Đề nghị bỏ ‘biên chế vĩnh viễn’ đối với giáo viên
Sáng 24.8, tại hội thảo góp ý dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi), ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội đề nghị cần có lộ trình bỏ biên chế vĩnh viễn đối với cán bộ, giáo viên trường công lập.
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang (phải) trao đổi với lãnh đạo Bộ GD-ĐT bên lề hội nghị – ẢNH TUỆ NGUYỄN
Ông Nguyễn Xuân Khang cho rằng nên bỏ biên chế như hiện nay đối với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên công lập. Tất cả đều thực hiện chế độ hợp đồng lao động có thời hạn.
Theo ông Khang, ưu điểm của việc này là sẽ giúp người lao động có động lực để nâng cao năng lực và phẩm chất; có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ; khắc phục tình trạng ỷ lại, ăn bám, dựa dẫm…
Tuy nhiên, cái khó nhất hiện nay là giải quyết hậu quả của hàng chục năm trước để lại. Biên chế công chức, viên chức quá lớn. Người làm được việc thì ít, người yếu kém thì nhiều. Tâm lý “bám vào Nhà nước” còn nặng nề.
Video đang HOT
“Khó đến mấy cũng phải làm bằng được, đau cũng phải làm. Cần có những điều luật để làm căn cứ giải quyết vấn đề này. Trên cơ sở đó, Chính phủ xây dựng lộ trình triển khai thực hiện trong 5 hoặc 10 năm tới”, ông Khang đề nghị.
Dẫn chứng một số câu chuyện cụ thể về việc giáo viên bị chấm dứt hợp đồng hàng loạt ở một số địa phương thời gian qua, ông Khang cho rằng đó là hậu quả của nhiều năm trước. Cái gốc của vấn đề là phải tăng năng suất lao động, tại sao giáo viên lại chấp nhận mức lương 1,3 triệu đồng/tháng. Họ làm gì để phải nhận mức lương đó? Nếu những người năng suất lao động cao thì chắc chắn họ không chấp nhận mức lương đó, ông Khang quả quyết.
Lương nhà giáo cao nhất có ý nghĩa tôn vinh là chính?
Về đề xuất “lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”, ông Khang cho rằng, nếu luật hoá được điều này thì có ý nghĩa tôn vinh nhà giáo rất lớn. Tuy nhiên, ông Khang thẳng thắn nhận định, việc ưu đãi đó trong bối cảnh hiện nay không cải thiện được nhiều cuộc sống của nhà giáo.
Thực tế hiện nay, lương hành chính sự nghiệp công lập của nước ta rất thấp, người lao động không sống được bằng lương. Giáo viên công lập cũng trong tình trạng đó. Nguyên nhân căn bản của tình trạng này là năng suất lao động của người Việt Nam quá thấp.
“Chính sách không vẽ ra được tiền. Chỉ có năng suất lao động mới tạo ra của cải vật chất và tiền bạc”, ông Khang nói và đề nghị: Cũng như các ngành khác, ngành giáo dục phải cơ cấu lại hệ thống các trường công lập; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, giảm biên chế thừa; cho nghỉ việc những người năng lực yếu kém… Làm được việc này, năng suất lao động sẽ tăng, cuộc sống nhà giáo sẽ ổn định bền vững. Không cần chính sách ưu đãi nào khác.
Theo thanhnien.vn
Xem xét cẩn trọng việc thành lập ĐH tư thục
PGS-TS Nguyễn Mạnh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, đề nghị cần xem xét cẩn trọng về việc luật khuyến khích thành lập các ĐH mới, trong đó có tư thục.
Đại diện các trường trao đổi bên lề hội nghị - HÀ ÁNH
Nhiều vấn đề nóng của giáo dục, đặc biệt về kỳ thi THPT quốc gia, được bàn luận tại hội nghị góp ý kiến về dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) và dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức tại TP.HCM ngày 21.8.
Tại hội nghị, PGS-TS Nguyễn Mạnh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, đề nghị cần xem xét cẩn trọng về việc luật khuyến khích thành lập các ĐH mới, trong đó có tư thục. Điều kiện thành lập rất đơn giản, trong ĐH có nhiều trường ĐH thành viên.
Trường ĐH ngoài công lập có thể phát triển thành ĐH khi có ít nhất 5 lĩnh vực chuyên ngành và 2 ngành khoa học cơ bản đào tạo đến trình độ tiến sĩ. "Nếu không cẩn thận, trong tương lai sẽ có rất nhiều chứ không chỉ một số ĐH như hiện nay", ông Toàn cảnh báo.
Ông Toàn cũng nói về đề xuất cơ cấu trường ĐH, đặc biệt là việc trong trường ĐH có trường (theo mô hình nước ngoài). "Tôi nghĩ là đúng nhưng trong bối cảnh hiện tại sẽ rất lúng túng. Vậy đứng đầu trường đó gọi là gì, trường có khác khoa không? Trường đó có bao gồm khoa không? Nếu không thì đây chỉ là "bình mới rượu cũ", bắt chước nước ngoài nhưng không đúng thực chất, thực tế của VN hiện nay", ông Toàn nói.
GS-TS Phạm Văn Lình đặt vấn đề có nên tồn tại ĐH vùng hay không. "Tôi làm việc tại ĐH vùng gần 20 năm nhưng đó chỉ là cấp trung gian, không có biên chế và chi phí chung cho ĐH. Vậy nếu từ khoa mà lên trường thì sẽ không dưới 100 biên chế tăng thêm. Điều này có phù hợp với cải cách hành chính hiện nay không? Hiện hoạt động các ĐH vùng rất khó khăn, đặc biệt là kinh phí. Có nên mở rộng hay không và mở rộng như thế nào, đầu tư trực tiếp kinh phí cho người học chứ không qua khâu trung gian", ông Lình nói.
GS Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, khẳng định: "Tôi không phủ nhận vai trò của các trường ĐH quốc gia. Tuy nhiên, nguy cơ quá nhiều ĐH, nếu thêm một cấp nữa thì mình sẽ không giống ai trên thế giới này".
Theo thanhnien.vn
Vẫn thi THPT nhưng phải tổ chức nghiêm túc Nhiều vấn đề nóng của giáo dục, đặc biệt về kỳ thi THPT quốc gia, được bàn luận tại hội nghị góp ý kiến về dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) và dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của...