Đề nghị xử lý nghiêm hoạt động xe tải trái phép, vi phạm quy định phòng chống dịch
Ngày 13/9, Sở Giao thông vận tải Hà Nội nhận được phản ánh về việc các phương tiện vận tải vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh, quy định về trật tự an toàn giao thông tại địa điểm số 40 Phạm Hùng và các tuyến đường xung quanh khu vực bến xe Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội tập trung xử lý xe khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định. Ảnh: Xuân Cường/Báo Tin tức
Để xử lý nghiêm các vi phạm theo phản ánh, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã có văn bản số 4104/SGTVT-QLVT gửi UBND quận Nam Từ Liêm và Thanh tra Sở Giao thông vận tải, đề nghị UBND quận Nam Từ Liêm chỉ đạo các lực lượng chức năng trực thuộc tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm tại địa điểm phản ánh nêu trên; thường xuyên tổ chức tuần tra, rà soát các địa điểm, tuyến đường, văn phòng đại diện của các nhà xe, các khu vực tự phát dễ phát sinh hiện tượng phương tiện tổ chức giao, nhận hàng hóa vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh và trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quản lý.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng đề nghị UBND quận Nam Từ Liêm thực hiện nghiêm túc văn bản số 2993/UBND-ĐT ngày 10/9/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc kiểm tra đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa có giấy nhận diện QR tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch, các điểm tập kết, trung chuyển, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa trên địa bàn thành phố; thông tin kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm theo phản ánh nêu trên về Sở Giao thông vận tải Hà Nội trước ngày 20/9 để tổng hợp báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Sở Giao thông vận tải Hà Nội giao Thanh tra Sở chỉ đạo Đội Thanh tra Giao thông vận tải quận Nam Từ Liêm và các đơn vị có liên quan tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý dứt điểm vi phạm theo thẩm quyền, không để tái diễn tình trạng trên, báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm về Sở Giao thông vận tải Hà Nội trước ngày 20/9.
Trước đó, theo phản ánh, ngay trong những ngày toàn thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, tại tuyến đường Phạm Hùng, đoạn qua Bến xe Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn có nhiều điểm nhận đón, trả, chở hàng thuê đi các tỉnh Vĩnh Yên, Phú Thọ, Bắc Giang… Các chủ xe tải đã lập bến tập kết hàng hóa, ngang nhiên đặt biển “nhận chở hàng”. Điều đáng nói là hầu hết các xe tải đều có mã QR Code dán trên kính trước, thể hiện là xe được cấp nhận diện “luồng xanh”… Hoạt động trái phép này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự an toàn giao thông tại khu vực, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh, gây bất bình đối với người dân.
Long An quản lý người giao nhận hàng hóa, phương tiện vận tải
Nhằm đảm bảo hoạt động vận chuyển hàng hóa thông suốt trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành chức năng tỉnh Long An thực hiện quản lý theo phương thức vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người và phương tiện vận chuyển hàng hóa, vừa đảm bảo quy định phòng, chống dịch COVID-19.
Chốt kiểm tra giáp ranh thành phố Hồ Chính Minh, tại đường tỉnh 830C, thuộc xã Mỹ Yên (Bến Lức, Long An). Ảnh: Thanh Bình/TTXVN
Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An Nguyễn Tuấn Thanh, sở đã hướng dẫn các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định; tiến hành đăng ký địa bàn hoạt động, danh sách người lao động làm việc trong thời gian giãn cách và cam kết chịu trách nhiệm xét nghiệm cho người lao động.
Đồng thời, các đơn vị lập và đăng ký danh sách người lao động làm việc cung ứng hàng hóa thiết yếu của đơn vị, trên cơ sở đó Sở Công Thương sẽ ký xác nhận cho từng người. Người lao động của các đơn vị này sử dụng giấy xác nhận để thực hiện giao nhận hàng hóa thiết yếu tại các khu vực đã đăng ký, tuy nhiên chỉ được hoạt động trong thời gian từ 6 giờ đến trước 18 giờ hàng ngày.
Đối với phương tiện vận tải, ngành chức năng tiến hành cấp thẻ nhận diện kèm mã QR Code để thực hiện vận chuyển hàng hóa phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, hàng hóa thiết yếu...
Theo ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Long An, đến nay sở đã cấp thẻ nhận diện cho hơn 3.500 phương tiện vận tải hoạt động trên địa bàn theo lộ trình đi và đến các địa phương, ngoài ra còn có các phương tiện vận tải quá cảnh qua địa bàn Long An trên các tuyến quốc lộ.
Mặt khác, chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm chính trong việc khai báo, đăng ký cấp thẻ nhận diện phương tiện kèm mã QR Code; theo dõi, giám sát hành trình hoạt động của phương tiện; đảm bảo toàn bộ người trên phương tiện có Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV- 2 trong thời hạn 72 giờ kể từ thời điểm có kết quả xét nghiệm, khai báo y tế trong suốt hành trình và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.
Để tạo điều kiện cho các phương tiện vận tải hoạt động xuyên suốt, các trạm, chốt kiểm soát dịch trên địa bàn sẽ không kiểm tra đối với các phương tiện có thẻ nhận diện có QR Code còn thời hạn. Trường hợp phương tiện không có thẻ nhận diện hoặc có nhưng hết thời hạn thì thực hiện kiểm tra việc khai báo y tế và Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm với SARS-CoV-2 đối với người trên phương tiện.
Tuy nhiên, ngành chức năng sẽ thực hiện kiểm tra thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát trên tuyến đối với các phương tiện có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống dịch và an toàn giao thông; theo dõi, kiểm tra lộ trình hoạt động của các phương tiện trên hệ thống cập nhật dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các phương tiện. Trường hợp vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Sẽ xử lý nghiêm trường hợp vi phạm các quy định phòng, chống dịch Sáng 24/7, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành văn bản số 1882/UBND-KGVX gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Hà Nam đã cho lập 12 chốt kiểm soát dịch để phong...