Đề nghị luật Giáo dục quy định chuẩn mực ứng xử cho giáo viên

Theo dõi VGT trên

Bộ Giáo dục đã quy định về đạo đức nhà giáo, tuy nhiên nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần đưa vào luật để nâng cao tính pháp lý.

Sáng 12/3, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự luật Giáo dục (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, xưa nay nghề giáo được xem là cao quý, người dân tôn trọng. Tuy nhiên, gần đây xảy ra một số vụ giáo viên xâm hại học sinh, cá biệt nhưng được cả xã hội quan tâm.

“Một vài người lệch chuẩn mực, vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý, nhưng những hành vi đó tác động lớn đến tâm lý của xã hội. Tôi mong muốn dự luật Giáo dục có quy định rõ ràng để giáo viên thực hiện”, bà Nga nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng, ở chương 6 (Nhà trường gia đình và xã hội) cần cân nhắc đưa thêm điều phù hợp với Luật trẻ em, xác định trách nhiệm của nhà trường, giáo viên, xã hội trong việc bảo vệ người học.

Đề nghị luật Giáo dục quy định chuẩn mực ứng xử cho giáo viên - Hình 1

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Theo bà Nga, dự luật không có điều cấm chung, chỉ có điều 21 “cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục”, nêu một số hành vi nhà giáo không được làm, quy định tiêu chuẩn nhà giáo, như: phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có phong cách, tự trọng, được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo sức khỏe.

“Chúng tôi rất mong muốn dự luật có thêm quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo, như ngành y thì có y đức, để giáo viên thực hiện, tránh trường hợp như thời gian qua”, bà Nga đề xuất.

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đồng tình với bà Nga khi thời gian qua, các hành vi thiếu chuẩn mực của nhà giáo xuất hiện, không nhiều nhưng lại ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt là tác động lớn lên vị thành niên.

Bà Hải phân tích, trong dự luật, tất cả quy định về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn… của nhà giáo đều là quy định trong giờ học, giờ chính khóa. Tuy nhiên, sự việc xảy ra ở Bắc Giang, thầy giáo có hành vi không đúng mực với học sinh lớp 5A Trường tiểu học Tiên Sơn lại xảy ra vào giờ dạy thêm, sau khi thầy uống rượu.

“Nếu nói thẳng ra là thầy đang đi dạy thêm. Luật không cấm dạy thêm, chỉ quy định không ép học sinh đi học thêm để thu tiền. Trong các quyền của nhà giáo cũng không nói có quyền đi dạy thêm hay không?”, bà Hải nói và đánh giá chương Nhà giáo đã tương đối đầy đủ, nhưng có một sở hở là chưa có phần quản lý giáo viên khi đi dạy thêm.

Nếu xảy ra sai phạm thì xử lý theo pháp luật, nhưng việc quản lý nhà nước đối với vấn đề này thì còn bỏ ngỏ. “Tôi rất trăn trở, đề nghị nghiên cứu, bổ sung một số điều liên quan đến vấn đề này. Nếu thầy dâm ô học sinh tại lớp học thêm hoặc tại nhà học sinh khi dạy gia sư thì xử lý thế nào?”, bà Hải nói.

Hiện ngoài Luật viên chức, nhà giáo còn bị điều chỉnh bởi quy định về đạo đức (theo Quyết định 16/2008 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo). Văn bản nêu rõ, nhà giáo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đáp ứng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong phù hợp. Để giữ gìn truyền thống đạo đức, nhà giáo bị cấm 11 điều, trong đó có cấm không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác…

Đầu tháng 3, cả nước xảy ra nhiều vụ giáo viên vi phạm đạo đức nghề giáo. Tại Bắc Giang, ông Dương Trọng Minh (38 tuổi, giáo viên trường Tiểu học Tiên Sơn) bị một số phụ huynh tố giác có hành vi uống rượu, sờ soạng nhiều học sinh. Công an huyện Việt Yên sau khi điều tra đưa ra kết luận ông Minh “véo tai, sờ mông và đùi” một số học sinh, không đủ chứng minh hành vi dâm ô.

Hoàng Thùy

Video đang HOT

Theo VNE

Nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề là đề xuất ảo tưởng về bằng cấp

Việc xuất hiện thêm chứng chỉ hành nghề là một đề xuất cảm tính, không hợp thời và có vẻ ảo tưởng về hiệu quả của các bằng cấp, chứng chỉ mang lại cho giáo dục

LTS: Trước đề xuất nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề, tác giả Nhật Khoa đã thẳng thắn cho rằng, không thể yêu cầu giáo viên đang giảng dạy phải có, nó phát sinh nhiều hệ lụy, tiêu cực và không làm cho giáo viên dạy tốt hơn.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Tại hội thảo góp ý các nội dung về chính sách nhà giáo trong dự thảo luật Giáo dục sửa đổi sáng ngày 10/1, một số ý kiến góp ý cho rằng cần có quy định về cấp chứng chỉ hành nghề cho người làm công tác giảng dạy nói chung để quản lý nghề nghiệp rất đặc thù này.

Hội thảo tập trung bàn về các vấn đề như vị trí, vai trò, tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và các chính sách đối với nhà giáo.

Sau liên tiếp các vụ việc tiêu cực diễn ra, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến chủ đề đạo đức nhà giáo và bồi dưỡng giáo viên.

Nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề là đề xuất ảo tưởng về bằng cấp - Hình 1

Giáo viên có cần phải có chứng chỉ hành nghề? (Ảnh minh họa: vtv.vn).

Tại sao có đề xuất giáo viên phải có chứng chỉ hành nghề

Ông Lê Quán Tần, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng việc đào tạo giáo viên hiện nay đang có phần "thả nổi".

Điều này dẫn đến một điều đau khổ là người học giỏi chưa chắc đã có việc làm, người kém thì vì một lý do nào đó vào ngồi chỗ đó. Dẫn đến ngành giáo dục, thầy không giỏi và trò thế nào thì chúng ta biết rồi.

Ông Tần kiến nghị, trong Luật Giáo dục cũng cần có những điều kiện hành nghề nhà giáo, trong đó có điều kiện về đạo đức nghề nghiệp.

"Có một điều mà hiện Luật giáo dục cũng chưa đề cập là có hay không có chứng chỉ hành nghề dạy học.

Ở Nhật Bản những người được đào tạo sư phạm để trở thành giáo viên tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, nhưng muốn đi dạy phải có chứng chỉ hành nghề sư phạm. Chứng chỉ này sẽ có hiệu lực trong vòng 10 năm".

Ông Tần cho rằng quyền năng của cơ quan quản lý giáo dục sẽ được thực hiện trong tất cả các cơ sở giáo dục nếu như có quy định về chứng chỉ hành nghề.

"Giờ có những giáo viên tát học sinh đến nỗi phải vào bệnh viện. Khi có chứng chỉ hành nghề thì chỉ cần rút chứng chỉ vì vi phạm tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo, chứ không phải cứ thực hiện hành vi xong rồi nói xin lỗi do nóng nảy hay còn thiếu kinh nghiệm.

Cái này như là một luật vô hình, phi văn bản về những tiêu chuẩn về đạo đức nhà giáo. Có như vậy thì mới chọn ra được những người có trách nhiệm với xã hội, không làm ẩu, làm theo ý mình mà bỏ qua nghề nghiệp".

Lo phát sinh tiêu cực "mua" chứng chỉ

Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra thông tư 20-23/2015/TTLT BNV - BGDĐT ban hành chức danh nghề nghiệp giáo viên thì giáo viên đang giảng dạy phải rất khổ sở, tốn kém nhiều thời gian, chi phí, sức khỏe để "chạy" những chứng chỉ như Ngoại ngữ theo chuẩn Châu Âu, Tin học, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp...

Nó là những "giấy phép con" đã hành giáo viên, làm xuất hiện nhiều tiêu cực trong việc trong việc thi, cấp chứng chỉ...nhưng không mang lại bất kỳ lợi ích gì cho việc giảng dạy.


Ngay thời điểm này, nhiều đề xuất về thu nhập, chế độ giáo viên chưa có dấu hiệu khởi sắc vì nguồn ngân sách để chi lương còn khó khăn, thì nay đề xuất chứng chỉ hành nghề giáo viên tiếp tục gây khó cho giáo viên.Thật sự khi giáo viên đã "chạy" các chứng chỉ trên thì giáo viên không hề dạy tốt hơn, thậm chí còn chán nản nhiều hơn.

Cơ quan nào cấp chứng chỉ hành nghề giáo viên? Có tiêu cực trong cấp chứng chỉ hành nghề hay không? Có tiêu cực "mua" chứng chỉ trên hay không?

Đây cũng là lo lắng chung của nhiều giáo viên về việc tiếp tục phát sinh tiêu cực trong việc học, cấp chứng chỉ hành nghề giáo viên và hiệu quả của nó mang lại.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng cách nào?

Trước hết theo quan điểm của cá nhân tôi, việc xuất hiện thêm chứng chỉ hành nghề là một đề xuất cảm tính, không hợp thời và có vẻ ảo tưởng về hiệu quả của các bằng cấp, chứng chỉ mang lại cho giáo viên.

Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ, hạn chế bạo lực...thì cần những giải pháp khác chứ không phải ở chứng chỉ hành nghề giáo viên.

Giáo viên đã học tại trường sư phạm được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và cấp phép theo Luật Giáo dục, giáo viên đã được đào tạo bài bản, khoa học về kiến thức, năng lực, phẩm chất, tâm lý học sinh, ứng xử, thực tập...theo quy trình chặt chẽ.

Nếu sinh viên sư phạm ra trường mà không đáp ứng được yêu cầu của nhà giáo thì cũng có phần nguyên nhân do các trường đào tạo sư phạm đào tạo không có chất lượng.

Phải rà soát đầu ra sinh viên sư phạm một cách thật cẩn thận hay do các cơ sở giáo dục mỗi năm đánh giá viên chức hời hợt, qua loa, cũng có thể do nhà giáo thiếu tu dưỡng, rèn luyện...

Qua quá trình công tác, sàng lọc nếu làm một cách bài bản, công tâm có thể loại những giáo viên không theo đủ kiến thức, phẩm chất chứ chứng chỉ hành nghề không làm giáo viên tốt hơn.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng vừa mới nêu quan điểm, học sinh đi học phải hạnh phúc.Bên cạnh đó, có những chính sách về lương, chế độ cho nhà giáo đầy đủ và kịp thời.

Mức độ hạnh phúc có thể đo lường bằng mức độ hài lòng của học sinh đối với giáo viên, việc học sinh có yêu thích môn học, yêu thích giáo viên, hạnh phúc hay không phải hỏi chính các em học sinh.

Trong mỗi năm học chúng ta có thể đo mức độ hài lòng của học sinh đối với giáo viên bằng các bài khảo sát cụ thể, qua đó làm cơ sở hay làm tham khảo để đánh giá giáo viên hàng năm.

Tôi xin nêu lại quan điểm, muốn biết học sinh hài lòng hay không, hạnh phúc hay không phải hỏi chính học sinh chứ không phải hỏi hiệu trưởng hay hỏi giáo viên.

Khi thực hiện được việc trên, tôi tin giáo viên sẽ rất cố gắng trong việc học tập nâng cao kiến thức, phẩm chất, ứng xử, yêu thương học sinh...tránh tình trạng tiêu cực, bạo lực học đường như trong thời gian vừa qua.

Theo tôi được biết, ở một số nước trên thế giới, kiến thức giáo viên rất cao vì muốn trở thành giáo viên họ đào tạo tại những trường đại học khoa học danh tiếng, sau đó phải tập huấn thêm 6 - 12 tháng học về sư phạm để trở thành giáo viên.

Do đó, họ có đủ kiến thức về khoa học, sư phạm để giảng dạy mà không phải học bổ sung bằng cấp chứng chỉ như ở ta hiện nay.

Việc học như trên tại các trường đại học cũng mở ra nhiều hướng đi cho sinh viên khi tốt nghiệp ra trường, khi không thể trở thành giáo viên họ có thể đi làm các ngành nghề khác.

Còn ở ta hiện nay, giáo viên thất nghiệp thì đa số giấu bằng cấp đi làm công nhân, bán hàng online, lễ tân, chạy xe Grab...

Rất mong trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu việc đào tạo sư phạm từng bước theo phương án trên.

Việc có bằng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên, chứng chỉ hành nghề...chỉ có thể dành cho sinh viên không tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc sinh viên mới ra trường chứ không thể yêu cầu giáo viên đang giảng dạy phải có, nó phát sinh nhiều hệ lụy, tiêu cực và không làm cho giáo viên dạy tốt hơn.

Qua bài viết, rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu kỹ lưỡng về tính khả thi, hiệu quả của đề xuất giáo viên phải có thêm chứng chỉ hành nghề, hãy để thời gian cho giáo viên tập trung vào giảng dạy, học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp...mà không phải "chạy" các "giấy phép con" trên.

Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Camera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèmCamera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèm
06:44:12 23/01/2025
Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?
05:58:55 23/01/2025
Uyên Linh: Tôi và Quốc Thiên chưa một lần cãi vãUyên Linh: Tôi và Quốc Thiên chưa một lần cãi vã
05:59:52 23/01/2025
Giáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mátGiáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mát
07:27:24 23/01/2025
Triệt phá đường dây lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng trên mạngTriệt phá đường dây lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng trên mạng
05:37:58 23/01/2025
HIEUTHUHAI làm dậy sóng MXH nhờ món quà của Trường GiangHIEUTHUHAI làm dậy sóng MXH nhờ món quà của Trường Giang
07:02:20 23/01/2025
Cảnh sát Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm sĩ quan công an Việt Nam làm chánh văn phòng cố vấnCảnh sát Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm sĩ quan công an Việt Nam làm chánh văn phòng cố vấn
07:08:06 23/01/2025
Màn ảnh Hàn đầu năm 2025: Hyun Bin thống trị, Song Joong Ki mờ nhạtMàn ảnh Hàn đầu năm 2025: Hyun Bin thống trị, Song Joong Ki mờ nhạt
06:01:27 23/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Tết Huế xưa trong hoàng cung triều Nguyễn

Phong vị Tết Huế xưa trong hoàng cung triều Nguyễn

Du lịch

08:24:05 23/01/2025
Sáng ngày 22-1-2025 (nhằm ngày 23 tháng Chạp), chương trình Phong vị Tết Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức đã diễn ra tại cung Trường Sanh, Đại Nội Huế.
Bé gái 5 ngày tuổi bị bỏ rơi kèm mẩu giấy tiết lộ thân phận người mẹ

Bé gái 5 ngày tuổi bị bỏ rơi kèm mẩu giấy tiết lộ thân phận người mẹ

Netizen

08:20:28 23/01/2025
Một bé gái 5 ngày tuổi bị bỏ rơi trước cổng nhà dân ở Quảng Trị kèm mẩu giấy nhắn mong cháu được nhận làm con nuôi và cho biết người mẹ là học sinh.
Thói quen nhỏ làm khuôn mặt bất đối xứng

Thói quen nhỏ làm khuôn mặt bất đối xứng

Sức khỏe

08:20:23 23/01/2025
Ngoài ra, thói quen như nghiến răng khi ngủ hoặc siết chặt hàm cũng cần được điều chỉnh, bởi chúng không chỉ gây căng cơ mà còn làm suy yếu khớp hàm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể.
MiHoYo "thất thủ" đầu năm 2025, tất cả các game đều tụt giảm doanh thu đến mức đáng báo động

MiHoYo "thất thủ" đầu năm 2025, tất cả các game đều tụt giảm doanh thu đến mức đáng báo động

Mọt game

07:59:06 23/01/2025
Thời kỳ hoàng kim của miHoYo đã bắt đầu có dấu hiệu xuống dốc? Các bom tấn nhà miHoYo flop nặng đầu năm. Trong phân khúc game Gacha, chắc chắn hiện tại không có cái tên nào vượt qua được miHoYo.
Salah đưa ra gợi ý rõ ràng với Liverpool

Salah đưa ra gợi ý rõ ràng với Liverpool

Sao thể thao

07:55:31 23/01/2025
Mohamed Salah đã truyền cảm hứng cho Liverpool giành chiến thắng 2-1 trước Lille vào sáng nay 22-1 ở lượt trận thứ 7 vòng bảng Champions League.
Viral nhất MXH: Trấn Thành nói 1 câu về Minh Hằng làm Hồ Ngọc Hà "sượng trân đứng hình"

Viral nhất MXH: Trấn Thành nói 1 câu về Minh Hằng làm Hồ Ngọc Hà "sượng trân đứng hình"

Nhạc việt

07:46:53 23/01/2025
Khi Trấn Thành tiết lộ đây là một Chị Đẹp đình đám - không ai khác ngoài Minh Hằng, camera chuyển góc quay tập trung vào nam MC.
Phương Oanh: Tôi và anh Bình không đặt ra bất cứ quy tắc nào cho nhau

Phương Oanh: Tôi và anh Bình không đặt ra bất cứ quy tắc nào cho nhau

Sao việt

07:38:17 23/01/2025
Tôi luôn rất chuẩn chỉ nên giữa tôi và anh Bình không có bất cứ quy tắc nào cả. Chúng tôi quá tin tưởng và thấu hiểu nhau.
Một mẫu áo dài từ Chu Thanh Huyền đến Hà Hồ đều mê: Giá hơn 2 triệu, hot đến mức cháy hàng ngay sát Tết

Một mẫu áo dài từ Chu Thanh Huyền đến Hà Hồ đều mê: Giá hơn 2 triệu, hot đến mức cháy hàng ngay sát Tết

Phong cách sao

07:21:25 23/01/2025
Những thiết kế áo dài cách tân luôn đốn tim phái đẹp bởi nét yểu điệu, duyên dáng và khả năng hack tuổi cực khéo. Năm nào cũng vậy, áo dài cách tân có vô vàn những cách điệu để các nàng lựa chọn hợp với phong cách của mình.
"Tiểu Lưu Diệc Phi" khoe nhan sắc đẹp không góc chết, nhìn như chị em với Phương Nhi

"Tiểu Lưu Diệc Phi" khoe nhan sắc đẹp không góc chết, nhìn như chị em với Phương Nhi

Người đẹp

07:16:21 23/01/2025
Vương Sở Nhiên là một trong những mỹ nhân thế hệ mới được yêu thích nhất của làng giải trí Hoa Ngữ nhờ nhan sắc thanh thuần, nhẹ nhàng đậm chất tình đầu.
Ảnh "hung thần" Getty Images lật tẩy nhan sắc thật của Vương Hạc Đệ ở Fashion Week hút 36 triệu người xem

Ảnh "hung thần" Getty Images lật tẩy nhan sắc thật của Vương Hạc Đệ ở Fashion Week hút 36 triệu người xem

Sao châu á

07:01:03 23/01/2025
Mỹ nam gen Z hàng đầu Cbiz Vương Hạc Đệ đã khiến công chúng phải trầm trồ với vẻ đẹp bất bại trước Getty Images khi xuất hiện tại Paris Fashion Week 2025.
Những loài chim trèo cây độc lạ, ít người biết

Những loài chim trèo cây độc lạ, ít người biết

Lạ vui

06:45:06 23/01/2025
Họ Trèo cây (Sittidae) gồm những loài chim nhỏ có tập tính trèo dọc theo thân và cành cây để săn tìm côn trùng ẩn dưới vỏ cây. Phần lớn các loài trèo cây là chim đồng rừng, mặc dù có một vài loài thích nghi với môi trường sống núi đá.