Đề môn Toán thi vào lớp 10 ở TP.HCM 3 năm qua như thế nào?
Đề môn Toán thi vào lớp 10 TP.HCM luôn có sự cải tiến, trong đó có nhiều bài toán ứng dụng thực tế đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức để xử lý.
Trong 3 năm qua, đề môn Toán thi vào lớp 10 TP.HCM thông thường có 8 câu hỏi.
Ngoài những câu hỏi mang tính truyền thống (từ câu 1-4) quen thuộc thì còn có các bài toán thực tế phong phú và đa dạng, yêu cầu thí sinh phải biết vận dụng kiến thức toán để xử lý tình huống thực tế.
Đề thi năm 2020:
Đề thi năm 2019:
Năm 2018:
Năm 2022, học sinh TP.HCM thi vào lớp 10 ngày 11, 12/6
Video đang HOT
Học sinh dự thi 3 môn gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
Trong đó thời gian thi môn Toán và Văn là 120 phút.
Thời gian thi môn Ngoại ngữ 90 phút.
Điểm xét tuyển vào lớp 10 thường = điểm Toán điểm Ngữ văn điểm Ngoại ngữ điểm khuyến khích (nếu có).
Thí sinh sẽ được đăng ký ba nguyện vọng ưu tiên 1, 2, 3 để xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập (trừ Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường Phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM).
Đối với lớp 10 Chuyên và Tích hợp thí sinh làm bài thi môn chuyên và tích hợp vào buổi chiều ngày 12/6, thời gian thi môn Chuyên, tích hợp là 150 phút.
Điểm xét tuyển lớp 10 Chuyên = điểm Toán điểm Ngữ văn điểm Ngoại ngữ điểm Môn chuyên x 2 điểm khuyến khích (nếu có).
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong nhận học sinh THCS các tỉnh khác dự thi nếu đủ điều kiện theo quy định.Học sinh đăng ký 4 nguyện vọng trong đó nguyện vọng 1,2 vào lớp chuyên; Nguyện vọng 3,4 vào lớp không chuyên tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong và Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.
Nếu học sinh không trúng tuyển vào trường chuyên, lớp chuyên vẫn được dự tuyển vào lớp 10 THPT.
TP.HCM: Hơn 14.000 thí sinh không đăng ký thi vào lớp 10
Hơn 14.000 thí sinh tốt nghiệp THCS tại TP.HCM nhưng không đăng ký thi vào lớp 10 công lập.
Chỉ còn hơn một tuần nữa, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023 tại TP.HCM sẽ chính thức bắt đầu. Năm nay, số thí sinh dự thi tăng hơn năm trước, lên đến hơn 94.000 em và kỳ thi vẫn diễn ra trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19 nên công tác tổ chức được triển khai khẩn trương, kỹ lưỡng.
Học sinh lớp 9 Trường THCS Lạc Hồng (quận 10) trong một giờ học, chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ảnh: PHẠM ANH
Huy động gần 11.900 giáo viên làm công tác coi thi
Hai ngày qua, Sở GD&ĐT TP.HCM đã khẩn trương tổ chức tập huấn công tác thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập cho tất cả điểm thi.
Bà Nguyễn Xuân Mai, Phó Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT TP.HCM), cho biết: Năm nay toàn TP có 108.291 học sinh xét tốt nghiệp THCS nhưng chỉ có hơn 94.000 em đăng ký dự thi. Trong đó, hơn 86.000 em dự thi vào lớp 10 thường, 6.579 em dự thi lớp 10 chuyên và hơn 1.300 em dự thi lớp 10 tích hợp.
Như vậy, sẽ có hơn 14.000 em không tham gia thi lớp 10. Theo sở, lý do vì các em đã chọn loại hình học tập khác, phù hợp hơn với hoàn cảnh gia đình và bản thân. Các em tiếp tục học tập tại trường THPT ngoài công lập, trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc du học ở nước ngoài.
Về công tác tổ chức, bà Mai cho biết toàn TP có 150 địa điểm thi. Trong đó có 11 điểm thi chuyên và 139 điểm thi thường với tổng hơn 3.900 phòng thi. Mỗi điểm thi sẽ có thêm ba phòng thi dự bị.
TP.HCM cũng sẽ huy động gần 11.900 giáo viên làm công tác coi thi, 1.800 người là nhân viên, bảo vệ, công an... làm nhiệm vụ hỗ trợ tại các điểm thi.
Kỳ thi sẽ diễn ra trong hai ngày 11 và 12-6. Trước đó một ngày, thí sinh sẽ có mặt tại các điểm thi để sinh hoạt quy chế thi và chỉnh sửa sai sót thông tin nếu có.
Với lớp 10 thường, thí sinh phải thi ba môn là toán, ngữ văn và ngoại ngữ. Với những em xét tuyển vào lớp 10 chuyên hoặc lớp 10 tích hợp sẽ dự thi thêm môn chuyên/tích hợp là 150 phút vào chiều 12-6.
Thí sinh chỉ được mang vào điểm thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, các loại máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ.
F0 được bố trí thi phòng riêng
Mặc dù tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM đã được kiểm soát và mọi hoạt động xã hội trở lại gần như bình thường nhưng để đảm bảo an toàn, công tác phòng dịch tại các điểm thi vẫn được Sở GD&ĐT TP triển khai kỹ lưỡng.
Cạnh đó, điểm đặc biệt năm nay là Sở GD&ĐT TP.HCM cho phép những thí sinh diện F0 được dự thi. Tuy nhiên, các em phải làm đơn xin dự thi và có chữ ký xác nhận đồng ý của phụ huynh hoặc người giám hộ. Thí sinh phải cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và những thí sinh này được bố trí thi phòng riêng, có đủ cán bộ coi thi cũng như giám sát.
Tại mỗi điểm thi, sở yêu cầu từng điểm thi thực hiện đúng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định hiện hành. Trưởng điểm thi xây dựng phương án phòng dịch, hướng dẫn thí sinh thực hiện đúng.
Các điểm thi thực hiện khử khuẩn trước ngày thi một ngày và sau khi thi. Đồng thời tổ chức vệ sinh các hành lang, sân trường, nhà vệ sinh... sau mỗi buổi thi. Riêng đối với các phòng thi của thí sinh thuộc diện ca bệnh nghi ngờ/F0 thì phải được vệ sinh, khử khuẩn ngay sau mỗi buổi thi.
Mỗi điểm có ít nhất ba phòng thi dự phòng, từng phòng phải đáp ứng các yêu cầu về phòng chống dịch COVID-19 để xử lý các trường hợp có biểu hiện bệnh, bố trí đủ giám thị và cán bộ giám sát theo quy định.
Mỗi phòng thi sắp xếp tối đa 24 thí sinh, mỗi em ngồi một bàn hoặc đảm bảo giãn cách, các phòng thi phải thông thoáng và không sử dụng máy lạnh.
Năm nay, sở cũng chỉ đạo không tổ chức khai mạc kỳ thi. Thí sinh lên thẳng phòng thi và ra về ngay sau khi thi.
Để đảm bảo an toàn, sở yêu cầu mỗi điểm thi phải tổ chức đo thân nhiệt, nhắc nhở thí sinh rửa tay, sát khuẩn thường xuyên, cử thành viên hướng dẫn thí sinh lên thẳng phòng thi, không cho tụ tập, trao đổi trước và sau khi thi. Đồng thời phải giám sát sức khỏe của từng cán bộ, nhân viên và thí sinh trước khi vào điểm thi.
Từng điểm thi bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng, có đủ nước sạch và xà phòng tại khu vực vệ sinh, bố trí thùng đựng rác có nắp đậy để thu gom, xử lý bảo đảm vệ sinh. Yêu cầu mọi người rửa tay, sát khuẩn ngay tại cổng các điểm thi, tại cửa phòng thi, phòng hội đồng...
"Toàn bộ cán bộ, nhân viên, thí sinh phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian ở tại điểm thi, kể cả khi làm bài, nộp bài và ở ngoài phòng thi" - sở lưu ý.
Ngoài ra, các điểm thi phải phân luồng, bố trí cho người nhà đưa đón thí sinh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, không tập trung đông người xung quanh điểm thi.
Gần 50.000 chỉ tiêu vào lớp 10 ngoài công lập
Năm 2022, TP.HCM sẽ tuyển gần 73.000 chỉ tiêu vào 114 trường THPT công lập trên địa bàn.
Bên cạnh đó, theo công bố chi tiết của Sở GD&ĐT TP.HCM, năm nay có 126 trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp nghề... sẽ tuyển học sinh sau THCS với tổng chỉ tiêu gần 50.000 em.
Với các trường ngoài công lập, mức học phí thấp dao động hơn 1 triệu đồng/tháng đến mức cao nhất là 53 triệu đồng/tháng, chưa tính các khoản phí khác khi theo học như nội trú, tiền ăn, bán trú...
Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT TP.HCM, các trường ngoài công lập tuyệt đối không tổ chức thi tuyển dưới bất kỳ hình thức nào, mà chỉ thực hiện xét tuyển.
Đối tượng xét tuyển là các em đã tốt nghiệp THCS (tại TP.HCM hay các tỉnh), đủ độ tuổi vào học lớp 10 là 15 tuổi. Các trường tuyệt đối không được nhận các hồ sơ không hợp lệ, không đủ điều kiện xét tuyển.
Những sai lầm cần tránh khi làm bài môn Toán kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Theo kế hoạch, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2022 - 2023 trên địa bàn Thành phố Hà Nội sẽ diễn ra từ 18-20/6. "Đối với học sinh thi vào lớp 10 các trường công lập năm nay tại Hà Nội, khi tự ôn tập thêm ở nhà, các em nên bám vào cấu...