Đề nghị truy tố 2 cựu nhân viên bệnh viện ở Cần Thơ vì liên quan Việt Á
Hai bị can Phạm Ngọc Thùy, Đỗ Thị Yến Phương (cựu nhân viên Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ) bị đề nghị truy tố vì liên quan đến Công ty Việt Á.
Ngày 18/10, cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ vừa hoàn tất kết luận điều tra và chuyển hồ sơ sang VSKND cùng cấp đề nghị truy tố 3 bị can Phạm Ngọc Thùy (36 tuổi), Đỗ Thị Yến Phương (33 tuổi), cả hai là cựu nhân viên khoa xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ và Trần Tiến Lực (36 tuổi, cựu nhân viên kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á).
Cả ba bị can này bị đề nghị truy tố tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Hai bị can Phương và Thùy tại thời điểm Công an TP Cần Thơ đọc lệnh khởi tố. Cả hai được cho tại ngoại. Ảnh: Công an Cần Thơ
Theo kết luận điều tra, bị can Thùy và Phương là nhân viên khoa Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, được phân công nhiệm vụ thực hiện giao, nhận hàng hóa với Công ty Việt Á; đồng thời thực hiện xét nghiệm, kiểm kho, dự trù hóa chất hàng tháng.
Do đó, bị can Phương và Thùy quen biết Trần Tiến Lực. Cuối năm 2017, bị can Lực trao đổi với hai nhân viên của Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ về quá trình làm xét nghiệm, nếu có hóa chất dư thì Công ty Việt Á sẽ có chính sách hỗ trợ mua lại hàng.
Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Phương và Thùy tự tính toán trong quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm; nếu gom nhiều đợt mẫu bệnh phẩm để thực hiện xét nghiệm cùng một lần sẽ có hóa chất dư.
Để hợp thức hóa lượng hàng dư, bị can Lực, Thùy và Phương đã bàn bạc, thống nhất về cách làm hàng khống và giao hàng khống. Cụ thể, những bị can này sẽ dùng cách “bao bì nhãn mác như thật, nhưng bên trong là nước lọc”
Video đang HOT
Đến cuối tháng, khi kiểm kho và dự trù hàng cho tháng tiếp theo, bị can Phương và Thùy sẽ xác định trong đơn hàng của bệnh viện cần bao nhiêu kit thật để xét nghiệm, phần còn lại nhận hàng khống.
Khi khoa Dược đặt mua hàng của Công ty Việt Á, cả hai thông báo với bị can Lực số lượng hàng thật và số lượng hàng khống.
Khi giao hàng, Lực thông báo cho Phương và Thùy ký hiệu trên hộp hoặc số lô hàng khống.
Sau khi nhận hàng khống, bị can Phương, Thùy bỏ không sử dụng. Khi bệnh viện thanh toán toàn bộ đơn hàng, Công ty Việt Á tính toán trừ các chi phí và trả lại tiền hàng khống còn lại cho bị can Phương và Thùy.
Với thủ đoạn trên từ tháng 1/2018 đến 5/2021, tổng giá trị hàng khống Công ty Việt Á đã cung cấp cho Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ theo yêu cầu của bị can Phương, Thùy và Lực hơn 1,9 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các chi phí, Công ty Việt Á chuyển cho bị can Lực hơn 1,2 tỷ đồng. Sau đó, bị can Lực thanh toán lại cho Phương, Thùy.
Kết luận nêu, bà Thùy và Phương đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn được phân công, kê khống số lượng hàng hóa phục vụ công tác xét nghiệm, cấu kết với bị can Lực cung cấp hàng khống, gây thiệt hại cho bệnh viện hơn 1,9 tỷ đồng.
Trong đó, bà Phương và Thùy thừa nhận mỗi người chiếm đoạt 400 triệu đồng.
Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ. Ảnh: Thiện Chí
Trong quá trình điều tra, Công an còn phát hiện có sự chênh lệch hơn 412 triệu đồng – là tiền chênh lệch khi Công ty Việt Á sử dụng hóa chất tách chiết thủ công và Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ thanh toán hóa chất tách chiết tự động.
Nguyên nhân phát sinh số tiền này là do bị can Phương và Thùy thỏa thuận với Lực về việc gửi mẫu xét nghiệm của đến Công ty Việt Á để thực hiện xét nghiệm. Sau đó, chuyển kết quả cho Phương và Thùy xác nhận, trả kết quả cho bệnh nhân. Việc thỏa thuận của ba bị can này là tự thực hiện, không được sự đồng ý của bệnh viện.
Do đó, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Công an TP còn phát hiện trong quá trình bán kit xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, Công ty Việt Á có chính sách chi tiền % hoa hồng cho nhân viên và lãnh đạo bệnh viện.
Song, hành vi chi tiền chiết khấu liên quan đến các gói thầu mua sắm tập trung của Sở Y tế TP. Do đó, Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ và đề xuất xử lý sau.
Cựu vụ trưởng nhận hối lộ 300.000 USD để 'nhắm mắt' giúp Công ty Việt Á
Để được giúp đỡ trong quá trình kiểm tra, đánh giá, tham mưu để Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành test xét nghiệm Covid-19 cho Công ty Việt Á trái quy định, ông Phan Quốc Việt đã hối lộ cán bộ này 300.000 USD.
VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ Việt Á. Trong đó, ông Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký lưu hành sinh phẩm chuẩn đoán- Bộ Y tế) bị truy tố tội Nhận hối lộ.
Theo cáo buộc, do Công ty Việt Á không thuộc đối tượng cấp số đăng ký lưu hành test xét nghiệm nên ngoài việc nhờ ông Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ), cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và ông Nguyễn Huỳnh (Phó trưởng Phòng Quản lý giá thuốc- Cục Quản lý dược; nguyên Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) can thiệp, tác động, ông Phan Quốc Việt còn trực tiếp gặp, nhờ ông Nguyễn Minh Tuấn tham mưu, đề xuất lãnh đạo Bộ Y tế ký quyết định cấp số đăng ký lưu hành và được ông Tuấn đồng ý.
Cáo buộc cho rằng ông Tuấn biết rõ test xét nghiệm Covid-19 là sản phẩm của Đề tài thuộc sở hữu Nhà nước, không đủ điều kiện cấp số đăng ký lưu hành cho Công ty Việt Á. Ông Tuấn cũng được cấp dưới báo cáo rõ hồ sơ xin cấp số đăng ký lưu hành thiếu 4 tài liệu, không đủ điều kiện để cấp số.
Ông Nguyễn Minh Tuấn. Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống
Tuy nhiên, do ông Nguyễn Huỳnh, Nguyễn Văn Trịnh và cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tác động chỉ đạo và ông Phan Quốc Việt trực tiếp đặt vấn đề nên ông Nguyễn Minh Tuấn đã thực hiện nhiều hành vi sai phạm.
Cụ thể, ông Tuấn đã trao đổi, hướng dẫn Công ty Việt Á làm việc với Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để có kết quả đánh giá chất lượng test xét nghiệm và phải được Hội đồng khoa học của Bộ KH&CN nghiệm thu test xét nghiệm.
Ông Tuấn trực tiếp báo cáo và chỉ đạo cấp dưới gửi email báo cáo rõ với cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long về việc không đủ điều kiện cấp số đăng ký lưu hành cho test xét nghiệm của Công ty Việt Á. Nhưng khi nhận được chỉ đạo của ông Nguyễn Thanh Long, ông Tuấn vẫn chủ trì họp Hội đồng tư vấn cấp sổ đăng ký lưu hành và ký tờ trình để ông Nguyễn Trường Sơn (khi đó là Thứ trưởng Bộ Y tế) ký quyết định cấp số đăng ký lưu hành tạm thời cho test xét nghiệm của Công ty Việt Á trái quy định tại Nghị định số 36 và 169.
Kết quả điều tra cho thấy, ông Tuấn đã phối hợp với ông Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính- Bộ Y tế) xác định giá hiệp thương test xét nghiệm là 470.000 đồng/test không có căn cứ, trái quy định.
Ông Tuấn còn chủ trì họp Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký sinh phẩm chẩn đoán thông qua và trình ông Nguyễn Trường Sơn quyết định cấp số đăng ký lưu hành chính thức test xét nghiệm theo chỉ đạo của bị can Nguyễn Thanh Long trái quy định.
Cáo buộc cho rằng, để được ông Nguyễn Minh Tuấn giúp đỡ trong quá trình kiểm tra, đánh giá, tham mưu để Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành test xét nghiệm Covid-19 cho Công ty Việt Á trái quy định của pháp luật, vào tháng 3 và tháng 7/2020, Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt đã gặp và đưa tiền hối lộ ông Tuấn 2 lần với tổng số tiền 300.000 USD (tương đương hơn 6,9 tỷ đồng).
Theo cáo trạng, hành vi của ông Nguyễn Minh Tuấn giúp Công ty Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành, biến test xét nghiệm thuộc sở hữu Nhà nước thành sản phẩm của Công ty Việt Á, được sản xuất, bán thương mại, gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ đồng, trong đó gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 402 tỷ đồng.
Truy tố cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tội nhận hối lộ hơn 2 triệu USD Ngày 30/9, Viện KSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng 37 bị can trong vụ Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19. Đáng chú ý, cùng bị truy tố với bị can Nguyễn Thanh Long trong vụ án còn có các bị can gồm: Chu Ngọc...