Đề nghị phía Trung Quốc cung cấp thông tin xả lũ
Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Quản lý tài nguyên nước chủ động phối hợp với các địa phương làm việc với các tỉnh biên giới phía Trung Quốc về việc cung cấp thông tin xả lũ các hồ chứa phục vụ công tác dự báo, cảnh báo nhằm ứng phó với hiện tượng lũ bất ngờ từ thượng nguồn các sông xuyên biên giới.
Theo Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa được ban hành, hiện tượng ENSO (khái niệm để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương – Đông Ấn Độ Dương) nhiều khả năng sẽ chuyển sang trạng thái trung tính từ khoảng tháng 6 và duy trì cho đến hết năm 2018.
Dự báo số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong năm 2018 tương đương so với trung bình nhiều năm. Cụ thể sẽ có khoảng 12 – 14 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó khoảng 4-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam. Thời kỳ đầu mùa, bão và áp thấp nhiệt đới có xu hướng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm ở khu vực phía Bắc Biển Đông và xu hướng sẽ dịch dần về phía Nam Biển Đông trong những tháng cuối năm 2018.
Bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng nhiều hơn tới khu vực Trung Bộ. Các hiện tượng thiên tai khí tượng thủy văn khác vẫn có khả năng diễn biến phức tạp, khó lường.
Vì vậy đòi hỏi công tác dự báo, cảnh báo thiên tai cần phải bảo đảm thường xuyên, liên tục, theo sát diễn biến của thiên tai, tăng cường việc cảnh báo sớm, cung cấp kịp thời thông tin dự báo, cảnh báo để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
Nước lũ dâng cao ở con suối Nậm Ban (Lai Châu) vào những ngày cuối tháng 6 vừa qua (Ảnh minh hoạ).
Nâng cao chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phân công cụ thể trách nhiệm và sự phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ.
Video đang HOT
Trong đó, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn được giao chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát, kiểm tra toàn bộ phương tiện, máy móc, trang thiết bị, thông tin liên lạc đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống, hiện thiện các phương án, công cụ dự báo khí tượng thuỷ văn. Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, giám sát các hiện tượng khí tượng thuỷ văn nguy hiểm, cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin về thiên tại cho các cơ quan theo quy định phục vụ công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn cũng phải nâng cao chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, trọng tâm là nâng thời hạn dự báo, cảnh báo sớm bão đến 5 ngày, áp thấp nhiệt đới đến 3 ngày và cảnh báo mưa lớn, lũ lớn trước 1-2 ngày. Chú trọng việc dự báo thời tiết điểm, mưa lớn định lượng và chi tiết hoa các cấp độ rủi ro thiên tai phục vụ công tác phòng chống.
Tổng cục Môi trường được giao nhiệm vụ phối hợp với Tổng cục khí tượng Thuỷ văn triển khai các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai, sự cố gây ra; theo dõi chặt chẽ tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực xảy ra thiên tai.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xử lý kịp thời những sự cố xảy ra trên biển, tăng cường quan trắc và truyền số liệu mực nước biển phục vụ công tác cảnh báo sóng thần, số liệu liên quan trắc sóng và dòng chảy bằng rada biển phục vụ dự báo, cảnh báo thiên tai hải văn.
Đáng chú ý, Cục Quản lý tài nguyên nước phải tăng cường kiểm tra đột xuất, thanh tra và kiên quyết xử lý vi phạm đối với các trường hợp không tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa. Tăng cường theo dõi, giám sát việc vận hành của các hồ thông qua việc áp dụng công nghệ giám sát vận hành trực tuyến nhằm bảo đảm việc tuân thủ quy trình, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, nâng cao hiệu quả phối hợp vận hành điều tiết giảm lũ, cấp nước cho hạ du.
“Chủ động phối hợp với các địa phương làm việc với các tỉnh biên giới phía Trung Quốc về việc cung cấp thông tin xả lũ các hồ chứa phục vụ công tác dự báo, cảnh báo nhằm ứng phó với hiện tượng lũ bất ngờ từ thượng nguồn các sông xuyên biên giới. Đẩy nhanh việc triển khai, hoàn thành dự án Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát nguồn nước xuyên biên giới Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn I, để có số liệu cung cấp, trao đổi với Trung Quốc và phục vụ dự báo” – bản kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi rõ.
Đẩy mạnh tuyên truyền về bão và thiên tai khác tới cộng đồng
Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bão và các thiên tai khác cho cộng đồng như các thông tin về gió trung bình cao nhất, gió giật mạnh tức thời, vùng ảnh hưởng bảo, các hiện tượng nguy hiểm kèm theo bão…
Đồng thời phối hợp với Viện Vật lý địa cầu và các đơn vị, địa phương có liên quan để khoanh vùng, tăng cường dự báo khí tượng thuỷ văn cho khu vực xảy ra thiên tai, sự cố môi trường, tràn dầu trên biển và khu vực xảy ra động đất, sóng thần phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả.
Thế Kha
Theo Dantri
Nắng hầm hập như chảo lửa, Hà Nội sắp đón mưa lớn
Ông Nguyễn Văn Hưởng - Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn cho biết, "trong thời gian tới mưa lớn sẽ tiếp tục ở khu vực Bắc Bộ, điển hình là ngày 7.7 ở khu vực vùng núi, trung du Bắc Bộ sẽ có một đợt mưa nữa".
Sau những ngày nắng nóng đổ lửa, Hà Nội và nhiều tỉnh sẽ đón mưa lớn. (Ảnh: Phan Anh)
Nắng nóng gay gắt tiếp tục xảy ra trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất tại Hà Nội phổ biến 37-39 độ C, có nơi trên 40 độ C. Cuộc sống của nhiều người dân gần như bị đảo lộn.
Ông Nguyễn Văn Hưởng chia sẻ: "Đợt nắng nóng này bắt đầu từ ngày 30.6, trên diện rộng từ khu vực Bắc Bộ, sang đầu tháng 7 xuất hiện ở đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ (từ Thanh Hóa trở vào khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận).
Nắng nóng đặc biệt gay gắt xảy ra ở nam đồng bằng Bắc Bộ, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ở những khu vực này, chúng tôi đo được nhiệt độ lên đến 39 đến 40 độ C.
Nhiều nơi ở miền Trung, nhất là khu vực vùng núi phía tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nhiệt độ lên tới trên 40 độ C. Đặc biệt ở Tĩnh Gia (Thanh Hóa) nhiệt độ trong hai ngày đầu tháng 7 lên đến 40,4 đến 40,5 độ C, khu vực Phủ Lý (Hà Nam) cũng xấp xỉ trên 40 độ C".
Ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết, mưa dông diện rộng sắp diễn ra. Ảnh: Phan Anh
Sau đợt nắng nóng này sẽ còn hai đợt nắng nóng nữa nhưng mức độ giảm bớt.
Tuy nhiên, trả lời báo chí, ông Hưởng cho biết: "Ngày 7.7, mưa dông diện rộng sẽ kết thúc nắng nóng ở Bắc Bộ và khu vực Trung Bộ. Nguyên nhân của đợt nắng nóng này xuất phát từ vùng thấp nóng phía Tây, đợt này lại có thêm hiệu ứng gió phơn. Chúng tôi đang theo dõi đợt mưa này và sẽ đưa ra những cảnh báo sớm, có những nhận định chính xác hơn".
Thời tiết đang diễn biến thất thường, sau đợt mưa lớn từ ngày 24.6, miền Bắc lập tức chìm vào đợt nóng kỷ lục vào bắt đầu từ ngày 30.6 đến nay, người dân nên có những biện pháp bảo vệ sức khỏe.
Năm nay, theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ở biển Đông là khoảng 12 đến 13 cơn. Trong đó, có khoảng 4 đến 5 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền chúng ta, thấp hơn so với những năm trước (khoảng 5 đến 6 cơn)".
PHAN ANH
Theo Laodong
Tin mới vụ phát hiện "vật thể lạ" phát sáng rơi xuống rừng ở Hà Giang Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang thông tin, không thấy đơn vị nào đến xác nhận là chủ nhân của "vật thể lạ" rơi xuống rừng gây xôn xao dư luận. Hình ảnh thiết bị lạ rơi xuống rừng ở Hà Giang. Ảnh H.C Sáng 22/6, Đại tá Nguyễn Công Dần, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà...