Đề nghị Đà Nẵng xét nghiệm SARS-CoV-2 cho du khách trước khi về TPHCM
Sở Y tế TPHCM vừa có công văn số 4499/SYT-NVY gửi Sở Y tế thành phố Đà Nẵng về việc hỗ trợ xét nghiệm, kiểm tra COVID-19 cho người từ Đà Nẵng về Thành phố.
Xét nghiệm COVID-19 (ảnh: HCDC)
Theo đó, nhằm đảm an toàn phòng chống dịch bệch COVID-19 cho các chuyến bay chở khách từ Đà Nẵng trở về, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệch lan rộng trong cộng đồng, trên cơ sở ý kiến chuyên môn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, Sở Y tế TPHCM đề nghị Sở Y tế Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ, chỉ đạo thực hiện xét nghiệm kiểm tra SARS-CoV-2 để khách du lịch đang ở tại Đà Nẵng có kết quả âm tính trước khi trở về địa phương.
Bên cạnh đó, nếu cần trao đổi thêm thông tin, đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng liên hệ trung tâm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM.
Trước đó, ngày 6/8/2020, UBND Thành phố Đà Nẵng đã gửi công văn số 5206/UBND-SDL gửi UBND TPHCM, UBND TP Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải về việc hỗ trợ du khách đang ở tại TP Đà Nẵng trở về địa phương.
Video đang HOT
Theo UBND Thành phố Đà Nẵng, tính đến ngày 5/8/2020, tại Đà Nẵng có khoảng 1.695 du khách còn ở lại thành phố đăng ký với Trung tâm hỗ trợ du khách Đà Nẵng, trong đó số lượng du khách có nguyện vọng được trở về Hà Nội là 961 người và về TP. Hồ Chí Minh là 734 người.
Vì sao bệnh nhân 'âm tính giả' khi xét nghiệm kháng thể?
Xét nghiệm kháng thể nhằm phát hiện phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với nCoV, không phải phát hiện virus, nên kết quả không chính xác 100%.
Ngày 6/8, một nhân viên xe buýt ở Hà Nội được Bộ Y tế ghi nhận là "bệnh nhân 714". Người này từ Đà Nẵng về và trước đó, khi xét nghiệm kháng thể kết quả âm tính.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nghiêm Luật, Nguyên Trưởng Khoa Hóa sinh, Đại học Y Hà Nội, chuyên gia về xét nghiệm, cho biết các loại xét nghiệm Covid-19 hiện nay gồm hai loại. Thứ nhất là xét nghiệm phân tử, phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược thời gian thực, gọi là xét nghiệm RT-PCR. Xét nghiệm RT-PCR được thực hiện trên các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp, giúp phát hiện RNA của nCoV, được coi là xét nghiệm chẩn đoán chính xác nhất ca nhiễm nCoV hiện nay.
Thứ hai là xét nghiệm kháng thể (huyết thanh học) hay gọi là xét nghiệm nhanh, được sử dụng cả cho chẩn đoán và giám sát cộng đồng dân cư. Xét nghiệm kháng thể được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu để tìm các kháng thể IgM và IgG chống lại Covid-19.
"Xét nghiệm kháng thể (huyết thanh học) là xét nghiệm để phát hiện phản ứng miễn dịch của cơ thể người đối với Covid-19, không phải xét nghiệm phát hiện nCoV", ông Luật nói.
Ông phân tích, một phần của phản ứng miễn dịch cơ thể đối với nhiễm nCoV là sự tổng hợp các kháng thể IgM và IgG. Các kháng thể IgM đối với Covid-19 thường có thể phát hiện được trong máu vài ngày sau khi bị nhiễm. Kháng thể IgG có thể được phát hiện muộn hơn.
Vì thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh nhân Covid-19 khoảng 5,1 ngày, IgM có thể được phát hiện lần đầu trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Cũng vì vậy, chỉ nên sử dụng xét nghiệm kháng thể khi các triệu chứng xuất hiện ít nhất 3 ngày.
Ngoài ra, xét nghiệm kháng thể trong Covid-19 không xác nhận sự hiện diện của nCoV trong cơ thể, chúng chỉ cho biết bệnh nhân đang hoặc đã từng bị nhiễm bệnh. Do đó, xét nghiệm này chỉ nên được sử dụng để sàng lọc và sử dụng cùng với xét nghiệm phân tử RT-PCR để xác định tình trạng bệnh một cách toàn diện.
"Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi nhiều trường hợp sau khi xét nghiệm kháng thể cho kết quả âm tính, sau đó xét nghiệm lại bằng RT-PCR cho kết quả dương tính", ông Luật nói.
Tuy nhiên, ông Luật cho biết, xét nghiệm phân tử RT-PCR là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán Covid-19 nhưng lại không cho biết một người có miễn dịch với nhiễm nCoV trong quá khứ hay chưa bị phơi nhiễm. Kết hợp giữa xét nghiệm phân tử RT-PCR và xét nghiệm kháng thể có thể cho biết sự tiến triển qua các giai đoạn của bệnh một cách cụ thể hơn.
Về độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm kháng thể, theo Trường Đại học Johns Hopkins, Mỹ, tùy thuộc vào loại và thời điểm xét nghiệm. Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 đối với IgM và IgG trên 90%.
Chuyên gia khuyên với những người có tiền sử dịch tễ đi từ Đà Nẵng về, đã xét nghiệm kháng thể cho kết quả âm tính, vẫn cần thực hiện cách ly 14 ngày để đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Nhân viên y tế tập hợp mẫu xét nghiệm tại khu dân cư, chiều 3/8. Ảnh: Nguyễn Đông.
Hà Nội: Một người ở cùng tòa nhà ca bệnh 714 trốn khỏi nơi cách ly Ông Trần Thế Cương - Bí thư quận Bắc Từ Liêm thông tin, ông Đào Ngọc Toàn (SN 1960) sống cùng tòa nhà ca nhiễm Covid-19 mới của TP Hà Nội đã trốn khỏi nơi cách ly và không thể liên lạc được. Chiều ngày 6/8, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì buổi họp với lãnh đạo TP...