Đề năm trước dễ thì năm sau khó?
ĐH Kinh doanh và Công nghệ đã trở thành công lập? Đề năm trước dễ thì năm sau khó? Ngành kỹ thuật công trình học gì và có thể làm ở đâu? Quân nhân hoàn thành nghĩa vụ muốn dự thi ĐH thì phải làm sao?
Hỏi: Em đang la SV năm thư 2 cua trương CĐ Công nghê HN, năm nay em muôn thi lai ĐH va đinh thi vao trương ĐH Kinh doanh va Công nghê HN, nhưng em nghe noi trương nay la trương dân lâp va mơi đươc đôi tên thanh ĐH Kinh Doanh va Công Nghê HN. Vây em muôn hoi Ban tư vân co phai trương chuyên thanh công lâp rôi không? Em muôn hoi thêm nưa la nêu hoc ra vơi băng cua trương dân lâp như thê thi co dê xin viêc hay không? va mưc hoc phi cua trương đo em nghe noi co phai la rât cao, va hiên giơ la bao nhiêu? (itc.sonhuong@gmail.com)
*Trả lời:
Đúng như em nói. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN là một trường ĐH tư tục. Trước kia trường có tên là Đại học dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội và đến tháng 5/2006 thì đổi tên thành ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN.
Đối với các trường tư thục thì không bao giờ được chuyển thành công lập cả. Chỉ có những trường trước kia là bán công thì sẽ được Chính phủ xem xét chuyển sang thành công lập hay tư thục.
Xu hướng hiện tại thì nhiều nơi tuyển dụng vẫn còn xu hướng “chuộng” bằng cấp (chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước). Chính vì thế đối với sinh viên tốt nghiệp các trường dân lập muốn xin vào các đơn vị này là khá khó khăn. Tuy nhiên, nếu em có chuyên môn tốt, kỹ năng làm việc nhóm, có trình độ tin học và ngoại ngữ thì các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn rộng cửa đón mời.
Theo Ban tư vấn được biết thì năm học 2009 mức học phí của trường đối với cả hệ ĐH và CĐ là 7 triệu đồng/năm. Năm 2010 thì dự kiến mức học phí này có thể tăng lên thêm nữa.
Video đang HOT
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Cho em hỏi, về đề thi ĐH, CĐ môn vật lý, em đang học lớp 12 năm nay em muốn thi khối A. Em nghe các anh chị năm ngoái thi bảo đề Lý dễ nên năm nay chắc khó hơn rất nhiều. Cụ thể các anh bảo có người Lý được 9 nhưng Hóa chỉ được có 3. Điều này làm em rất hoang mang. Xin ban tư vấn cho em biết về vấn đề này như thế nào?(khangbaolam_91@yahoo.com)
Trước hết phải thẳng thắn nhìn nhận như sau: Mức độ đề thi dễ hay khó là tùy theo đánh giá của từng thí sinh.
Quan điểm của người ra đề thi là không đánh đố, lách léo và bám sát chương trình SGK. Trong đề thi có một số câu hỏi thực sự khó để phân loại thí sinh (chiếm khoảng 20-30% số điểm).
Mùa tuyển sinh năm 2009 thì mức độ đề thi Lý, Hóa khá tương đồng. Điểm thi môn Vật Lý đạt điểm tuyệt đối mặc dù không nhiều nhưng vùng phủ điểm phổ biến từ 7-9 khá lớn. Trong khi đó thì môn Hóa có số lượng điểm 10 nhiều hơn nhưng độ phủ của những thí sinh có điểm từ 6-9 tương đối nhiều.
Thông thường khi học khối A thì thường thí sinh đánh giá mức độ như sau: Môn Toán khó nhất, tiếp theo là đến môn Lý. Môn thi gỡ được điểm nhiều nhất chính là môn Hóa.
Do đó khi học ôn tập em nên tập trung đều cả 3 môn thì cơ hội trúng tuyển mới cao được. Nếu học không tốt một môn nào đó thì nó sẽ kéo tổng điểm 3 môn thi xuống dẫn đến cơ hội trúng tuyển không cao.
Em biết năm nay Bộ Giáo dục – Đào tạo yêu cầu các trường công bố 3 công khai, trong đó có công khai đầu ra, năm nay em dự định thi trường đại học Thuỷ Lợi Hà Nội, vậy ban tuyển sinh có thể cho em biết đầu ra của ngành kỹ thuật công trình của trường đại học Thuỷ Lợi ? và ngành này sau này làm về lĩnh vực gì? (nguyenvanquyet.forever@gmail.com)
Hiện tại trường ĐH Thủy lợi vẫn chưa công bố chuẩn đầu ra. Dự kiến vào khoảng cuối tháng 2 thì nhà trường mới có thể công bố.
Tuy nhiên em có thể hiểu một cách đơn giản về ngành này như sau: Ngành kỹ thuật công trình thường được các trường thiết kế đào tạo theo hai hướng là xây dựng dân dụng – công nghiệp và xây dựng cầu đường.
Ngành này trang bị các kiến thức liên quan đến xây dựng để sinh viên ra trường có thể làm các công việc giám sát, thi công các công trình như nhà ở, xưởng sản xuất, cầu quay, cầu treo, cầu dây văng, đường cao tốc, đường băng sân bay…
Em có tham gia đi nghĩa vụ quân sự. Năm nay muốn thi đại học với tư cách là thí sinh tự do. Vậy em cần chuẩn bị những gì? Thủ tục giấy tờ ra sao? Em thuộc KV1, dân tộc, và em có được hưởng ưu tiên gì khác không? (trieuman007@gmail.com)
Trước tiên em cần mua một bộ hồ sơ ĐKD. Trong hồ sơ ĐKDT có phiếu số 1 và số 2. Em cần phải điển đầy đủ thông tin trên cả hai giấy này (mặt sau của mỗi phiếu đều có hướng dẫn ghi rất rõ). Sau khi điền xong hồ sơ thì em nộp hồ sơ ĐKDT theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT nơi gần mình cư trú hoặc trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ em muốn dự thi.
Điểm ưu tiên khu vực không tính theo hộ khẩu thường trú mà tính theo trường THPT mà em theo học trước đó. Chính vì thế em cần phải kiểm tra lại xem trường THPT của mình thuộc khu vực nào.
Theo quy chế tuyển sinh thì chỉ có những thí sinh có bố hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thì mới thuộc đối tượng ưu tiên 01 nhóm ưu tiên 1.
Đối với tuyển sinh thì thí sinh được hưởng cả điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng. Đối với những thí sinh thuộc nhiều đối tượng ưu tiên khác nhau thì chỉ được hưởng mức ưu tiên cao nhất mà thôi.
Em gái của tôi năm nay thi, vì điều kiện gia đình không tốt lắm. Nên tôi muốn em tôi học các trường học viện để giảm gánh nặng cho gia đình một phần. Nhưng học lực của em tôi lại không cao lắm do đó khó có thể vào được an ninh hoặc cảnh sát (trên 24 điểm). Vậy tôi muốn hỏi ngoài 2 trường đó, còn có ngành nào của trường nào khác phù hợp không (khoảng 21 điểm )? (quaden304@gmail.com)
Hiện nay đối với các trường ĐH ở Việt Nam chỉ có các trường khối quân đội, công an là bao cấp hoàn toàn cho sinh viên. Đối với các trường sư phạm thì sinh viên chỉ được miễn học phí.
Tuy nhiên, theo chủ trương của Chính phủ thì hiện nay sinh viên được vay vốn để học tập chính vì thế bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề kinh phí.
Việc chọn ngành nào còn phụ thuộc vào khả năng và sở thích của em bạn. Tuy nhiên nếu là con trai thì bạn nên hướng theo học khối các ngành kỹ thuật do các ngành này dễ xin việc hơn khối kinh tế, xã hội. Nếu là con gái thì bạn nên hướng em bạn theo học khối các trường Sư phạm. Với mức điểm 21 thì cơ hội trúng tuyển của em bạn là rất rộng mở.
Các trường phía Nam bắt đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh 2010
ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM dự kiến tuyển 4.350 chỉ tiêu hệ chính quy, trong đó dành 3.300 chỉ tiêu cho hệ đại học với các khối A, B, D1, V; 700 chỉ tiêu cho hệ đại học khối K; 350 chỉ tiêu cho hệ cao đẳng.
Những ngành có chỉ tiêu cao nhất thuộc về Điện - điện tử (190), Điện công nghiệp (190), Cơ khí chế tạo máy (190), Cơ khí động lực, Công nghệ thông tin. Chỉ tiêu thấp nhất (50) thuộc về các ngành sư phạm trong trường.
Đáng lưu ý, trong 3.300 chỉ tiêu đại học khối A, B, D1, V có 150 chỉ tiêu hệ chính quy địa phương. Chỉ tiêu hệ không chính quy của trường 1.500 và Chỉ tiêu hệ cử tuyển là 30. Hệ đại học khối K tuyển sinh trong cả nước, thi vào ngày 01 và 02/08/2010, dành cho 2 đối tượng: Đối tượng tuyển sinh hệ chuyển tiếp gồm những thí sinh tốt nghiệp Cao đẳng ngành tương ứng. Đối tượng tượng tuyển sinh hệ K-3/7 gồm thí sinh đã có bằng nghề bậc 3/7, bằng trung học nghề và bằng tú tài, hoặc có bằng TCCN phù hợp với ngành dự thi.
ĐH Bách khoa TPHCM dự kiến tuyển 3.750 chỉ tiêu hệ đại học và 150 chỉ tiêu hệ cao đẳng. Những ngành có nhiều chỉ tiêu nhất đó là Điện - điện tử (650 chỉ tiêu), Xây dựng (520), Cơ khí - cơ điện tử (500), Công nghệ hóa thực phẩm - sinh học (410). Những ngành ít chỉ tiêu nhất đó là Kỹ thuật dệt may (70), Kiến trúc (40).
ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM dự kiến tuyển 2.750 chỉ tiêu hệ đại học và 800 chỉ tiêu hệ cao đẳng. Ngành có nhiều chỉ tiêu nhất thuộc về Công nghệ thông tin với 550 chỉ tiêu, Toán - tin học (300), Sinh học (300). Ít chỉ tiêu nhất thuộc về ngành Hải dương học- Khí tượng thủy văn (100), Công nghệ môi trường (120), Địa chất (150).
Làm sao để đạt điểm cao phần nghị luận xã hội? Hỏi: Em thấy như trong các đề thi, phần nghị luận xã hội (NLXH) có yêu cầu không làm quá 600 từ. Nhưng nếu viết hơn 600 từ thì có bị trừ điểm không? Cụ thể là khi em đi thi thử thì em thường viết tầm 800 từ, có khi đến gần 1000 từ, trong 1 vài sách tham khảo Văn phần...