Đề nghị tử hình nguyên giám đốc Agribank Bến Thành
Nguyên nữ giám đốc Ngân hàng Agribank Bến Thành tham ô hàng nghìn lượng vàng và nhận hối lộ gần 25 tỉ đồng bị đề nghị tử hình.
Sau 7 ngày xét hỏi, sáng 12-10, vụ án thất thoát hàng trăm tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Bến Thành được TAND TP HCM xét xử, chuyển qua phần tranh luận.
Đề nghị tử hình kẻ chủ mưu
Đại diện VKSND TP HCM giữ quyền công tố tại phiên toà đã đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Nguyễn Thị Hoàng Oanh (57 tuổi, nguyên giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh Bến Thành) về các tội “Tham ô tài sản”, “Nhận hối lộ” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Liên quan tới vụ án, bị cáo Lê Văn Tính bị đề nghị án tù chung thân về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Đưa hối lộ”. Ngoài ra, 9 bị cáo khác bị đề nghị án từ 4-30 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Thị Hoàng Oanh (nữ ngoài cùng) và các đồng phạm tại toà sáng 11-12.
Theo đại diện VKSND TP HCM, bị cáo Oanh đã lợi dụng chức vụ, trách nhiệm của mình để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng nhằm thu lợi bất chính. Bị cáo đã sử dụng các thủ đoạn như: sử dụng nhiều pháp nhân đứng tên để hợp thức hóa hợp đồng, nhập khống tên khách hàng, rút vàng đáo hạn gây thiệt hại lớn trong ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, bị cáo Oanh còn lợi dụng vị trí giám đốc để duyệt các hợp đồng không đủ điều kiện cho khách hàng vay vốn nhằm chiếm đoạt sử dụng vào mục đích cá nhân. Hành vi này làm giảm uy tín của ngân hàng nhà nước. Vì các lẽ trên, VKSND TP đề nghị áp dụng hình phạt tử hình đối với bị cáo Oanh.
Về phần bị cáo Tính, để thực hiện ý đồ,Tính đã chấp nhận điều kiện của Oanh để bà này được hưởng lợi trong hợp đồng. Tính còn nhờ người thân và thuê người thành lập nhiều công ty để làm hợp đồng ký kết với ngân hàng.
Theo đại diện VKS, bản cáo trạng truy tố đối với các bị cáo về các tội danh là đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
Gây thất thoát hàng trăm tỉ đồng
Theo cáo trạng, năm 2008, bà Oanh được bổ nhiệm làm Giám đốc Agribank Bến Thành và từ đó thực hiện nhiều hành vi sai phạm nhằm chiếm đoạt tài sản công. Cụ thể, bà Oanh lợi dụng chức vụ giám đốc, lấy tên 8 cá nhân để lập các hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt 2.660 lượng vàng SJC (hơn 47 tỉ đồng) của Agribank Bến Thành.
Bà Oanh khai sử dụng 2.250 lượng vàng mua nhà trên đường Trần Quang Khải (phường Tân Định, quận 1), sau đó ký hợp đồng với một phòng giao dịch của chi nhánh ngân hàng mình lãnh đạo thuê lại căn nhà trên với giá 5,6 tỉ đồng. Số vàng còn lại, bà Oanh sử dụng để chi xài cá nhân. Sau đó, bà Oanh không có khả năng thanh toán cho Agribank Bến Thành khiến đơn vị này thất thoát hơn 44,4 tỉ đồng cả gốc và lãi.
Video đang HOT
Nguyên giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh Bến Thành – Bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh bị đề nghị mức án tử hình.
Ngoài ra, bà Oanh còn ký duyệt cho em rể là Trương Thế Thanh (nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch – kinh doanh Agribank Bến Thành) vay 13 tỉ đồng của Agribank Bến Thành để sử dụng vào mục đích cá nhân. Sau đó, Thanh không có khả năng chi trả.
VKSND còn cáo buộc bà Oanh đã nhận hối lộ gần 25 tỉ đồng để giúp sức cho Lê Văn Tính (Giám đốc Công ty Kim Gia Thuận, Kim Gia Thảo) vay rồi chiếm đoạt tiền vàng trị giá tương đương hơn 137 tỉ đồng. Cụ thể, Oanh thỏa thuận sẽ cho Tính vay vàng, Tính ký nhận nợ vàng nhưng thực tế chỉ nhận tiền với tỉ giá 19 triệu đồng/lượng, thấp hơn thực tế 2 triệu đồng/lượng. Do đó, ông Tính chỉ nhận hơn 112 tỉ đồng, số còn lại hơn 24,6 tỉ đồng bà Oanh chiếm hưởng để sử dụng và trả nợ cho khoản vay của mình.
Đến thời điểm khởi tố vụ án, bà Oanh đã gây thiệt hại tổng cộng hơn 358 tỉ đồng đối với Ngân hàng Agribank chi nhánh Bến Thành.
Trong phần xét hỏi, bị cáo Oanh đã thừa nhận lập toàn bộ các hồ sơ khống, không theo quy trình tín dụng liên quan đến khoản vay 2.660 lượng vàng. Liên quan tới vụ án, các bị cáo vốn là nhân viên cấp dưới của bà Oanh khai chỉ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên nên mới có hành vi sai phạm.
Các bị cáo Trần Trường Vũ Sơn Quyên, Phạm Đình Kim Phi (vợ Tính), Lê Thị Hòa (con gái Tính) và Huỳnh Thị Lan Phương bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tại tòa, cả ba bị cáo đều khai rằng chỉ làm theo sự chỉ đạo của Lê Văn Tính.
Khung hình phạt cụ thể mà VKSND TP HCM đề nghị
- Bị cáo Nguyễn Thị Hoàng Oanh (57 tuổi, nguyên giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh Bến Thành) bị đề nghị tử hình về tội “Tham ô tài sản”, tù chung thân về tội “Nhận hối lộ” và 12-14 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dung”; tổng hợp hình phạt là tử hình.
- Bị cáo Lê Văn Tính (giám đốc Công ty Kim Gia Thuận, Kim Gia Thảo) bị đề nghị tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 14-16 năm tù về tội “Đưa hối lộ”; tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
- Bị cáo Bùi Quốc Việt (nguyên Phó trưởng Phòng Giao dịch Agribank Viễn Đông) bị đề nghị 16-18 năm tù về tội “Tham ô tài sản”, 11-12 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dung”; tổng hợp hình phạt là 27-30 năm tù.
- Bị cáo Cao Bảo Hiếu bị đề nghị 14-15 năm tù về tội “Tham ô tài sản”, 8-9 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; tổng hợp hình phạt là 22-24 năm tù.
- Bị cáo Bùi Công Tiến (nguyên thủ quỹ ngân hàng) bị đề nghị 14-15 năm tù về tội “Tham ô tài sản”, 8-9 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; tổng hợp hình phạt là 22-24 năm tù.
- Các bị cáo Hồ Đình Thanh, Huỳnh Ngọc Thạch bị đề nghị từ 12-18 năm tù về tội “Tham ô tài sản”
- Các bị cáo Trần Trường Vũ Sơn Quyên (Nguyên kế toán trưởng Công ty TNHH Kim Gia Thuận), Phạm Đình Kim Phi (vợ bị cáo Tính), Lê Thị Hòa (con gái bị cáo Tính), Huỳnh Thị Lan Phương bị đề nghị từ 4-8 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo Quốc Chiến
Nguyên Giám đốc Agribank Bến Thành đối diện khung hình phạt đến "Tử hình"
Nguyên Giám đốc Agribank Bến Thành - bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh đối diện khung hình phạt đến "Tử hình" trong vụ án gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng xảy ra tại ngân hàng này.
Thất thoát hơn 300 tỷ đồng ở chi nhánh Agribank Bến Thành
Ngày 7/12, phiên tòa của TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ "Tham ô tài sản", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" và "Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bến Thành (Agribank Bến Thành) bước vào ngày xét hỏi thứ hai.
Trong ngày đầu của phiên toà (5/12), Viện kiểm sát công bố cáo trạng của vụ án.
Theo đó, năm 2008, bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh, nguyên Giám đốc Agribank Bến Thành đã dùng tên của 8 cá nhân rồi chỉ đạo nhân viên cấp dưới lập khống các hồ sơ vay tiền, vàng của ngân hàng, duyệt cho vay vàng (tương đương hơn 47 tỷ đồng).
Bà Oanh dùng vàng trong số này mua căn nhà trên đường Trần Quang Khải (quận 1, TP.HCM), rồi dùng chính căn nhà này cho Agribank thuê lại làm phòng giao dịch để thu lợi bất chính 5,6 tỷ đồng tiền cho thuê căn nhà.
Các bị cáo hầu toà trong vụ thất thoát hàng trăm tỷ đồng xảy ra tại Agribank Bến Thành.
Tính đến 20/11/2012, bà Oanh còn nợ hơn 44,4 tỷ đồng cả gốc và lãi (trong đó, tiền gốc là hơn 31 tỷ đồng). Ngoài ra, bà Oanh còn ký duyệt cho vay 13 tỷ không có tài sản đảm bảo và không có khả năng trả nợ.
Thông qua một số pháp nhân, bà Oanh đã ký cho vay vàng nhưng thực tế bà Oanh lấy vàng và đưa lại tiền để hưởng chênh lệch, bà Oanh hưởng 24 tỷ đồng.
Tổng số tiền thiệt hại mà bà Oanh và các bị cáo gây ra cho Agribank Bến Thành là hơn 301 tỷ đồng, tính cả gốc và lãi. Hiện còn 225 tỷ đồng các bị cáo không có khả năng trả nợ.
Ngay sau khi công bố cáo trạng, HĐXX tiến hành xét hỏi các bị cáo, người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan nhằm làm sáng tỏ vụ án.
Lập khống hồ sơ vay
Trong ngày xét hỏi đầu tiên (6/12), Chủ toạ phiên tòa xét hỏi bị cáo Oanh và các bị cáo thuộc nhóm cán bộ Agribank Bến Thành về 7 hồ sơ mà bà Oanh đã lập khống để vay 2.360 lượng vàng (trong số 2.660 lượng vàng).
Trả lời HĐXX về quy trình, thủ tục cấp tín dụng cho vay 2.360 lượng vàng qua phần mềm IPCAS của Agribank Việt Nam, bị cáo Oanh cho biết, thực tế không có hồ sơ thật, bị cáo lấy tên 7 khách hàng để lập hồ sơ khống, không theo quy trình tín dụng. Thậm chí, những người có tên trong hồ sơ đều không có nhu cầu cấp tín dụng mà người có nhu cầu cấp tín dụng lại chính là bị cáo.
"Bị cáo đã tự dựng lên tên của 7 người này, vậy 7 người này có biết hay không?", Chủ tọa hỏi bị cáo Oanh. Trả lời HĐXX, bị cáo Oanh nói rằng không ai biết và thừa nhận rằng mình làm sai.
Về khoản vay 300 lượng vàng còn lại (trong số 2.660 lượng vàng) bị cáo Oanh dùng tên của Nguyễn Minh Nhân để lập hồ sơ vay tại Agribank Bến Thành. Bị cáo Oanh cũng thừa nhận Nguyễn Minh Nhân không biết gì về chuyện này.
Với tội tham ô tài sản, nguyên Giám đốc Agribank Bến Thành Nguyễn Thị Hoàng Oanh đối diện khung hình phạt đến tử hình.
Xét hỏi các bị cáo Nguyễn Quốc Việt (nguyên Phó trưởng phòng Giao dịch Agribank Viễn Đông - Agribank Bến Thành); Bùi Công Tiến (nguyên thủ quỹ Agribank Bến Thành); Hồ Đình Thanh (nguyên cán bộ phòng Kế hoạch - Kinh doanh Agribank Bến Thành) về việc lập hồ sơ tín dụng khống cho các cá nhân, pháp nhân vay tiền, vàng, giúp Oanh và Lê Văn Tính rút của ngân hàng hàng trăm tỉ đồng, các bị cáo đều thừa nhận biết làm như vậy là sai quy trình tín dụng. Tuy nhiên, các bị cáo khẳng định chỉ làm theo sự chỉ đạo của bị cáo Oanh.
Bị cáo Hồ Đình Thanh cũng thừa nhận đã làm sai quy trình trong việc lập hồ sơ tín dụng với khoản vay 300 lượng vàng cho Nguyễn Minh Nhân, 13 tỉ đồng cho 2 người khác đứng tên hồ sơ giúp bị cáo Oanh và Trương Thế Thanh rút tiền của Agribank, nhưng trên thực tế khách hàng không có thật.
Trong phần xét hỏi Lê Văn Tính, bị cáo trả lời mình thành lập nhiều công ty để kinh doanh bất động sản. Bị cáo Sơn Quyên (nhân viên kế toán trong Công ty Kim Gia Thuận của Tính) cho rằng mình chỉ làm thuê, Tính kêu sao làm vậy. Bị cáo Kim Phi (vợ Tính) nói rằng sau khi kết hôn mới đứng tên dùm Tính làm Giám đốc Công ty Kim Gia Thuận và mọi việc ở công ty đều do Tính điều hành.
Bị cáo Lê Thị Hoà (nguyên Giám đốc Công ty Thắng Lợi) khai việc mình làm Giám đốc, ký tên là làm theo chỉ đạo của bố mình, tức bị cáo Tính.
Hôm nay (7/12), phiên tòa bước sang ngày làm việc thứ ba tiếp tục phần xét hỏi.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 10 ngày, từ ngày 5 đến ngày 15/12. Bị cáo Nguyễn Thị Hoàng Oanh bị truy cứu 3 tội danh "Tham ô tài sản", "Nhận hối lộ" và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tính dụng". Trong đó tội danh "Tham ô tài sản" có khung hình phạt lên đến tử hình.
10 bị cáo còn lại có 4 bị cáo bị truy cứu 2 tội danh, 6 bị cáo còn lại bị truy cứu 1 tội danh. Trong đó có 5 bị cáo cùng bị truy cứu như bị cáo Oanh về tội "Tham ô tài sản".
Ngoài Ngân hàng Agribank là nguyên đơn dân sự, Tòa cũng triệu tập 75 cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan. 13 luật sư bảo vệ cho 11 bị cáo, nguyên đơn dân sự, trong đó bị cáo Oanh có 3 luật sư bảo vệ.
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh Tòa Hình sự, TAND TP.HCM).
Theo Phương Anh Linh
Kẻ gây án vì mất quần lót lĩnh án tử hình Đâm đồng nghiệp tử vong và làm một người khác trọng thương, Khương phải nhận bản án cao nhất. Khương tại tòa hôm nay. Ảnh: H. B. Ngày 25/5, TAND TP HCM xử lưu động, tuyên phạt Nguyễn Văn Khương (32 tuổi, quê Hậu Giang) mức án tử hình về tội Giết người. Hành vi của bị cáo được xác định là côn...