Đề nghị nâng thêm tầng tại các trường học ở TP Hồ Chí Minh để đáp ứng nhu cầu
Trong khi quỹ đất của thành phố ngày càng hạn hẹp, số học sinh lại liên tục gia tăng vào năm học mới đã làm ảnh hưởng nhiều đến công tác dạy và học hiện nay tại TP Hồ Chí Minh.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, năm học mới 2019 -2020, thành phố tăng khoảng 75.434 học sinh. Trong đó, bậc mầm non tăng 7.293, bậc tiểu học tăng 21.711, bậc THCS tăng 26.435 và bậc THPT tăng 19.995 học sinh. Số học sinh tăng nhiều ở bậc tiểu học và THCS, đồng thời tập trung tại một số quận, huyện như: Quận 7, 9, 12, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức; huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi. Để chuẩn bị cho năm học học mới, ngành giáo dục dự kiến sẽ đưa vào sử dụng 1.476 phòng học mới, trong đó số phòng học tăng thêm là 1.239 phòng, xây thay thế là 237 phòng, tập trung ở quận 7, 9, Thủ Đức, Bình Tân…
Việc sĩ số lớp học có trên 40 – 50 học sinh/lớp tại nhiều quận, huyện đã hạn chế phần nào công tác quản lý và chất lượng giảng dạy của các trường.
Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, cho biết năm học 2019-2020 vẫn đảm bảo 100% con em sinh sống tại thành phố có đủ chỗ học. Tuy nhiên, việc giảm sĩ số học sinh/ lớp học và đảm bảo học sinh học hai buổi/ ngày còn gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo chỉ tiêu đến năm 2020 đạt 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi), TP Hồ Chí Minh có kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 với 832 dự án, quy mô 15.940 phòng học với tổng kinh phí gần 70.000 tỷ đồng. Tính đến tháng 6 năm 2019, TP Hồ Chí Minh đã đạt 278 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học.
Tại các thành phố lớn, quỹ đất dành xây dựng giáo dục rất hạn hẹp.
Trong quá trình khảo sát về công tác chuẩn bị năm học mới tại một số quận, huyện, ông Trần Trung Mậu, Phó chủ tịch Hội Cựu giáo chức TP Hồ Chí Minh đánh giá cao công tác đảm bảo cơ sở vật chất của các quận, huyện. Tuy nhiên, theo ông Mậu, hiện vẫn còn một số trường có cơ sở vật chất xuống cấp, chưa được sửa chữa kịp thời, gây khó khăn cho công tác tuyển sinh của nhà trường.
Video đang HOT
“Chẳng hạn như hai trường THCS- THPT Diên Hồng và Sương Nguyệt Ánh (quận 10) trước đây rất đông học sinh, nhưng trong những năm gần đây nhà trường tuyển sinh rất khó, nguyên nhân một phần do trường đã bị xuống cấp nhiều”, ông Mậu cho biết. Tương tự, đại diện Ủy ban MTTQ huyện Cần Giờ cũng cho hay trường tiểu học An Thới Đông đang xuống cấp trầm trọng. Vào mùa mưa bão, học sinh và giáo viên không an tâm dạy và học. Theo đó, ngành giáo dục phải có kế hoạch chỉnh trang lại trường lớp để thầy và trò có thể yên tâm.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Liễu, Ủy viên thường trực Ủy ban MTTQ quận Gò Vấp, quận hiện cũng gặp áp lực lớn về trường lớp vì có số học sinh tăng. “Qua giám sát tình hình thực tế ở địa phương, để đảm bảo nhu cầu học của học sinh trên địa bàn, quận cần phải xây dựng thêm hai trường tiểu học mới ở phường 9, phường 12 vì hai phường này chưa có trường tiểu học. Tương tự tại phường 1, 9, 7 và 5 cũng cần phải xây dựng thêm trường THCS”, bà Liễu đề xuất.
Bà Bùi Thị Diễm Thu cho biết, hiện nay quỹ đất tại TP Hồ Chí Minh không còn nhiều nên để tăng số phòng học trong những năm học tới, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp. Theo đó, tiếp tục quy hoạch mạng lưới trường lớp và rà soát lại quỹ đất để đầu tư xây mới, sửa chữa những phòng học cũ, đồng thời kêu gọi xã hội hóa.
Tại buổi hội thảo chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học mới do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức vào chiều 14/8, bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh, cho rằng việc quy định về xây dựng trường lớp chỉ được xây tối đa 3 tầng như vậy rất khó đảm bảo đáp ứng nhu cầu trường lớp tại những thành phố có số học sinh tăng nhanh và quỹ đất lại bị hạn hẹp. Theo đó, bà Khánh đề xuất bên cạnh sửa chữa lại những phòng học đã cũ, xây dựng phòng học mới cũng cần phải có hướng xây thêm tầng trường học với những thành phố có số học sinh tăng.
Để đảm bảo nhu cầu về trường lớp và nâng cao chất lượng giáo dục thành phố, tại Hội nghị Tổng kết năm học 2018 – 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020, do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức mới đây, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP đề nghị lãnh đạo UBND các quận, huyện rà soát lại quy hoạch đất tại địa phương, phải tập trung ưu tiên đất cho giáo dục. Đề nghị các sở ngành có liên quan tăng cường phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để tham mưu cơ chế giải quyết khó khăn trong việc kêu gọi xã hội hóa giáo dục. Thành phố khuyến khích kêu gọi các đơn vị, các doanh nghiệp cùng tham gia liên kết, hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục.
Bài và ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức
TP.HCM đi đầu trong đổi mới sáng tạo dạy học tiếng Anh
Là địa phương có điểm trung bình tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia cao nhất cả nước trong 3 năm liên tục (năm 2017 5.92 điểm, năm 2018 5.06 điểm, năm 2019 5.79 điểm), TP.HCM được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong đổi mới sáng tạo dạy học bộ môn này với nhiều chủ trương đúng đắn, kịp thời.
Học sinh Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (Q.Tân Phú, TP.HCM) trong Ngày hội giao tiếp tiếng Anh
Tự chọn chương trình học
Theo đó, tại TP.HCM, học sinh công lập có thể lựa chọn một trong các chương trình học tiếng Anh như: chương trình tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh đề án, chương trình giảng dạy Toán và Khoa học bằng tiếng Anh...
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, bên cạnh chương trình đề án tiếng Anh của Bộ GD&ĐT, triển khai dạy tiếng Anh cho học sinh từ lớp 3, TP.HCM đã xin phép Bộ để thực hiện chương trình tiếng Anh tăng cường từ 20 năm nay.
Với chương trình này, các em được học tiếng Anh trong trường công lập ngay từ lớp 1 với thời lượng 8 tiết/tuần. Đến nay, thành phố đã có 94,5% học sinh lớp 1 được học tiếng Anh ngay trong trường tiểu học.
Đặc biệt để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong nhà trường, TP.HCM đã đưa chương trình "Dạy và học các môn Toán, Khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam" (gọi tắt tiếng Anh tích hợp) vào giảng dạy tại các trường công lập trên địa bàn TP.HCM.
Theo đó, với chương trình tiếng Anh tích hợp, học sinh được học 8 tiết/tuần các môn Toán, Khoa học và tiếng Anh do 100% giáo viên bản ngữ giảng dạy. Hiện nay, chương trình được triển khai tại bậc tiểu học, THCS, THPT. Đây được đánh giá là một bước đột phá trong dạy học ngoại ngữ của TP.HCM trong xu thế hội nhập.
Học sinh TP.HCM được tạo điều kiện học tiếng Anh và các môn khoa học với giáo viên nước ngoài
Để nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong trường phổ thông, TP.HCM có chính sách riêng về đào tạo đội ngũ giáo viên. Theo khảo sát chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế của TP vào năm 2012 cho thấy chỉ có khoảng 5% giáo viên đạt yêu cầu. Thời gian qua, TP đã sử dụng ngân sách nhà nước để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế, đến nay có 70% giáo viên đạt chuẩn.
Đẩy mạnh xã hội hóa GD trong dạy tiếng Anh
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần quan trọng cho chất lượng dạy học tiếng Anh tại TP.HCM được nâng cao đó chính là "nhờ" vào chủ trương xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục, các trung tâm ngoại ngữ phát triển. Từ đó, phụ huynh có nhiều lựa chọn và đầu tư cho con học tiếng Anh trong môi trường học ngoại ngữ chuẩn, tăng cường thực hành, giao tiếp với người nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP, hiện nay thành phố có hơn 700 trung tâm tiếng Anh. Ngoài được tạo điều kiện học tiếng Anh trong trường công lập với nhiều chương trình tiếng Anh đa dạng, tiên tiến, học sinh TP.HCM còn được phụ huynh đầu tư học thêm ở các trung tâm ngoại ngữ.
Với chương trình tiếng Anh tự chọn, Sở GD-ĐT TP.HCM đã cho phép giáo viên bản ngữ vào giảng dạy, tăng thực hành, giao tiếp tiếng Anh chuẩn cho học sinh. Tuy nhiên, ông Hiếu nhấn mạnh rằng nhu cầu giáo viên bản ngữ của thành phố hiện rất lớn và Sở GD&ĐT sẵn sàng hỗ trợ, có chính sách đưa giáo viên bản ngữ vào dạy ở các trường phổ thông.
Hồng Đăng
Theo GDTĐ
TP.HCM tăng hơn 75 ngàn học sinh trong năm học mới Ngày 11/7, kỳ họp lần thứ 15, HĐND TPHCM khóa IX đã khai mạc. Học sinh Trường THCS-THPT Đào Duy Anh, TP.HCM. Ảnh minh họa Tại kỳ họp này, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM đã báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của năm học 2018 - 2019, công tác chuẩn bị cho năm học 2019 - 2020....