ai nếm qua cũng phải nhớ.
Phá lấu, gan, trứng rim, thịt kho, hành phi… hòa quyện vào chén nước chấm – Ảnh: NVCC
Hưng bảo người miền Trung “ăn gì cũng cuốn, ăn gì cũng chấm. Cuốn ở đây là cuốn bánh xèo, bánh cuốn. Chấm ở đây là ớt tương xào từ ớt phơi khô, ngâm muối rồi xào nấu theo kiểu nhà làm, nên mỗi lần bắt được vị cay ngọt ngọt này là hầu như món ăn chấm nào cũng trở nên rất Quy Nhơn”.
Thế là không chỉ vị đậm đà, nước chấm còn có cả ớt tương – thứ làm cho món bánh mì chấm chạm tới tình yêu ẩm thực nói chung, và bánh mì nói riêng.
Mở cửa từ 7h sáng đến trưa, rồi từ 3h chiều tới chập choạng tối, tiệm bánh mì chấm có cái tên là lạ Hungtubes cứ thong thả đón khách.
Nó không còn là món ăn “ao ước” hồi bé của Hưng, mà giờ nó đã là một phần của Sài Gòn, của tất cả mọi người “đạo” bánh mì, nhưng mà mê chấm chấm chầm chậm!
Gợi ý 2 món ngon với bánh mì cho bữa sáng mùa đông ấm áp
Bánh mì Việt Nam là món ăn đứng đầu top những món ngon đường phố ngon nhất thế giới. Từ người già đến trẻ em, ai cũng từng thử qua món này.
Đây là món ngon mà hầu như ai cũng thích và cũng đã từng nếm thử. Bánh mì Việt Nam được biến tấu rất nhiều cách chế biến khác ăn hay theo đặc trưng từng vùng miền như:
Bánh mì Việt Nam ngon tuyệt
Bánh mì thịt; Bánh mì pate; Bánh mì chấm; Bánh mì xíu mại; Bánh mì chảo; Bánh mì chả cá
Bánh mì được mọi người dùng nhiều vào bữa ăn sáng bởi nó tiện và dễ làm. Dân Việt sẽ gợi ý 2 món bánh mì ngon nuốt lưỡi cho gia đình bạn:
1. Món ngon 1: Bánh mì chảo sườn heo kho ốp la
Nguyên liệu:
- Sườn heo: 6 lạng
- Trứng gà: 1 vỉ
- Nước dừa: 1 trái lấy nước.
- Gia vị: Nước mắm, dầu hào, hạt nêm, đường, tiêu, dầu ăn, củ hành khô, tỏi.
Món ngon 1: Bánh mì chảo sườn heo kho ốp la
Cách làm
Bước 1: Sườn heo chặt khúc ngắn, rửa sạch. Ướp sườn với 3 củ hành tím, 3 tép tỏi băm, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm và 1 ít tiêu. Trộn đều lên rồi ướp 30 phút cho sườn thấm gia vị.
Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho 2 muỗng đường vào dầu. Khuấy đến khi thấy đường lên màu nâu cánh gián thì cho sườn đã ướp vào xào săn. Sau đó cho hết dừa tươi vào nồi rồi đun sôi.
Bước 3: Nêm nếm lại gia vị vừa miệng rồi đậy nắp lại kho 50 phút cho sườn mềm và nước dừa sệt lại là tắt bếp.
Bước 4: Chuẩn bị chảo nhỏ để ốp la trứng ( tuỳ vào sở thích ăn chín hay sống ), sau đó múc sườn kho vào chảo. Thêm ít rau ngò gai và hành lá. Vậy là đã hoàn thành xong món bánh mì chảo sườn kho ốp la.
2. Món ngon 2: Bánh mì xíu mại:
Nguyên liệu:
- Thịt heo xay nhỏ: 300 gram (bạn nên chọn loại thịt có cả nạc và mỡ )
- Hành tím: 2 củ nhỏ
- Tỏi băm nhuyễn: 2 muỗng
- Hành tây: Nửa củ
- Trứng gà: 1 quả
Món ngon 2: Bánh mì xíu mại
- Củ sắn: củ
- Hành lá: 2 cây
- Bánh mì
- Cà chua: 3 - 4 quả
- Ngò rí, ớt, đường, hạt nêm, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Gốc hành lá, hành tím, hành tây rửa sạch băm cho nhuyễn. Cà chua rửa sạch và cắt hạt lựu.
Bước 2: Lột sạch vỏ củ sắn và rửa sạch sau đó cắt thành sợi mỏng. Đem phần củ sắn đã sơ chế trần sơ qua với nước sôi cho mềm rồi vắt lại cho thật ráo nước. Ở bước này, bạn chú ý phải vắt cho thật chặt tay để củ sắn ráo hẳn nước, nếu phần củ sắn còn ngấm nước sẽ khiến viên thịt của chúng ta bị bở, không thể kết dính thành một khối được.
Bước 3: Cho thịt heo cùng các nguyên liệu khác như trứng gà, gốc hành lá, hành tím, hành tây đã băm nhuyễn ở bước 1 vào, thêm tỏi phi và củ sắn ráo nước vào. Sau đó cho tiêu, đường, muối,hạt nêm và dầu mè vào trộn đều cho thấm.
Bước 4: Xé vụn hoặc bóp thật nát 1/3 ổ bánh mì rồi trộn chung vào âu nguyên liệu ở bước 3, đây là mẹo để phần xíu mại ngon hơn và dính thành khối tốt hơn. Để nguyên âu trong vòng 15 - 20 phút cho thấm gia vị rồi bắt đầu vo thành những viên tròn vừa ăn.
Bước 5: Hấp thịt viên trong nồi cho chín hẳn, sau đó để riêng ra một đĩa và giữ lại phần nước thịt đã tiết ra trong lúc hấp để làm nước sốt cà chua.
Bước 6: Đặt chảo lên bếp, cho thêm một ít dầu vào đun nóng rồi phi tỏi cho vàng thơm. Sau đó, bạn thêm cà chua đã cắt hạt lựu vào chảo, đun cho tới khi cà chua mềm ra thì cho thêm ít tương cà, muối, đường, hạt nêm, tiêu, 1 ít nước lạnh và phần nước thịt ở bước 5 vào.
Cuối cùng, nêm nếm sao cho vừa ăn và hợp với khẩu vị của nhà bạn và thêm thịt viên vào đảo qua trong vòng vài phút là có thể tắt bếp.
Chúc các bạn thành công!
15 món ngon nhắc đến là chảy nước miếng ở Sài thành Nếu có dịp đến thăm thành phố mang tên Bác mà chưa được thưởng thức những món ngon dưới đây thì coi như bạn chưa từng đến nơi này. Cơm tấm Nhắc đến Sài Gòn món đầu tiên mà bất kỳ ai nghĩ đến có lẽ là cơm tấm. Đây là món ăn phổ biến đến nỗi ở Sài Gòn người dân ăn...