Đề nghị thay đổi khái niệm “nhà giáo” trong luật giáo dục

Theo dõi VGT trên

Có tới 20 kiến nghị của cử tri liên quan đến chính sách giáo viên gửi tới kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, trong đó đề nghị sửa đổi khái niệm “ nhà giáo”.

Tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa 14, sáng 16/11, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết có 20 kiến nghị của cử tri liên quan đến chính sách giáo viên.

Theo đó, cử tri tỉnh Lai Châu cho rằng: 1.Đề nghị xem xét, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đối tượng được hưởng chính sách thu hút tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 của Chính phủ.

Hiện có rất nhiều trường hợp nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn trên 5 năm nhưng trong quyết định luân chuyển không ghi thời hạn luân chuyển sẽ không được hưởng chính sách thu hút do đó rất thiệt thòi cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Đề nghị thay đổi khái niệm nhà giáo trong luật giáo dục - Hình 1

Trưởng Ban dân nguyện Nguyễn Thanh Hải (ảnh quochoi.vn).

Cử tri tỉnh Bình Phước có ý kiến, bố trí nhân viên nấu ăn vào khung vị trí việc làm trong trường mầm non để thống nhất với nhiệm vụ của trường mầm non được quy định trong Điều lệ, đồng thời tăng nguồn vốn phân bổ hàng năm chi thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tạo điều kiện duy trì bền vững kết quả đạt được.

Tăng cường thực hiện các dự án, chương trình đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và hỗ trợ kinh phí triển khai thực hiện.

Trong khi cử tri Hà Tĩnh đề nghị: “Bộ có chiến lược đào tạo, hoạch định rõ lộ trình, tính toán cân đối nhu cầu sử dụng để có chính sách quan tâm ưu tiên để đào tạo đội ngũ giáo viên có số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu.

Không để tình trạng giáo viên vừa thừa vừa thiếu như hiện nay”.

Trong khi đó, cử tri Long An đề nghị xem xét cấp kinh phí bổ sung cho trường tiểu học nếu tổ chức học 2 buổi /ngày để phụ huynh không phải đóng thêm khoản phí thu tiền 2 buổi/ngày như hiện nay.

Trong khi đó cử tri tỉnh Quảng Trị có ý kiến: “Thông tư liên tịch quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở mầm non công lập có quy định nhân viên cấp dưỡng và nhân viên bảo vệ được hợp đồng tùy vào điều kiện kinh tế của nhà trường.

Tuy nhiên, lại không quy định cụ thể về chế độ, nguồn tài chính chi trả lương cho “ cô nuôi”, dẫn đến việc các địa phương áp dụng khác nhau, không thống nhất (nơi cao, nơi thấp và ở Quảng Trị, hầu hết tất cả các trường học đều huy động nguồn kinh phí của Hội cha mẹ học sinh để chi trả lương cho nhân viên bảo vệ cũng như nhân viên cấp dưỡng.

Đề nghị Bộ nghiên cứu, có quy định phù hợp, rõ và cụ thể về nguồn tài chính chi trả lương cho lao động hợp đồng để các cơ sở giáo dục thuận lợi trong việc thực hiện.

Ngoài ra, Thông tư có quy định chưa hợp lý: 4 chức danh 2 vị trí, số lượng trẻ/giáo viên ở nhóm nhỏ….. Đề nghị xem xét, sửa đổi”.

Cũng liên quan đến chế độ với “cô nuôi”, cử tri thành phố Hải phòng cho rằng, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định về ký hợp đồng lao động để bố trí vào vị trí nấu ăn (cô nuôi) tại các cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bán trú.

Tuy nhiên, lại không quy định cụ thể về chế độ, nguồn tài chính chi trả lương cho “cô nuôi”, dẫn đến việc các địa phương áp dụng khác nhau, không thống nhất (nơi cao, nơi thấp).

Đề nghị Bộ sớm nghiên cứu quy định rõ và cụ thể về nguồn tài chính chi trả lương cho lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn cho trẻ.

Trong khi cử tri tỉnh Tuyên Quang cho rằng: “Đề nghị xem xét trình Quốc hội sửa đổi Luật Giáo dục cho phù hợp thực tiễn trong đó có sửa đổi khái niệm “nhà giáo” để cán bộ quản lý cấp phòng, cấp sở, cấp Bộ được hưởng ưu đãi nghề nghiệp, thâm niên như nhà giáo”.

Video đang HOT

Đề nghị bổ sung chính sách thâm niên nhà giáo đối với cán bộ công chức công tác tại cơ quan quản lý cấp Bộ, Sở, Phòng; tiếp tục cho thực hiện chế độ bảo lưu phụ cấp ưu đãi nghề đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục khi được lựa chọn, tuyển dụng về công tác tại các cơ quan quản lý giáo dục (quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/7/2011 về việc Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo).

Cử tri tỉnh này cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy định về định mức biên chế giáo viên, các loại hình nhân viên (đặc biệt là các loại hình nhân viên) trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đã được quy định trong các Thông tư liên tịch giữa hai Bộ, vì trong thực tế các trường học không có điều kiện để bố trí đủ số lượng người làm việc theo vị trí việc làm đã được quy định, đặc biệt là trong giai đoạn 2015-2021 thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

Đồng quan điểm, cử tri tỉnh Đắk Lắk đề nghị Bộ xem xét trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung điều 70, mục 1 Luật Giáo dục 2005 theo hướng công nhận Nhà giáo là người làm nhiệm vụ quản lý, giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác, có như thế thì mới thu hút được giáo viên đã có thời gian tham gia giảng dạy tốt về làm công tác quản lý;

Sớm xem xét ban hành Luật Nhà giáo làm cơ sở để xây dựng chính sách đối với giáo viên.

Trong khi cử tri Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm về việc, chế độ nghỉ hưu đối với giáo viên tại các thời điểm là chưa đồng đều.

Cụ thể, một số thì được cộng thời gian thâm niên vào lương hưu hàng tháng, nhưng một số lại buộc phải nhận số tiền thâm niên một lần. Đề nghị các Bộ, ngành chức năng quan tâm có biện pháp giải quyết.

Trong khi cử tri tỉnh Vĩnh Long đề nghị khi giáo viên dạy bài thực hành đối với các môn: Lý, Hóa, Sinh phải được hưởng phụ cấp độc hại nghề nghiệp, đồng thời tăng mức lương và có chế độ chính sách khác đối với đội ngũ nhân viên, viên chức làm công tác kế toán, văn thư, y tế… ở các nhà trường phổ thông và các cơ sở giáo dục.

Ngoài ra, cử tri tỉnh này đề nghị mức lương cho bậc giáo viên mầm non mới tuyển dụng vào phải tương xứng với trình độ đào tạo, vì hiện nay đối với giáo viên có bằng Đại học, Cao đẳng nhưng hưởng lương khởi điểm trung cấp là 1.86.

Do đặc thù của cơ sở giáo dục mầm non, tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đều là nữ nên khi có giáo viên nghỉ hậu sản thì việc tính số giờ dạy thêm giờ theo quy định tại “Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục công lập” của các cơ sở giáo dục mầm non không phù hợp với thực tế (hơn 200 giờ). Đề nghị tăng số giờ quy định được tính tiền thêm giờ thêm buổi tại các cơ sở giáo dục mầm non.

Cử tri tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu trình Chính phủ xem xét lại các điều kiện thực hiện chế độ thâm niên nhà giáo hiện chưa công bằng, còn bất cập.

Nhất là, đối với các trường hợp trước đây hưởng chế độ thâm niên đóng bảo hiểm xã hội nhưng khi được điều chuyển về công tác tại các Sở Giáo dục – Đào tạo, Phòng Giáo dục – Đào tạo (không còn là đối tượng được hưởng thâm niên) khi về hưu sẽ bị thiệt thòi vì theo quy định tại Điều 52, Điều 58 của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành thì mức lương hưu được tính trên cơ sở là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Theo GDVN

Dạy và học của Việt Nam đang thực hiện theo quy trình ngược với thế giới

"Các nước trên thế giới, học sinh thường xuyên phải di chuyển đến phòng học bộ môn, giáo viên được dạy cố định ở phòng học bộ môn dành cho họ".

Nhiều đại biểu đề nghị cải cách tiền lương cho giáo viên để đổi mới giáo dụcBộ Giáo dục sẽ báo cáo Quốc hội tiền làm chương trình, sách giáo khoa từng nămTriển khai ngay sách giáo khoa mới từ 2018 sẽ khó yên tâm về chất lượngMuốn thành công, chương trình mới cần tính đến cách mạng 4.0

Ngày 2/11, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, Quốc hội làm việc xung quanh nội dung việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới tại Nghị quyết số 88 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Đại biểu Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt 4 vấn đề căn bản.

Dạy và học của Việt Nam đang thực hiện theo quy trình ngược với thế giới - Hình 1

Đại biểu Quốc hội Ngô Thị Minh (ảnh quochoi.vn).

Theo đại biểu Quốc hội Ngô Thị Minh:

"Để thực hiện được chủ trương lấy người học làm trung tâm, vì lợi ích của người học thì việc quy hoạch lại mạng lưới trường lớp học dựa vào dân số, độ tuổi đến trường của học sinh đến trường từng cấp học đảm bảo sĩ số học sinh phù hợp với mỗi lớp học cần được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt.

Chính phủ phải có lộ trình, giải pháp điều chỉnh kịp thời, khắc phục tình trạng để lớp học quá đông hoặc quá ít diễn ra ở nhiều cơ sở giáo dục hiện nay, gây trở ngại cho hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.

Tình trạng học sinh tiểu học phải học trong tập thể lớp từ 60 - 70 học sinh không phải hiếm.

Đặc biệt, việc dồn ghép học sinh, sáp nhập trường lớp học ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn cần đảm bảo chất lượng và sự an toàn khi trẻ em đến trường, tránh tình trạng các em phải đi học quá xa, đường xá gập ghềnh trước tình trạng lũ ống, lũ quét, nắng mưa thất thường hiện nay".

Đại biểu Ngô Thị Minh cũng cho rằng:

"Việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp, lãng phí trong đầu tư cần sớm được khắc phục.

Trước hết, đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tạo điều kiện để Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển đổi cách thức tổ chức dạy và học mà Việt Nam hiện nay đang thực hiện theo quy trình ngược với thế giới.

Đó là tình trạng học sinh Việt Nam đang ngồi học cố định tại phòng học truyền thống, giáo viên phải di chuyển từ phòng học truyền thống này sang phòng học truyền thống khác để giảng dạy

Các nước trên thế giới, học sinh thường xuyên phải di chuyển đến phòng học bộ môn, giáo viên được dạy cố định ở phòng học bộ môn dành cho họ.

Chỉ khi đảo được cách thức này thì thiết bị dạy học đầu tư cho phòng học bộ môn mới thực sự phát huy hiệu quả, tránh lặp lại những hạn chế, bất cập như xảy ra khi thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X.

Khắc phục tình trạng giáo viên gặp nhiều trở ngại trong việc sử dụng thiết bị dạy học như thời gian vừa qua.

Khi đó, mô hình dạy học mới phù hợp với mỗi vùng miền, lấy học làm trung tâm mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tính đến mới có thể áp dụng được.

Các em sẽ được thảo luận nhóm, được phát triển năng lực bản thân và thầy cô mới đủ điều kiện để dạy học theo phương pháp dạy tích hợp liên môn, có điều kiện để đánh giá học sinh và giúp học sinh phát triển năng lực bản thân".

Cũng theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho rằng:

"Việc bố trí sắp xếp đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên trước tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên trong mỗi môn học, mỗi trường học, mỗi cấp học, mỗi vùng miền, mỗi địa phương hiện nay đang là bài toán khó giải trước yêu cầu cử sự nghiệp đổi mới. Rất cần sự chỉ đạo quyết liệt kịp thời hơn của Chính phủ.

Trước mắt, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương cho rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên theo năng lực, trình độ và khả năng tiếp cận phương pháp dạy học mới theo hướng tích hợp và liên môn, kể cả khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 88.

Để có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cho phù hợp, trong đó cần quy hoạch mạng lưới và đầu tư thỏa đáng cho các trường sư phạm hiện nay, làm rõ trách nhiệm đào tạo phân cấp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho các trường, trong đó cần coi trọng việc tự học để nâng cao trình độ và phát huy sức sáng tạo của mỗi thầy cô.

Đồng thời, cần có chính sách thỏa đáng để giúp số giáo viên dôi dư chuyển đổi nghề nghiệp, tìm việc làm mới.

Chính sách mới cần ghi nhận đóng góp của những thày cô đã đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp trồng người trong suốt chặng đường đã qua.

Không để tình trạng những giáo viên tâm huyết này phải rời ngành theo Quyết định 108 khi họ vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện tại. Đây là danh dự của mỗi thày cô đã chọn nghề nhà giáo".

Bà Ngô Thị Minh cho biết thêm:

"Hiện tại, một số tỉnh đã bố trí giáo viên dôi dư đi đào tạo lại để về dạy cấp học mầm non trong điều kiện cả nước đang thiếu hơn 30.000 giáo viên công lập ở cấp học này.

Tuy nhiên, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tín dụng cho các nhóm trẻ gia đình đủ điều kiện hoạt động, đảm bảo đầu ra hợp lý cho số giáo viên đào tạo lại.

Trên cơ sở đó đảm bảo quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng đối với mọi trẻ em ở cấp học mầm non.

Về lâu dài, chính sách đối với giáo viên cần được Quốc hội quan tâm để sớm đưa Luật Nhà giáo vào chương trình xây dựng luật năm 2019.

Vì áp dụng Luật Viên chức hiện nay đang gặp nhiều trở ngại và đang mâu thuẫn với Điều 58 của Luật Giáo dục, làm giảm vị thế nhà giáo do chưa xem xét đến nghề đặc thù, một nghề bất cứ xã hội nào cũng đòi hỏi phải có sự trân trọng tôn vinh".

Một vấn đề nữa mà đại biểu Ngô Thị Minh đề nghị Chính phủ cần nghiêm cứu, đó là:

"Vì ngân sách nhà nước có hạn, Quốc hội đã cố gắng dành 20% ngân sách nhà nước để đầu tư cho giáo dục.

Tuy nhiên, vai trò của ngành giáo dục trong việc tham mưu cho Chính phủ để phân bổ sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách này cũng đang là vấn đề lớn đặt ra.

Trước mắt, với giáo dục phổ thông đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu giải pháp để nâng cao vị thế nhà giáo.

Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đã đưa ra định hướng chỉ đạo đó là lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc theo vùng.

Để thực hiện được chủ trương này đề nghị nâng cao vị thế nhà giáo và tinh giản đội ngũ nhà giáo hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Đề nghị Chính phủ cần có giải pháp mạnh hơn nhằm tạo sự bình đẳng về vị thế nhà giáo giữa trường công lập và ngoài công lập.

Làm rõ trách nhiệm của nhà nước với mỗi học sinh ở cấp học mầm non và bậc học phổ cập trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập, làm rõ trách nhiệm của nhà nước trong việc kiểm soát chất lượng đầu tư và giảng dạy ở các cơ sở này sao cho tương xứng với mức học phí của người dân đóng góp.

Nếu làm rõ vấn đề này chắc chắn sẽ thu hút không ít nhà đầu tư tham gia đỡ gánh nặng với nhà nước".

Cuối cùng vị đại biểu này nhấn mạnh:

"Theo tôi, những nội dung này cần được Chính phủ xem xét khi sửa Luật Giáo dục năm 2018 và khi xây dựng Luật Nhà giáo, Luật Đối tác công tư mà tôi đã từng đề xuất với Quốc hội.

Đó là những công việc triển khai trước khi áp dụng chương trình sách giáo khoa mới trên phạm vi cả nước".

Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nữ khách hàng trong vụ "shipper bị đánh tử vong" kể cụ thể sự việc, bày tỏ rất hối hậnNữ khách hàng trong vụ "shipper bị đánh tử vong" kể cụ thể sự việc, bày tỏ rất hối hận
19:09:03 23/01/2025
Cháu trai "bắt quả tang" ông nội U70 lén làm 1 việc khi không có ai, tiết lộ sau đó khiến tất cả oà khócCháu trai "bắt quả tang" ông nội U70 lén làm 1 việc khi không có ai, tiết lộ sau đó khiến tất cả oà khóc
18:35:47 23/01/2025
Vũ Thu Phương sau ly hôn vui vẻ gói bánh chưng, Vy Oanh cùng chồng đại gia du xuânVũ Thu Phương sau ly hôn vui vẻ gói bánh chưng, Vy Oanh cùng chồng đại gia du xuân
23:33:33 23/01/2025
Phát hiện ung thư, Diva Hồng Nhung vẫn cố hoàn thành liveshow về Hà NộiPhát hiện ung thư, Diva Hồng Nhung vẫn cố hoàn thành liveshow về Hà Nội
23:07:54 23/01/2025
Các 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bốCác 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bố
19:03:50 23/01/2025
Cô gái Lạng Sơn xinh đẹp tìm được hạnh phúc bên chàng trai ngồi xe lănCô gái Lạng Sơn xinh đẹp tìm được hạnh phúc bên chàng trai ngồi xe lăn
22:17:06 23/01/2025
Tên tội phạm tình dục nguy hiểm nhất Cbiz ra tùTên tội phạm tình dục nguy hiểm nhất Cbiz ra tù
21:48:25 23/01/2025
Lý Nhã Kỳ, Thanh Thảo và nhiều sao Việt phẫn nộ vụ nam shipper bị đánh tử vongLý Nhã Kỳ, Thanh Thảo và nhiều sao Việt phẫn nộ vụ nam shipper bị đánh tử vong
23:29:25 23/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Về nhà, người phụ nữ choáng váng khi phát hiện "điều lạ" trên giường

Về nhà, người phụ nữ choáng váng khi phát hiện "điều lạ" trên giường

Lạ vui

23:40:34 23/01/2025
Một cặp vợ chồng ở Adelaide, Australia đã vô cùng hoảng sợ khi phát hiện một con gấu túi lẻn vào nhà và trèo lên giường ngủ của gia đình trong khi chú chó cưng của họ ngủ cách đó chỉ vài mét.
Chuyện gì đã xảy ra khiến Đoàn Văn Hậu xuất hiện với cái chân nẹp kín giữa buổi tiệc tất niên?

Chuyện gì đã xảy ra khiến Đoàn Văn Hậu xuất hiện với cái chân nẹp kín giữa buổi tiệc tất niên?

Sao thể thao

23:36:38 23/01/2025
Những ngày cuối năm hội cầu thủ bóng đá Việt Nam vừa hoàn thành các trận đấu trước khi nghỉ Tết, vừa tranh thủ tụ tập cùng bạn bè tổ chức tiệc tất niên.
Truy lùng danh tính sao nữ hạng A bị phốt cặp cùng lúc 6 đại gia, có bầu nhưng không ai nhận con

Truy lùng danh tính sao nữ hạng A bị phốt cặp cùng lúc 6 đại gia, có bầu nhưng không ai nhận con

Sao châu á

23:25:53 23/01/2025
Ngày 23/1, tờ iFeng đưa tin nam diễn viên Đặng Triệu Tôn gây xôn xao dư luận khi lên talkshow tiết lộ tin tức chấn động liên quan đến đời tư của 1 nghệ sĩ hạng A.
Khoa Pug lên tiếng về câu chuyện đầy đau thương của nam shipper ở Đà Nẵng

Khoa Pug lên tiếng về câu chuyện đầy đau thương của nam shipper ở Đà Nẵng

Netizen

23:20:21 23/01/2025
Khoa Pug - nam YouTuber đình đám, mỗi lần xuất hiện đều nhận được nhiều sự chú ý của cư dân mạng. Khoa Pug khiến dân tình xúc động với hành động nhỏ bé.
HOT: Hồ Quang Hiếu và vợ kém 17 tuổi chính thức đón con đầu lòng, tiết lộ xảy ra 1 sự việc ngoài dự đoán!

HOT: Hồ Quang Hiếu và vợ kém 17 tuổi chính thức đón con đầu lòng, tiết lộ xảy ra 1 sự việc ngoài dự đoán!

Sao việt

23:12:10 23/01/2025
Tối 23/1, ca sĩ Hồ Quang Hiếu thông báo bà xã Tuệ Như đã mẹ con con vuông nhóc tỳ đầu lòng. Theo đó, con của Hồ Quang Hiếu là bé trai, có tên thân mật là Hin.
Cách cắm hoa thược dược bằng xốp, chỉ 10 phút xong ngay 1 bình đẹp rực rỡ trưng Tết, mẹ vụng mấy cũng làm được!

Cách cắm hoa thược dược bằng xốp, chỉ 10 phút xong ngay 1 bình đẹp rực rỡ trưng Tết, mẹ vụng mấy cũng làm được!

Sáng tạo

22:55:43 23/01/2025
Với nhiều người, Tết mà trong nhà thiếu bình thược dược là cảm giác không thể trọn vẹn. Khi nói đến nghệ thuật cắm hoa, sự đơn giản luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ.
3 người đánh shipper ở Đà Nẵng tử vong bị khởi tố tội 'cố ý gây thương tích'

3 người đánh shipper ở Đà Nẵng tử vong bị khởi tố tội 'cố ý gây thương tích'

Pháp luật

22:14:08 23/01/2025
Chiều 23-1, Công an huyện Hòa Vang, Đà Nẵng cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ba người đánh shipper giao hàng tử vong đêm 18-1.
Củng cố hồ sơ để xử lý TikToker có nồng độ cồn, livestream khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra

Củng cố hồ sơ để xử lý TikToker có nồng độ cồn, livestream khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra

Tin nổi bật

21:32:51 23/01/2025
Khi cảnh sát giao thông dừng xe để kiểm tra, tài xế B.V.N. không hợp tác mà dùng điện thoại livestream (phát trực tiếp) trên nền tảng TikTok.
Xuân vận 2025 - Cuộc di chuyển lớn ở Trung Quốc với 9 tỷ lượt người

Xuân vận 2025 - Cuộc di chuyển lớn ở Trung Quốc với 9 tỷ lượt người

Thế giới

21:03:44 23/01/2025
Chính sách miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc trong các ngày lễ, Tết theo quy định của pháp luật, được Trung Quốc chính thức thực hiện từ năm 2012.
Cách sử dụng retinol cho da mụn

Cách sử dụng retinol cho da mụn

Làm đẹp

21:01:21 23/01/2025
Bạn có thể sử dụng retinol với tần suất cách ngày. Ngoài ra, để giảm nguy cơ kích ứng, cần đảm bảo duy trì các bước chăm sóc da cơ bản, sử dụng kem dưỡng ẩm trước khi áp dụng phương pháp điều trị bằng retinol.