Đề nghị cửa hàng phục vụ cả ngày lễ, buổi tối để giải quyết thiếu SGK
Trước tình trạng người dân vẫn tiếp tục chưa mua được sách giáo khoa (SGK) cho con em, ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục VN, đã ký công văn yêu cầu khẩn trương phục vụ đầy đủ, kịp thời SGK cho năm học mới.
Phụ huynh tìm mua SGK tại nhà sách Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) – ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Công văn yêu cầu ban lãnh đạo NXB Giáo dục tăng cường chỉ đạo, giám sát công tác phát hành sách giáo dục của các đơn vị thành viên cũng như các đối tác phát hành trong khu vực. Nhanh chóng nắm bắt thông tin về những điểm phát hành có hiện tượng thiếu sách để chỉ đạo cung ứng. Kịp thời điều phối về lượng sách giữa các điểm phát hành khi cần thiết. Yêu cầu các công ty thành viên phát hành sách của NXB tập trung mọi nguồn lực cung ứng kịp thời, đáp ứng đầy đủ về SGK cho học sinh; ưu tiên hàng đầu giải quyết nhu cầu phát sinh về SGK của các địa phương.
Đối với các công ty sách và thiết bị trường học các tỉnh, thành cần chỉ đạo hệ thống siêu thị, nhà sách, cửa hàng trực thuộc mở cửa phục vụ nhu cầu của phụ huynh, học sinh trong tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ và buổi tối.
Văn bản này cũng lưu ý có biện pháp giải quyết triệt để đối với những điểm phát hành sách tăng giá bán sai quy định.
Theo thanhnien.vn
Video đang HOT
Khan hiếm sách giáo khoa: NXB Giáo dục công bố đường dây nóng phản ánh thiếu sách
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chính thức công bố đường dây nóng cung ứng sách trên cả 3 miền.
Đường dây nóng được NXB Giáo dục Việt Nam công bố để cung ứng sách kịp thời cho phụ huynh, học sinh.
Trước thông tin khan hiếm sách giáo khoa (SGK) tại một số tỉnh, thành phố, nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam đã có công văn yêu cầu khẩn trương phục vụ đầy đủ, đồng bộ, kịp thời sách giáo khoa cho năm học mới 2018-2019.
Theo đó, NXB Giáo dục Việt Nam yêu cầu lãnh đạo các NXB Giáo dục miền tăng cường chỉ đạo, giám sát công tác phát hành sách giáo dục của các đơn vị thành viên cũng như các đối tác phát hành trong khu vực.
Nhanh chóng nắm bắt thông tin những điểm phát hành thiếu sách để chỉ đạo cung ứng. Kịp thời điều phối về lượng sách giữa các điểm phát hành khi cần thiết. Đặc biệt chú ý đảm bảo nhu cầu về sách cho giáo viên và học sinh thuộc các vùng sâu, vùng xa, các vùng bị thiên tai lũ lụt.
Yêu cầu các công ty thành viên phát hành sách của NXB Giáo dục Việt Nam tích cực chủ động trong việc phát hành, tập trung mọi nguồn lực cung ứng kịp thời, đầy đủ, nhanh chóng nhu cầu về SGK, sách tham khảo bổ trợ cho phụ huynh và học sinh.
Yêu cầu các đơn vị chức năng của NXB Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục miền, các đơn vị thành viên của NXB Giáo dục Việt Nam ưu tiên hàng đầu giải quyết nhu cầu phát sinh về sách của các địa phương.
Đối với các công ty sách và thiết bị trường học các tỉnh thành và các đối tác phát hành tăng cường công tác phục vụ, tập trung hàng đầu vào làm việc với các điểm phát hành, các cơ sở giáo dục trong địa bàn tỉnh thành, nhanh chóng cung cấp SGK, sách tham khảo khi có nhu cầu.
Đề nghị hệ thống siêu thị, nhà sách, cửa hàng mở cửa phục vụ nhu cầu của phụ huynh, học sinh trong tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ và các buổi tối.
Đặc biệt, giải quyết triệt để đối với những điểm phát hành sách lợi dụng tâm lí lo lắng vì thiếu sách của phụ huynh, học sinh để tăng giá bán sai quy đinh.
NXB Giáo dục công bố danh sách đường dây nóng để cung ứng sách giáo khoa các vùng miền:
Đường dây nóng được NXB Giáo dục Việt Nam công bố để cung ứng sách kịp thời cho phụ huynh, học sinh.
Đường dây nóng toàn quốc: Ban Kế hoạch Marketing Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam - 0243.942785
Miền Bắc: Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội - 0243.512979, 0973195555
Miền Trung: Nhà xuất bản Giáo dục tại Đà Nẵng - 0236.3787877
Miền Nam: Nhà xuất bản Giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh - 0283.8302103
Cửu Long: Nhà xuất bản Giáo dục tại Cần Thơ - 0292.6292664.
NGUYỄN HÀ
Theo laodong.vn
Thiếu sách giáo khoa: Do độc quyền? Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định việc thiếu sách giáo khoa năm học mới là do học sinh tăng đột biến, trong khi giới chuyên môn cho rằng đây là hệ quả của độc quyền in và phát hành sách Lý giải về tình trạng khan hiếm sách giáo khoa (SGK) trước thềm năm học mới, ông Nguyễn Văn Tùng,...