Đề Ngữ văn không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa: Cái khó vẫn ló cái hay

Theo dõi VGT trên

Hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn trong trường phổ thông áp dụng từ năm học 2022 – 2023 của Bộ GD&ĐT đã thu hút sự quan tâm của nhiều giáo viên, học sinh.

Nhiều ý kiến cho rằng, văn bản trên sẽ thúc đẩy đổi mới việc dạy và học từ hai phía.

Đề Ngữ văn không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa: Cái khó vẫn ló cái hay - Hình 1

Cô Bùi Thị Lệ Hằng và học trò tại Trường THPT Phạm Văn Nghị – Nam Định.

Triệt tiêu dạy học theo văn mẫu

Có nhiều năm giảng dạy môn Ngữ văn tại Trường THPT Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội), TS Trịnh Thu Tuyết bày tỏ sự ủng hộ chủ trương đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá, thi cử môn Ngữ văn của Bộ GD&ĐT, trong đó có việc không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK) để ra đề. Điều này giúp học sinh nâng cao năng lực đọc hiểu, phân tích một tác phẩm văn chương bất kỳ; không biến bài thi thành hoạt động “trả bài” – trả lại những lời, ý của thầy cô càng đủ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.

Vì vậy, chủ trương đưa các tác phẩm văn học ngoài SGK vào câu nghị luận văn học trong các bài thi, bài kiểm tra là con đường đúng đắn, phát huy năng lực, phẩm chất của trò, vừa triệt tiêu nạn dạy và học theo văn mẫu. Sự thay đổi là không thể trì hoãn nếu chúng ta không muốn tạo ra những thế hệ của những cái bóng, phản chiếu tư tưởng, lời lẽ của người khác thay vì thể hiện chính cái tôi của mình.

Theo TS Trịnh Thu Tuyết, sự thay đổi nào cũng phải có lộ trình, không thể đầu năm học đưa ra chủ trương và cả năm đó, đặc biệt trong bài thi cuối cấp đã thực hiện. Cần có thời gian chuẩn bị tâm thế, phương pháp và cả cấu trúc chương trình, bài dạy, bài học của thầy và trò. Ví dụ, học trò “2K7″ năm nay vào lớp 10 theo Chương trình GDPT 2018, các em sẽ được chuẩn bị, rèn luyện kỹ năng cần thiết, hệ thống trong cả ba năm THPT, khả dĩ thuần thục trong kỳ thi cuối cấp vào năm 2025.

Theo đó, mỗi bài học đều được cấu trúc theo khung 4 hoạt động đọc – viết – nói – nghe, học sinh được luyện kỹ năng, mở rộng vốn kiến thức với các tác phẩm ngoài SGK; được thực hành đọc – viết – nói – nghe từ những văn bản mang tính phương tiện dạy và học (thay vì là đối tượng phân tích đánh giá như hiện nay); được viết theo nhiều cấp độ, từ đoạn văn tới bài văn, từ đánh giá một yếu tố thuộc nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm tới luận bàn về một vấn đề lớn của cả tác phẩm.

Giáo dục phổ thông mang tính hệ thống với các yếu tố đồng bộ từ chương trình, SGK, hoạt động dạy và học, công tác kiểm tra, đánh giá… Nếu thực hiện duy nhất khâu kiểm tra, đánh giá theo tinh thần Chương trình GDPT 2018 cho lứa học sinh (sinh năm 2005, 2006) được đào tạo theo tinh thần của chương trình giáo dục cũ dễ dẫn tới tâm thế hoang mang, tiêu cực, kết quả không được như mong đợi.

Video đang HOT

“Ngoài ra, số lượng các tác phẩm, dù rất lớn, vẫn là hữu hạn so với cách nhìn nhận, đánh giá về nó – nên đổi mới thi cử với việc sử dụng những tác phẩm ngoài SGK chỉ là một phương án dù khá cơ học. Bản chất sự đổi mới phải là ở cách đặt vấn đề, nhìn nhận, đánh giá vấn đề, thậm chí với chính những tác phẩm trong SGK. Tôi cho rằng, các thông tin về việc thay đổi ngữ liệu nghị luận là dành cho học trò sinh năm 2007. Còn với học trò “2K5 và 2K6″ nên đổi mới cách đặt vấn đề và yêu cầu giải quyết vấn đề trong câu lệnh, tạo ra những góc nhìn mới, khuyến khích năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của học trò” – TS Trịnh Thu Tuyết nhấn mạnh.

Đề Ngữ văn không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa: Cái khó vẫn ló cái hay - Hình 2

Cô Nguyễn Nguyệt Nga cho rằng, đề Văn không dùng ngữ liệu trong SGK sẽ tăng khả năng sáng tạo của học sinh.

Tăng khả năng tư duy, sáng tạo của học trò

Cùng quan điểm trên, cô Nguyễn Nguyệt Nga – giáo viên Ngữ văn Trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) – cho rằng, việc không sử dụng ngữ liệu trong SGK để ra đề thi là cần thiết vì sẽ giảm tình trạng học sinh chỉ học thuộc lòng, nói theo “điệu sáo”, chỉ rèn tư duy tái hiện, không phát triển được trí sáng tạo, tự chủ trong suy nghĩ cũng như bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Việc này cũng góp phần khắc phục lối dạy học truyền thụ một chiều, áp đặt, đọc chép trong môn Ngữ văn; kích hoạt việc đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực, giúp các em vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế học tập và cuộc sống; tạo tiền đề để triển khai Chương trình SGK Ngữ văn mới.

Cũng theo cô Nguyệt Nga, triển khai nội dung Công văn số 3175 của Bộ GD&ĐT được tiến hành từ năm học 2022 – 2023, tức là sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Hiện tại, đề thi tốt nghiệp chỉ còn phần nghị luận văn học gắn với các văn bản trong SGK, còn đọc hiểu và nghị luận xã hội đã nằm ngoài SGK. Điều này được triển khai nhiều năm qua, học sinh đã quen với cách đọc và viết những vấn đề không có trong sách. Đến năm học này, thí sinh sẽ tiếp tục làm quen với việc làm câu nghị luận văn học với ngữ liệu không có trong sách.

Ủng hộ chủ trương của Bộ GD&ĐT, cô Bùi Thị Lệ Hằng – giáo viên Ngữ văn Trường THPT Phạm Văn Nghị (Ý Yên, Nam Định) hiểu rằng trước mỗi sự đổi mới sẽ có những khó khăn nhất định. Nhưng dù khó đến đâu thầy cô sẽ tìm cách khắc phục, nghiên cứu phương pháp dạy để rèn cho học sinh kỹ năng vừa học được văn bản trong SGK mà vẫn có thể cảm nhận được văn bản ngoài SGK.

Về phía học sinh, em nào chăm chỉ chịu khó, khả năng tư duy tốt sẽ hứng thú với hình thức ra đề này. Các em có nhiều “đất diễn” chứ không bó hẹp như trước đây. Hơn nữa, từ trước nay vẫn có tình trạng đoán đề Văn, tuy nhiên, “trúng tủ” nhưng vẫn có thể “lệch ngăn” bởi mỗi tác phẩm sẽ có nhiều khía cạnh, đề thi lại chỉ cho vào một trong các khía cạnh đó.

“Theo nội dung chúng tôi được tập huấn, Bộ GD&ĐT sẽ ra đề Ngữ văn phần nghị luận văn học bằng một văn bản ngoài SGK nhưng có cùng chủ đề, thể loại với văn bản trong SGK. Như vậy, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu cách ra đề như thế nào, hướng dẫn chấm ra sao để có thể áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với thực tế”, cô Hằng cho biết thêm.

Em Nguyễn Hải Thủy – cựu học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP Nam Định) – nhìn nhận, đây là cách hiệu quả để học sinh ý thức hơn về việc học tập, học bằng tư duy chứ không phải học thuộc lòng. Ví dụ, đề ra một tác phẩm trong giai đoạn văn học kháng chiến 1945 – 1975 thì học sinh phải hiểu về những đặc điểm của giai đoạn này là gì, so sánh với giai đoạn văn học khác, đọc thêm nhiều tác phẩm để có thể so sánh, mở rộng.

Đề Ngữ văn an toàn tới mức thiếu đột phá khiến việc dạy học theo lối mòn

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2022 kết thúc, dư luận dấy lên tranh cãi khi cho rằng đề thi Ngữ văn năm nay chưa phát huy được sự sáng tạo của học sinh.

Nhiều giáo viên cho rằng, cần có sự đổi mới mạnh mẽ trong việc ra đề thi, từ đó mới có thể thay đổi cách dạy và học.

Đề Ngữ văn an toàn tới mức thiếu đột phá khiến việc dạy học theo lối mòn - Hình 1

Nhiều giáo viên cho rằng, cần có sự đổi mới mạnh mẽ trong việc ra đề thi, từ đó thay đổi trong dạy, học và thi. Ảnh: Thiều Trang

Cần đổi mới mạnh mẽ trong việc ra đề thi

Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, nhiều thí sinh và giáo viên đánh giá đề thi vừa sức và bám sát với những đơn vị kiến thức đã được ôn tập. Đặc biệt, đề thi năm nay có độ phân hóa cao hơn so với năm trước, để đạt điểm giỏi thí sinh cần rất nhiều kỹ năng.

Trao đổi với Lao Động, cô Lê Thị Thoa - giáo viên Trường THPT Tam Đảo 2 (Vĩnh Phúc) cho biết, nhìn chung đề thi bám sát cấu trúc đề minh hoạ của Bộ GDĐT với hai phần đọc hiểu và làm văn khá quen thuộc trong những năm gần đây. Tuy nhiên với mức độ phân hoá của đề thi, thí sinh đạt điểm trong khoảng từ 5-7 điểm sẽ rất nhiều.

"Phần đọc hiểu tôi đánh giá dễ dàng giúp thí sinh đạt điểm tuyệt đối bởi không có gì quá khó, chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết thông thường.

Ở phần nghị luận xã hội với yêu cầu viết về sự hy sinh của lớp người đi trước và trách nhiệm của giới trẻ, tôi cho rằng đây là một vấn đề khá cũ, quen thuộc với học sinh. Nếu không có cách viết mới, dẫn chứng mới, sự cảm nhận tinh tế thì sẽ không có nhiều bài viết thực sự sâu sắc" - cô Thoa nhận định.

Tuy nhiên, đề thi môn Ngữ văn đã gây ra tranh cãi trong dư luận vì nhiều ý kiến cho rằng đề thi cũ kĩ, thiếu sáng tạo. Chia sẻ về vấn đề này, cô An Hà - giáo viên Trường THPT An Dương (Hải Phòng) cho rằng cần có sự thay đổi trong đề thi thì mới có thể thay đổi trong cách dạy và học.

"Đề thi môn Ngữ văn 2022 an toàn tới mức thiếu đột phá, bản thân tôi mong chờ nhiều hơn thế, đặc biệt là ở câu nghị luận xã hội. Tôi mong đợi một câu hỏi mở gần với thực tế, để học sinh có thể dễ dàng nhìn nhận, thoải mái thể hiện tư duy, quan điểm của mình.

Chúng tôi thường hướng học sinh học và ôn tập sát với đề thi tốt nghiệp để thí sinh có thể quen với dạng đề. Vì vậy, tôi cho rằng cần đổi mới mạnh mẽ trong việc ra đề thi"- cô An nói.

Một giáo viên tại Trường THPT Lê Quảng Chí (Hà Tĩnh) cũng chia sẻ, việc thi và ra đề thi theo lối mòn sẽ hướng thí sinh dập khuôn máy móc trong những tư duy cũ và không thể phát huy tối đa khả năng của bản thân thí sinh. Tuy nhiên, nếu đề Ngữ văn quá mở sẽ gây khó khăn trong việc xây dựng thang điểm chấm thi.

"Cảm nhận của mỗi giám khảo chấm thi khác nhau, rất dễ xảy ra tình trạng điểm thi các nơi không đồng nhất, ảnh hưởng tới chất lượng tuyển sinh đại học. Vì vậy khâu ra đề thực sự là một thử thách lớn trong thời gian tới" - giáo viên này nêu quan điểm.

Sẽ không còn chuyện đoán "tủ" đề Ngữ văn

Từ khóa "đoán trúng đề thi" trong nhiều ngày qua bỗng "hot" vì có thông tin một tài khoản trên mạng xã hội đã đoán trúng đề Ngữ văn tốt nghiệp THPT liên tiếp 3 năm. Từ đó dư luận cũng đặt ra vấn đề phải chăng việc ra đề Văn đã và đang đi theo lối mòn nên dễ đoán?

Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT) cho rằng:

"Với một số lượng người tham gia dự đoán rất lớn trên một số lượng không nhiều tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường, thì xác suất đoán đúng đề thi là điều dễ hiểu. Nhưng điều quan trọng, cùng một tác phẩm nhưng có nhiều câu hỏi khác nhau.

Vì vậy, việc đoán đúng tác phẩm không phải là đoán đúng đề, mà đoán đúng đề phải là đoán đúng câu hỏi đặt ra với tác phẩm nào, hay đoạn trích tác phẩm nào".

Ông Thành cũng cho rằng hiện tượng trên xảy ra với chương trình hiện hành. Ở thời điểm hiện tại, nước ta đang thực hiện chương trình 2006. Đối với đề Văn, cấu trúc ma trận vẫn tương tự các năm trước, bao gồm 2 phần lớn là đọc hiểu văn bản và phần nghị luận văn học. Phần đọc hiểu văn bản vẫn đảm bảo tính mới, cập nhật và hoàn toàn không có trong sách giáo khoa. Còn phần nghị luận văn học vẫn là những tác phẩm có trong chương trình sách giáo khoa.

Còn với chương trình mới (bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023, lứa tốt nghiệp đầu tiên thi vào năm 2025), một chương trình nhiều sách giáo khoa, nên ngữ liệu được dùng để kiểm tra đánh giá sẽ phong phú, không gói gọn trong một cuốn sách giáo khoa cụ thể nào.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bé gái ra nghĩa trang chụp ảnh với mộ bố mẹ và sau đó "đưa cho AI", kết quả cuối cùng ai cũng bật khócBé gái ra nghĩa trang chụp ảnh với mộ bố mẹ và sau đó "đưa cho AI", kết quả cuối cùng ai cũng bật khóc
06:50:54 10/04/2025
Nam công nhân kiếm hàng chục triệu đồng/tháng từ cho đồng nghiệp vay lãi "cắt cổ"Nam công nhân kiếm hàng chục triệu đồng/tháng từ cho đồng nghiệp vay lãi "cắt cổ"
06:39:35 10/04/2025
Vụ bé 3 tuổi nhanh trí cứu bạn rơi xuống hố sâu: Mẹ ruột muốn đón về nuôi, quyết định cuối cùng ra sao?Vụ bé 3 tuổi nhanh trí cứu bạn rơi xuống hố sâu: Mẹ ruột muốn đón về nuôi, quyết định cuối cùng ra sao?
06:49:28 10/04/2025
Con trai hàng xóm cưới, vợ tôi muốn mừng 100 triệu, nghe cô ấy nói mà tôi thấy xấu hổ nhục nhã vô cùngCon trai hàng xóm cưới, vợ tôi muốn mừng 100 triệu, nghe cô ấy nói mà tôi thấy xấu hổ nhục nhã vô cùng
05:26:50 10/04/2025
Bạn trai Bùi Lan Hương: "Tôi ngại ở chung với người yêu, sợ phiền người ta"Bạn trai Bùi Lan Hương: "Tôi ngại ở chung với người yêu, sợ phiền người ta"
09:10:46 10/04/2025
Dàn mỹ nhân trong "Địa đạo": Trên phim lấm lem, ngoài đời sắc vóc nổi bậtDàn mỹ nhân trong "Địa đạo": Trên phim lấm lem, ngoài đời sắc vóc nổi bật
07:14:32 10/04/2025
Quỳnh Lương: "Mẹ chồng đòi trao sính lễ, tặng hồi môn nhưng tôi không nhận vì..."Quỳnh Lương: "Mẹ chồng đòi trao sính lễ, tặng hồi môn nhưng tôi không nhận vì..."
06:42:22 10/04/2025
Mời thông gia sang ăn giỗ, cả nhà ngỡ ngàng với thứ trong bịch nilon mà bố chồng tôi xách sangMời thông gia sang ăn giỗ, cả nhà ngỡ ngàng với thứ trong bịch nilon mà bố chồng tôi xách sang
05:22:32 10/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

2 tháng tới, 3 con giáp này được Thần Tài trao phúc, 2 con giáp được quý nhân phù trợ: Vận khí lên cao, sự nghiệp tài lộc cùng nở hoa

2 tháng tới, 3 con giáp này được Thần Tài trao phúc, 2 con giáp được quý nhân phù trợ: Vận khí lên cao, sự nghiệp tài lộc cùng nở hoa

Trắc nghiệm

11:02:48 10/04/2025
2 tháng tới, 5 con giáp này nhận được nhiều vận may từ Thần Tài. Khổ tận cam lai: 4 con giáp may mắn ngập tràn, sự nghiệp thăng hoa trong tháng
Tôi tiết kiệm được 300 triệu trong chưa đầy 3 năm nhờ quyết tâm chấm dứt thói xấu này

Tôi tiết kiệm được 300 triệu trong chưa đầy 3 năm nhờ quyết tâm chấm dứt thói xấu này

Sáng tạo

11:01:30 10/04/2025
Tôi vốn không phải là người chi tiêu quá trớn, tôi chẳng ham mua sắm, cũng không ham ăn hàng hay đi du lịch sang chảnh. Nhưng điều khó hiểu là tôi vẫn chẳng có nổi 100 triệu trong tài khoản tiết kiệm, dù lúc đó tôi đã đi làm được gần 4 ...
Người đàn ông dùng tay không bắt rắn hổ mang chúa dài 3 mét

Người đàn ông dùng tay không bắt rắn hổ mang chúa dài 3 mét

Lạ vui

11:00:01 10/04/2025
Một người bắt rắn đã nhận được cuộc gọi từ người dân về một loài bò sát dài 3 mét ẩn náu phía sau một ngôi nhà ở Nakhon Ratchasima, Thái Lan.
Declan Rice không tin vào đêm kỳ diệu

Declan Rice không tin vào đêm kỳ diệu

Sao thể thao

10:57:40 10/04/2025
Trận lượt đi tứ kết Champions League giữa Arsenal và Real Madrid tại Emirates đã khép lại với chiến thắng không tưởng 3-0 dành cho đội chủ nhà, trong đó tác giả của hai bàn thắng đẹp Declan Rice không tin vào đêm kỳ diệu.
Mẫu váy mùa hè tươi mới, sang trọng đang thịnh hành năm 2025

Mẫu váy mùa hè tươi mới, sang trọng đang thịnh hành năm 2025

Thời trang

10:54:16 10/04/2025
Với phần dây vai mảnh mai mang hơi hướng retro và phần thân váy được may ôm nhẹ hoặc xòe chữ A, mẫu váy này mang lại sự trẻ trung, cá tính nhưng không kém phần thanh lịch.
Cháy nhà trong đêm ở TP Mỹ Tho, bốn người tử vong

Cháy nhà trong đêm ở TP Mỹ Tho, bốn người tử vong

Tin nổi bật

10:14:00 10/04/2025
Sáng 10/4, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, cơ quan chức năng đang khám nghiệm hiện trường vụ cháy xảy ra tại một nhà dân ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 4, thành phố Mỹ Tho.
Cơ hội hay bế tắc từ việc Mỹ - Iran nối lại đàm phán

Cơ hội hay bế tắc từ việc Mỹ - Iran nối lại đàm phán

Thế giới

09:39:07 10/04/2025
Theo Xinhua, mọi con mắt hiện đổ dồn về Muscat, nơi các cuộc thảo luận sắp tới có thể giúp giảm căng thẳng hoặc phơi bày giới hạn của ngoại giao hiện tại. Trong khi Iran vẫn giữ cánh cửa mở, họ đòi hỏi sự rõ ràng và cam kết.
Làn sóng khách quốc tế đến Việt Nam đón lễ 30/4

Làn sóng khách quốc tế đến Việt Nam đón lễ 30/4

Du lịch

09:29:11 10/04/2025
Không chỉ thu hút du khách nội địa, kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay TP.HCM chứng kiến làn sóng du khách đến từ châu Âu, Mỹ và nhiều quốc gia châu Á.
Nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi: H'Hen Niê ghen nhiều hơn tôi

Nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi: H'Hen Niê ghen nhiều hơn tôi

Sao việt

09:18:29 10/04/2025
Lần hiếm hoi lộ diện trước truyền thông, nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi có những tiết lộ về sự thay đổi trong cuộc sống sau khi kết hôn với H Hen Niê.
Mỹ nhân lột xác 180 độ chấn động cả Trung Quốc: Phèn nữ hóa tiên nữ, nhan sắc đỉnh nóc kịch trần

Mỹ nhân lột xác 180 độ chấn động cả Trung Quốc: Phèn nữ hóa tiên nữ, nhan sắc đỉnh nóc kịch trần

Hậu trường phim

09:14:29 10/04/2025
Ngày 9/4, Sohu đưa tin nữ diễn viên Thẩm Nguyệt đã tung một bộ ảnh mới hóa thân thành mỹ nhân thời Đường khiến MXH Trung Quốc chấn động.
Cha tôi, người ở lại - Tập 24: Sự cố xảy đến, 3 anh em An làm lành

Cha tôi, người ở lại - Tập 24: Sự cố xảy đến, 3 anh em An làm lành

Phim việt

09:04:55 10/04/2025
Buổi tối tại bệnh viện, hai anh mua kem cho An và chính thức nói chuyện nghiêm túc để xóa bỏ mọi giận hờn. Việt và Nguyên xin lỗi An vì đã để em gái chịu tổn thương và một mình suốt 6 năm qua.