Đề nghị Bộ GD-ĐT điều chỉnh mức điểm chênh lệch khu vực cho thí sinh ĐBSCL
Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ vừa có công văn do Phó Trưởng ban Huỳnh Minh Đoàn ký gửi Bộ GD-ĐT về việc xem xét áp dụng điểm chênh lệch khu vực trong tuyển sinh cho thí sinh ĐBSCL.
Vừa qua BCĐ đã có buổi làm việc với các trường ĐH ngoài công lập thuộc khu vực ĐBSCL (ĐH Tây Đô, ĐH Cửu Long, ĐH Võ Trường Toản, ĐH Kinh tế – Công nghiệp Long An) về công tác tuyển sinh tại trường. Các trường cho biết, đến nay nhiều trường xét tuyển chưa đạt 50% chỉ tiêu của Bộ GD-ĐT giao.
BCĐ Tây Nam Bộ cho rằng, do đặc thù của ĐBSCL đời sống kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trình độ dân trí thấp, đề nghị cho hoãn việc thực hiện Thông tư số 09/2012/TT-BGD ĐT ngày 5/3/2012 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012 – 2013 của Bộ GD-ĐT.
BCĐ Tây Nam Bộ đề nghị Bộ GD-ĐT cho các trường ĐH ngoài công lập khu vực ĐBSCL tiếp tục vận dụng quy chế tuyển sinh năm 2012 ở điều 33 mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữ 2 khu vực kế tiếp là 0,5 điểm lên 1 điểm đối với thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh Tây Nam Bộ như những năm học vừa qua.
BCĐ cũng đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu có chính sách riêng đối với các trường ngoài công lập vùng Tây Nam Bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho các trường phát triển đồng thời khuyến khích thực hiện xã hội hóa giáo dục góp phần tích cực vào việc đào tạo nhân lực cho vùng trong lúc hệ thống công lập chưa đảm đương nổi.
Huỳnh Hải
Theo dân trí
Không quản đường xa
Hơn một tháng lặn lội khắp các miền đất nước, chương trình Tư vấn mùa thi (TVMT) năm 2012 của Báo Thanh Niên đã kết thúc trong niềm vui, sự luyến tiếc và những háo hức mong chờ.
Video đang HOT
Nơi xa trung tâm là trung tâm
Ngay khi chọn địa điểm tư vấn tại các tỉnh, ban tổ chức đã thống nhất một tiêu chí: phải đến những vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, thay vì tổ chức tại các khu trung tâm, chương trình năm nay về các huyện, thị. Đó là huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), huyện Điện Bàn (Quảng Nam), huyện Thủ Thừa (Long An), thị xã biên giới Hồng Ngự (Đồng Tháp)... Bên cạnh đó, 100% trường THPT tổ chức tư vấn tại lớp đều cách xa trung tâm, có nơi xa đến hơn 50 km.
Theo tiến sĩ Trần Mạnh Thành - Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, chương trình năm nay đã đáp ứng được mục tiêu đem thông tin đến những HS cần thông tin nhất. Có nhiều hình thức tư vấn phong phú và đã tương tác trực tiếp đến rất nhiều HS, giúp HS đón nhận thông tin kỹ và chuyên sâu hơn. Còn tiến sĩ Nguyễn Văn Nam - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, cho biết: "Về các địa phương, chúng tôi thấy các em còn rất vất vả trong việc học tập và tìm hiểu thông tin".
Chương trình TVMT năm 2012 đã đến những nơi xa như huyện biên giới Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Hết lòng vì học sinh
Trong suốt cuộc hành trình, chúng tôi không khỏi xúc động trước tấm lòng của nhiều thầy cô trong đoàn tư vấn. Có những thầy hầu như không bỏ qua điểm tư vấn nào như thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, tiến sĩ Trần Mạnh Thành - Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, tiến sĩ Lê Anh Duy - Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Sài Gòn, thầy Nguyễn Ngọc Diện - Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn... Thậm chí có những người không chỉ tham gia với tư cách là một chuyên gia tư vấn mà như thể một người bạn. Các thầy đã chia sẻ, trao đổi với chúng tôi từng chi tiết cụ thể để mong chương trình ngày càng hiệu quả hơn. Chúng tôi không khỏi xúc động trước tình cảm của thầy Cổ Tấn Anh Vũ, thầy Nguyễn Ngọc Diện. Có việc rất quan trọng ở trường, các thầy phải quay về gấp nhưng chỉ ngày hôm sau, lại lặn lội hàng trăm cây số trở lại để tiếp tục đem thông tin đến với HS.
Chúng tôi không thể nào quên những ngày nắng như đổ lửa ở Quảng Nam, Quảng Trị, Long An..., các chuyên gia mồ hôi ướt lưng áo nhưng vẫn hết sức nhiệt tình khi thấy HS đội nắng háo hức theo dõi. Là những cung đường gắt, đèo dốc khúc khuỷu dài hàng trăm cây số giữa hai điểm tư vấn, phải di chuyển gấp rút để kịp thời gian nhưng các thầy cô vẫn xua tan mệt mỏi để dồn hết sức cho việc tư vấn.
Cơ hội cho mọi thí sinh Có rất nhiều cách khác nhau để thực hiện được giấc mơ học ĐH. Đó là chia sẻ của các chuyên gia tư vấn dành cho học sinh (HS) tỉnh Bạc Liêu trong ngày 18.3, điểm tư vấn cuối cùng của chương trình TVMT năm 2012. Một HS băn khoăn: "Em muốn học ngành tài chính ngân hàng. Nếu như không đỗ ĐH thì em có thể học TC hay CĐ rồi liên thông hay không? Bằng ĐH liên thông có phải là bằng chính quy?". Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, đưa ra lời khuyên: "Nếu không đậu ĐH nhưng có mức điểm từ điểm sàn trở lên, em sẽ có 2 phiếu điểm để xét tuyển vào các trường ĐH khác. Em cũng có thể nộp phiếu vào trường CĐ sau đó học liên thông lên ĐH để sở hữu tấm bằng ĐH chính quy như các bạn đậu ĐH khác". Thông tin thêm về vấn đề này, thạc sĩ Nguyễn Văn Long Giang, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết tại một số trường như ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM..., Bộ GD-ĐT cho phép liên thông thẳng từ bậc TC lên ĐH. "Không những thế, ngay cả HS TC nghề cũng có cơ hội lấy bằng ĐH. Bắt đầu từ tháng 10.2010, Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH đã ký thông tư liên tịch cho phép HS các trường nghề được học liên thông để lấy bằng ĐH chính quy" - thạc sĩ Nguyễn Phát Tài, Trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường CĐ Nghề Việt Mỹ, nhấn mạnh thêm. Báo Thanh Niên xin cảm ơn Bộ GD-ĐT đã hỗ trợ; đại diện các trường ĐH-CĐ-TCCN-trung tâm đào tạo tham gia chương trình; Công ty Vina ACECOOK VN, Công ty CP ô tô Trường Hải, Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam, Công ty CP dịch vụ Phú Nhuận tài trợ, Công ty CP vận tải và dịch vụ du lịch Phương Trang đã hỗ trợ đưa đón đoàn tư vấn. Cảm ơn Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm hội nghị tỉnh, Tỉnh đoàn Bạc Liêu, Sở GD-ĐT, Đài phát thanh - truyền hình Bạc Liêu, Ban giám hiệu các trường THPT Lê Thị Riêng (H.Hòa Bình), THPT Giá Rai (H.Giá Rai), Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến thiết tỉnh Hậu Giang, Công ty cổ phần Gentraco (Cần Thơ), Công ty TNHH Hồng Đức (Cần Thơ), đã phối hợp thực hiện thành công chương trình này tại Bạc Liêu.
Mỹ Quyên
Ý kiến: Bộ GD-ĐT đánh giá cao đóng góp của chương trình
"Là tờ báo đầu tiên có sáng kiến tổ chức tư vấn tuyển sinh ĐH, CĐ, suốt 14 năm qua Báo Thanh Niên đã đồng hành với ngành giáo dục chuyển tải đến thí sinh những chủ trương, giải pháp mới về thi và tuyển sinh, hướng nghiệp, tư vấn chọn ngành, nghề, chọn trường với nhiều hình thức đa dạng, trao đổi trực tuyến, tổ chức đoàn đi tư vấn ở các địa phương...
Bộ GD-ĐT đánh giá cao những đóng góp của các nhà báo ở Báo Thanh Niên và các thầy giáo, cô giáo cùng các nhà tài trợ tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh của báo. Vì chương trình đã đem lại cho thí sinh - nhất là các em ở vùng sâu, vùng xa thông tin đầy đủ, bổ ích và thiết thực; giúp các em chọn một con đường vào đời phù hợp với nguyện vọng, khả năng của bản thân, điều kiện kinh tế của gia đình và đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước".
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT PHẠM VŨ LUẬN
Đồng hành cùng thí sinh
"Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ và TCCN là một trong những mốc quan trọng và đầy ý nghĩa của một chặng đường học tập, một thời điểm quyết định đến nghề nghiệp và tương lai của tất cả bạn trẻ. Chính vì vậy, việc trang bị cho bản thân những thông tin, kinh nghiệm của kỳ thi để có sự lựa chọn đúng đắn phù hợp là điều vô cùng cần thiết đối với tất cả HS. Vì những ý nghĩa to lớn này, nhãn hàng Hảo Hảo của thương hiệu Vina ACECOOK quyết định đồng hành cùng các HS trong chương trình TVMT 2012".
Ông LÊ VĂN HÙNG
Trưởng phòng Marketing Công ty Vina ACECOOK Việt Nam
Phát triển nguồn lực trong tương lai
"Chương trình TVMT đã góp phần rất lớn vào việc phát triển nguồn nhân lực trong tương lai cho xã hội. Không chỉ giúp tư vấn định hướng lựa chọn nghề nghiệp, thông qua chương trình, nhiều HS trong cả nước còn được nhận các suất học bổng rất giá trị qua Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình".
Ông TRỊNH NGỌC MINH
Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận (Maseco)
Cẩm nang tuyển sinh rất hiệu quả
"TVMT của Báo Thanh Niên là một chương trình quy mô và có ý nghĩa xã hội rộng lớn, đặc biệt là với HS cuối cấp chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa ĐH. Không chỉ chương trình tư vấn cộng đồng, việc phát hành Cẩm nang tuyển sinh, Quà tặng cẩm nang tuyển sinh, CD Hướng dẫn ôn tập và luyện thi trắc nghiệm 2012 còn mang đến cho thí sinh, các bậc phụ huynh trong cả nước thông tin cần thiết như "điểm tựa" để "vượt vũ môn" trong kỳ thi sắp tới".
Ông NGUYỄN MỘT
Giám đốc truyền thông Công ty cổ phần ô tô Trường Hải
Cầu nối giữa người học, đào tạo và nhà tuyển dụng
"Đây là chương trình rất có ý nghĩa và thiết thực trong việc định hướng cho HS trước một mùa thi rất quan trọng đối với tương lai của các em. Đồng hành cùng ban tổ chức là đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm đến từ các trường ĐH, CĐ. Điểm mới nhất của chương trình năm nay chính là sự tiếp cận mạnh mẽ học sinh các vùng khó khăn về thông tin, vùng sâu, vùng xa. Đây là cầu nối rất tốt để người học, nhà đào tạo và nhà tuyển dụng đến gần và hiểu nhau hơn".
Bà TRƯƠNG THị NGỌC HẰNG
Giám đốc quan hệ đối ngoại Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam
Hà Ánh (ghi)
Theo TNO
Những lớp học với tư thế lạ Do bàn ghế quá cao so với khổ người, nhiều học sinh ở vùng sâu, vùng xa đã phải xoay trở đủ kiểu để có thể đọc, viết trong giờ học. Kích cỡ bàn ghế không phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà còn ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng sức khỏe, hình thức của trẻ em....