Đề nghị siết tín dụng ở mức 12 – 14%
Tuy tín dụng 9 tháng đầu năm mới đạt hơn nửa chỉ tiêu cả năm, song giới chuyên gia ủng hộ việc siết tín dụng để kiểm soát lạm phát. Theo đó, tín dụng năm 2018 chỉ nên tăng ở mức 12 – 14%.
Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng
Tiền đang quá nhiều trong nền kinh tế
“Bóng ma” lạm phát đang đuổi tới sau lưng chúng ta là nhận định chung của nhiều chuyên gia kinh tế. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, lạm phát năm 2018 khó đạt mục tiêu 4%. Trong năm 2019, lạm phát thậm chí sẽ còn vượt xa con số này.
Trong đó, thủ phạm lớn nhất gây ra lạm phát là giá xăng dầu. Giá xăng dầu tăng mạnh thời gian qua đã khiến giá cả đầu vào nhiều hàng hóa tăng mạnh. Riêng việc tăng thuế bảo vệ môi trường lên kịch trần từ đầu năm tới sẽ tạo áp lực lớn lên lạm phát. Tính toán sơ bộ của VEPR cho thấy, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu tăng thêm 1.000 đồng/lít từ ngày 1/1/2019 có thể làm lạm phát tăng thêm 1,6 điểm phần trăm trong năm tới.
Đến thời điểm này, nhiều ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức tăng trưởng tín dụng và đang đề nghị ngân hàng Nhà nước nới room. Tuy nhiên, tôi đồng ý với việc ngân hàng Nhà nước siết tăng trưởng tín dụng, vì nếu đưa lượng tiền lớn vào lưu thông trong những tháng cuối năm, thì lạm phát chắc chắn sẽ tăng mạnh.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế
Video đang HOT
Đồng tình ý kiến này, PGS-TS Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế cảnh báo thêm, USD tăng mạnh đang khiến Việt Nam phải nhập khẩu lạm phát do nhập khẩu nguyên liệu.
Chính vì nguy cơ lạm phát gia tăng, giới chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục kiểm soát tín dụng để chống lạm phát, đồng thời giảm bớt lượng sức ép thanh khoản, thu hẹp chênh lệch tín dụng/GDP.
Trong 9 tháng đầu năm nay, tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt hơn một nửa chỉ tiêu đề ra của cả năm. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế đều cho rằng, không nên đẩy mạnh cung tiền. Hơn nữa, tỷ lệ tín dụng/GDP ở nước ta đang quá cao, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể, hiện dư nợ tín dụng nước ta đạt khoảng 7 triệu tỷ đồng, tương đương 130% GDP.
Theo báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia SSI Retail Research, chỉ số tín dụng/GDP cao cảnh báo tiền trong nền kinh tế quá nhiều, nếu không kiểm soát sẽ gây ra lạm phát như từng xảy ra trong năm 2008 và 2010. Báo cáo cũng khuyến nghị, tăng trưởng tín dụng cần được kiểm soát chặt, nhằm giảm bớt sức ép thanh khoản, thu hẹp chênh lệch tín dụng/GDP và giữ lạm phát ở mức hợp lý.
Trước đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng nhiều lần cho rằng, tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam là quá nóng và nên hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 17% như hiện nay xuống dưới 14%, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.
Chỉ nên tăng tín dụng 12 – 14%
Đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chỉ thị tuyên bố siết tín dụng các lĩnh vực rủi ro, đồng thời khẳng định sẽ không gia hạn tín dụng cho bất kỳ ngân hàng nào.
TS. Phạm Thế Anh cho rằng, Việt Nam đã vượt qua giai đoạn suy giảm và đang lấy lại tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, chúng ta cần hướng vào tăng trưởng bền vững, thực chất, tránh tăng trưởng dựa quá nhiều vào tín dụng như trước đây.
“Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay gần như đã đạt được. Vì vậy, chính sách tiền tệ cần chuyển hướng từ hỗ trợ tăng trưởng sang thận trọng với lạm phát, vì sức ép lạm phát là nguy cơ lớn nhất của nền kinh tế trong mấy tháng cuối năm. Tôi cho rằng, trong năm nay, tín dụng chỉ nên tăng 10 – 12%, hạn chế cung tiền ra nền kinh tế”, TS. Phạm Thế Anh khuyến nghị.
Giới chuyên gia cũng cho rằng, trong năm tới, Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục điều hành tín dụng theo hình thức phân giao chỉ tiêu cho từng ngân hàng, dựa trên cơ cấu tín dụng và sức khỏe của từng ngân hàng. Đồng thời, việc phân giao này cũng sẽ tránh được hiện tượng ngân hàng quá “rộng tay” khi cho vay, dẫn đến các rủi ro cho hệ thống.
Theo InfoMoney
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì về khống chế tăng trưởng tín dụng 17%?
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, mức tăng trưởng tín dụng 17% của năm 2018 là một chỉ tiêu phù hợp để vừa đạt được tăng trưởng cũng như bảo đảm kiểm soát lạm phát.
Theo báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2018 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm 2018 đang ở mức 8,18%.
Với mức 8,18% nói trên, tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm nay đang ở mức thấp nhất trong bốn năm trở lại đây.
Cụ thể, tháng 8/2017, tăng trưởng tín dụng ước tính theo cập nhật của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia là 11,5% so với cuối năm 2016. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng tính đến 31/8/2016 so với cuối năm liền trước là 9,67%; tính đến hết tháng 8/2015 tăng trưởng tín dụng ở mức 10,23% so với cuối năm 2014.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú
Với kết quả trên, tăng trưởng tín dụng tháng 8/2018 tiếp tục thể hiện nhịp thấp với tốc độ khá đều qua các tháng từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, theo chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành, nửa cuối 2018 sẽ không tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho hầu hết các ngân hàng thương mại.
Về vấn đề này, trước câu hỏi đặt ra rằng chỉ số tăng trưởng tín dụng của năm 2018 có quá thấp trong khi nhu cầu vốn cho những tháng cuối năm rất cao, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2018, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng, chỉ số tín dụng là chỉ số điều hành vĩ mô để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Vì vậy để có được chỉ số tín dụng hợp lý đối với nền kinh tế là yêu cầu rất cao, phải thực hiện đồng thời.
Theo đó, thứ nhất là tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho nền kinh tế. Thứ hai phải thực hiện được mục tiêu kiểm soát lạm phát; đến thời điểm hiện nay cũng đã hết 8 tháng và tăng trưởng nền kinh tế nhìn chung rất khả quan.
Kiểm soát lạm phát mặc dù dưới 4% nhưng vẫn cần cảnh giác với việc này từ nay đến cuối năm. Chính vì vậy, theo ông Tú, việc điều hành chỉ số tăng trưởng tín dụng, đặt ra ngay từ đầu năm là khoảng 17% cũng có thể thấp hơn hoặc cao hơn tùy theo nhu cầu thực tế của nền kinh tế.
Đến thời điểm 30/8, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8,5%, mới được một nửa so với chỉ tiêu 17%. Với tính toán hiện nay, 17% có thể là một chỉ tiêu phù hợp để vừa đạt được tăng trưởng cũng như bảo đảm được kiểm soát lạm phát.
Về vấn đề nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đặc biệt với những lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đều đã có kế hoạch và các ngân hàng thương mại vẫn luôn đảm bảo thanh khoản cho những lĩnh vực ưu tiên này.
Theo theleader.vn
Lợi nhuận ngân hàng 9 tháng được dự báo tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm ngoái HSC dự báo các ngân hàng sẽ có lợi nhuận tốt trong 9 tháng đầu năm mặc dù tăng trưởng tín dụng chậm lại nhờ tỷ lệ NIM có vẻ cao hơn khi lãi suất cho vay tăng và các dòng lợi nhuận khác tăng mạnh. Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) vừa đưa ra các dự báo về tình hình lợi nhuận...