Đề nghị kéo dài thời gian tuyển sinh đại học

Theo dõi VGT trên

Cuối tuần qua, Hiệp hội Các trường đại học ngoài công lập đã tổ chức hai hội nghị ở phía Nam, phía Bắc để đề xuất với Bộ GDĐT một số điểm thay đổi trong tuyển sinh.

Trọng tâm của các đề xuất là đưa ra phương án “3 chung, 1 riêng” với những bước rất cụ thể. Theo đó, Hiệp hội đề nghị sẽ vẫn duy trì thi chung đề, chung đợt và chung điểm sàn, nhưng khi chung đề cần ghép các môn thi lại thành 5 bài thi: Toán (90 phút) hệ số 2, ngữ văn (90 phút) hệ số 2, ngoại ngữ (45 phút) hệ số I lý, hoá, sinh (135 phút) hệ số 3, sử, địa (90 phút) hệ số 2.

Đề nghị kéo dài thời gian tuyển sinh đại học - Hình 1

“Định hướng 5 bài thi này hoàn toàn phù hợp với xu thế giáo dục tích hợp trong giáo dục phổ thông hiện nay trên thế giới (tích hợp Lý Hoá Sinh) thành môn khoa học và Sử Địa thành môn xã hội. Thi chung đợt có 3 ngày thi gồm 6 buổi (1 buổi thủ tục, 5 buổi làm 5 bài thi). Mỗi thí sinh có một đề thi trắc nghiệm riêng, chấm bằng máy. Thí sinh cũng có chung điểm sàn là điểm sàn tốt nghiệp THPT (từ 250 điểm là tốt nghiệp. Ngoài ra cũng phải có chính sách cộng điểm theo vùng miền và theo diện chính sách).”

GS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội cho biết, mùa tuyển sinh vừa qua, hàng loạt trường ĐH, CĐ ngoài công lập tuyển sinh chỉ đạt 20% mà Bộ GDĐT giao. Vì thế, ông cũng kiến nghị: “Nên kéo dài thời gian tuyển sinh cho đến khi tuyển đủ chỉ tiêu Bộ giao, có thể hết tháng 12, vì các trường đại học không nhất thiết khai giảng vào thời gian cố định. Cho phép các trường ĐH, CĐ khó khăn về nguồn tuyển, được xét tuyển cả khối B cho ngành kinh tế và các ngành khác chấp nhận kết quả thi khối B (hiện nay số dôi dư nguồn tuyển của khối B còn nhiều, khối A lại cạn kiệt)”.

Theo Dân Việt

"Họ vét sạch thí sinh rồi"

Đó là tâm tư của PGS-TS Hoàng Hữu Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây, khi trò chuyện cùng phóng viên. Tâm tư ấy bắt nguồn từ việc trường ông năm nay chỉ tuyển được chưa đầy 20% thí sinh so với chỉ tiêu, khiến trường có nguy cơ đóng cửa.

Chưa có quy chế tuyển sinh phù hợp

Thời điểm xét tuyển nguyện vọng 3 đã hết, mùa tuyển sinh cũng đã khép lại. Mùa tuyển sinh ở trường ông năm nay thế nào?

PGS-TS Hoàng Hữu Nguyên: Năm nay, trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh là 900 hệ đại học và 100 hệ cao đẳng, 540 liên thông. Nhưng kết quả thi thì chỉ có 14 thí sinh trúng tuyển NV1, 240 NV2 và khoảng 30 NV3. Đấy là trường còn ở mức khá. Tính trung bình thì các trường ngoài công lập chỉ tuyển được khoảng gần 20% so với chỉ tiêu được giao. Đánh giá tổng quan thì các trường có tuổi đời dưới 10 đều rơi vào tình trạng khó khăn này.

Họ vét sạch thí sinh rồi - Hình 1

Đại học Thành Tây có nằm trong danh sách các trường có nguy cơ đóng cửa vì thiếu sinh viên không thưa ông?

- Không, nhưng cũng đang rất khó khăn. Trường được thành lập đã sang năm thứ 6. Hiện chúng tôi có 1.600 sinh viên học tại đây nhưng nguồn tuyển cứ ngày càng ít dần. Có ngành đến 3 năm rồi mà không có sinh viên nào theo học như ngành công nghệ nhiệt lạnh.

Phải chăng năm nay được coi là bi đát nhất?

- Đúng vậy. So với chỉ tiêu được giao thì năm kia chúng tôi còn tuyển được 80%, năm ngoái tuyển được 50%. Năm 2011, nhà trường triển khai công tác tuyển sinh từ tháng 10-2010 nhưng tình hình vẫn không khả quan. Số thí sinh đăng Đại học Thành Tây dự kiến đến năm 2015 sẽ có khoảng 20 ngành và năm 2020 là 30 ngành với khoảng 3 vạn sinh viên. Dự kiến sau 5 năm thì tuyển được 10.000 sinh viên nhưng năm nay đã là năm thứ 6 mà cũng mới chỉ tuyển được khoảng 1.600 sinh viên.

ký ít quá, số trúng tuyển cũng quá ít. Rồi các trường công lập vốn đã có nhiều lợi thế hơn, lại được quyền tuyển sinh đến cả NV3. Họ vét hết thí sinh rồi, còn đâu mà chúng tôi tuyển nữa.

Trường học khát thí sinh. Thí sinh khao khát đi học. Nhưng người muốn học không được học. Trường muốn dạy không có người để dạy. Vì sao lại thế?

- Cung và cầu không gặp nhau. Sự vênh nhau này nằm ở chỗ chưa có một cơ chế căn bản phù hợp về vấn đề tuyển sinh.

Dường như ông đang đổ lỗi cho việc tuyển sinh đại học hiện nay đang rất tréo ngoe?

- Đúng vậy. Anh giao cho người ta chỉ tiêu tuyển sinh nhưng đồng thời anh lại đặt ra một cái rào cản to đùng là điểm sàn. Kiểu tưởng là rất mở nhưng lại đặt ra một cái chướng ngại vật to đùng đã dẫn đến tình trạng lắt lay của các trường hiện nay. Cái mà nhiều chuyên gia giáo dục vẫn còn bức xúc đến giờ là việc trao quyền tự chủ cho các trường. Không có trò thì "tan trường". Không trò thì thầy dạy ai, trường lớp xây để làm gì?

Một con trâu cũng đủ tiền học đại học

Một số người nói thí sinh giờ cũng "chảnh" lắm, chỉ theo học trường "ngon" thôi?

- Không phải, nhiều em rất muốn học nhưng vì không đủ điểm sàn nên đành phải ngậm ngùi.

Hay vì học phí các trường ngoài công lập quá cao khiến đa số học sinh không thể theo học?

- Cũng không hẳn. Học phí hệ đại học của trường tôi chỉ có 500.000 đồng/tháng, trong khi học phí của các trường công lập khoảng 350.000 đồng. Rồi tiền ở KTX cũng chỉ 100.000 đồng/tháng. Học phí chỉ là một phần, điều quan trọng là các em chọn ngành học, chọn trường học đa số là dựa trên cái mác của trường đó. Tất nhiên trường lâu năm, có truyền thống, có đội ngũ giảng viên cố định... là tốt. Nhưng không vì thế mà cho rằng trường mới thành lập thì chất lượng đào tạo kém.

Con hát, mẹ nào chẳng khen hay?

- Tôi hiểu nhưng cứ xem học trò của chúng tôi ra trường, làm việc... thì biết. Các trường mới thành lập thì buộc phải có thời gian để khẳng định tên tuổi. Quan trọng là phải có cơ chế thông thoáng. Tôi biết giờ nhiều gia đình chọn trường cho con đi học không đặt nặng vấn đề học phí.

Nhưng 700.000đ học phí/tháng đối với gia đình nông dân thì cũng không nhỏ?

Tôi và các thầy cũng đã ngồi tính cả rồi. Đồng tiền ngày càng mất giá, ngay cả các gia đình dân tộc thì 1 con trâu bán đi cũng đủ để học hết đại học.

Nhưng với những cổ đông đóng góp để lập trường, thì hẳn là ông và họ cũng mong muốn có được lợi nhuận?

- Cái đó là có nhưng chúng tôi cũng đã xác định là 5 năm đầu thì không có lãi.

Có cổ đông nào đòi tiền không thưa ông?

- Không, thậm chí cổ tức không lấy, tất cả vì trường. Trường có 271 cổ đông đóng góp. Đa phần đều là những người tâm huyết với giáo dục chứ không đặt nặng vấn đề lợi nhuận.

Không kinh doanh được làm sao có cổ tức?

- Đó là lợi nhuận từ số tiền đầu tư ban đầu chưa dùng đến, chứ không phải là lợi nhuận từ sinh viên đem lại.

Chẳng lẽ các trường cứ mở ra rồi lại đóng vào, mà không biết làm gì?

- Sắp tới đây chúng tôi sẽ triệu tập một cuộc họp trên quy mô lớn để bàn giải pháp tháo gỡ, chứ cứ để thế này thì chúng tôi chết. Có thể nói các trường ngoài công lập và cả một số trường công lập... cũng đang đứng trước bờ vực của "cái chết" do khó khăn về nguồn tuyển.

Cụ thể là gì thưa ông?

- Các trường ngoài công lập chuẩn bị kiến nghị Bộ GD-ĐT cho kéo dài thời gian tuyển sinh đến khi đủ chỉ tiêu giao. Với các trường khó khăn về nguồn tuyển có thể được phép tuyển cả khối B cho các ngành kinh tế và các ngành khác chấp nhận kết quả thi khối B, vì hiện nay số dôi dư nguồn tuyển của khối B còn nhiều trong khi khối A lại cạn kiệt. Hai là với những trường có nguy cơ đóng cửa thì bộ phải có đoàn công tác thị sát nắm tình hình, có giải pháp tình thế hoặc giải pháp đặc biệt giúp các trường tháo gỡ khó khăn. Ngay từ bây giờ phải cải cách khâu thi và tuyển sinh.

Theo nhận định của ông thì khả năng Bộ GD-ĐT có ngay được giải pháp sau bản kiến nghị đó không?

- Dứt khoát phải thay đổi chứ không thể để tình trạng như thế này được. Còn thay đổi như thế nào thì phải xem đã. Trong khi các nước tiến tiến họ khuyến khích mở rộng đầu vào và thắt chặt đầu ra thì mình lại làm ngược lại với xu thế. Thật chán không buồn nói.

Bộ sẽ lập luận rằng cần phải siết chặt chất lượng giáo dục chứ không để thả nổi, không thể để giáo dục biến thành một thị trường hàng hóa thông thường?

- Đương nhiên không thể thả nổi. Anh vẫn giao chỉ tiêu, vẫn giám sát khung chương trình và giao quyền tự chủ cho người ta. Đến khi sinh viên tốt nghiệp, bộ sẽ kiểm tra bằng một công cụ phù hợp. Nếu sinh viên đáp ứng được yêu cầu thì sẽ được tốt nghiệp, còn không thì không có bằng. Điều này sẽ buộc sinh viên phải học. Trường học có người học, sinh viên muốn học có nơi để học chứ không để xảy ra tình trạng trường lớp vắng hoe vắng hoắt vì chẳng thể nào tuyển nổi thí sinh.

Xem ra thì bất cập này cũng khó để có lời giải ngay?

- Khó nhưng mà cũng dễ. Chỉ cần dám làm và mạnh tay làm là được.

Xin cảm ơn ông!

Theo BĐVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôiĐoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôi
06:39:48 28/01/2025
Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!
06:15:01 28/01/2025
Mang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 câyMang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 cây
06:26:10 28/01/2025
Nỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy raNỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy ra
06:04:17 28/01/2025
Triệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 nămTriệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 năm
05:36:48 28/01/2025
Lời khai của phó hiệu trưởng sát hại cô giáo trẻ ở Lào CaiLời khai của phó hiệu trưởng sát hại cô giáo trẻ ở Lào Cai
06:35:17 28/01/2025
Ô tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCMÔ tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCM
06:44:54 28/01/2025
"Anh ơi, chạy đi còn kịp" - tiếng la thất thanh cùng pha dập lửa bình gas bốc cháy ngùn ngụt khiến ai cũng tái mặt"Anh ơi, chạy đi còn kịp" - tiếng la thất thanh cùng pha dập lửa bình gas bốc cháy ngùn ngụt khiến ai cũng tái mặt
06:33:57 28/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những ngọn núi được nhiều người lựa chọn du Xuân đầu năm

Những ngọn núi được nhiều người lựa chọn du Xuân đầu năm

Du lịch

09:35:43 28/01/2025
Fansipan (Lào Cai), Bà Đen (Tây Ninh), Bà Nà (Đà Nẵng), Ba Đèo (Quảng Ninh), Đọi Sơn (Hà Nam) thu hút nhiều du khách trải nghiệm cảnh đẹp, cầu may mắn dịp đầu năm.
Cách xử trí và giảm tác nhân dị ứng ở trẻ

Cách xử trí và giảm tác nhân dị ứng ở trẻ

Sức khỏe

09:26:25 28/01/2025
Khi thấy bề mặt da có hiện tượng mẩn đỏ, ngứa rát, tuyệt đối không được gãi để tránh làm da bị tổn thương nặng hơn, trong trường hợp cần thiết phải đến gặp bác sĩ, tránh tình trạng nhiễm trùng da.
LazyFeel được hé lộ sở hữu "thiên phú" đặc biệt giúp đồng đội tự tin sẽ hạ gục HLE

LazyFeel được hé lộ sở hữu "thiên phú" đặc biệt giúp đồng đội tự tin sẽ hạ gục HLE

Mọt game

09:03:08 28/01/2025
Vào ngày 24/1 vừa qua, DRX tiếp tục có được thêm một chiến thắng vô cùng quan trọng trước BFX với tỷ số 2-1. Chiến thắng này giúp LazyFeel và đồng đội xây chắc vị trí thứ 2 tại bảng Rồng Ngàn Tuổi với hệ số 3 thắng - 1 thua.
Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Sao châu á

08:24:53 28/01/2025
Sáng 27/1, tờ Koreaboo khiến cộng đồng mạng châu Á xôn xao khi đăng tải bài viết về màn tan rã của nhóm nhạc nam Hàn Quốc 14U từng gây xôn xao dư luận cách đây 6 năm.
Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

Thế giới

08:23:27 28/01/2025
Đến nay, bang này ghi nhận 101 trường hợp mắc hội chứng GBS, tập trung ở quanh thành phố Pune, cách trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ khoảng 180km.
Đàn chị thăm mộ Vũ Linh, nói thẳng một câu về vụ tranh giành tài sản

Đàn chị thăm mộ Vũ Linh, nói thẳng một câu về vụ tranh giành tài sản

Sao việt

08:22:44 28/01/2025
Nữ nghệ sĩ lên tiếng thẳng thắn về vụ lùm xùm tranh giành tài sản giữa con nuôi Vũ Linh là Hồng Loan và em ruột Vũ Linh là nghệ sĩ Hồng Nhung cùng con gái Hồng Phượng.
"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

Netizen

08:13:49 28/01/2025
Có một người bố là doanh nhân tài giỏi vừa là động lực nhưng cũng là áp lực đối với Phó Chủ tịch ngân hàng SHB - Đỗ Quang Vinh.
Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Sáng tạo

08:05:55 28/01/2025
Cắm hoa không hề khó như bạn nghĩ! Đôi khi, những điều đơn giản nhất lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Bạn không cần phải tốn tiền mua xốp cắm hoa đắt đỏ, chỉ cần tận dụng những vật dụng quen thuộc trong nhà,
Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Nhạc quốc tế

07:37:20 28/01/2025
Show Good Day của G-Dragon đang gây bão tại Hàn Quốc khi tung trailer hé lộ loạt tên tuổi giải trí hàng đầu góp mặt, dự kiến lên sóng tập đầu tiên vào ngày 16/2 tới.
Nhìn lại những vụ án tham nhũng gây nhức nhối dư luận

Nhìn lại những vụ án tham nhũng gây nhức nhối dư luận

Pháp luật

06:38:52 28/01/2025
Khi có cơ hội, nhiều quan chức như cựu Bộ trưởng Bộ y tế, cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã để tiếp tay cho hành vi trái pháp luật.
Những "đại sứ" văn hoá

Những "đại sứ" văn hoá

Nhạc việt

06:28:50 28/01/2025
Một cách tình cờ, các nghệ sĩ đã trở thành những cầu nối giới thiệu ít nhiều về văn hóa Việt với khán giả nước bạn.