Để môn Toán không còn là nỗi sợ của trẻ và cha mẹ không phải “đánh vật” với con mỗi tối, hãy áp dụng các cách sau đây
Môn Toán tưởng chừng khó nhằn nhưng nếu ba mẹ áp dụng 5 mẹo nhỏ dưới đây, việc học Toán sẽ không còn là nỗi sợ của con.
Những con số khô khốc và các phép toán từ đơn giản đến phức tạp luôn là vấn đề đau đầu của nhiều phụ huynh. Một số học sinh thấy toán rất dễ, bài toán khó cũng có thể tìm ra cách giải theo phương pháp riêng. Nhưng với một số học sinh, nhắc đến toán các em đã thấy e ngại, dù là phép toán cơ bản cũng thấy vô cùng nhiều vấn đề.
Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy?
Năng khiếu riêng của mỗi đứa trẻ là một yếu tố. Một số trẻ nhạy cảm với các con số và một số trẻ phản ứng chậm hơn, hiểu biết yếu hơn và mất nhiều thời gian hơn. Một yếu tố khác là sự tập trung của trẻ khác nhau, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc học toán. Nhưng ba mẹ cũng không cần lo lắng, hãy thực hiện dạy con theo các cách sau đây.
Điều 1: Trau dồi nhận thức về con số
Số học không phải là lĩnh vực trừu tượng. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ đã bỏ qua điểm này, dẫn đến bỏ lỡ thời kỳ vàng trong việc trau dồi nhận thức về các con số cho trẻ.
Trên thực tế, sự phát triển nhận thức về con số của trẻ em nên được đặt bắt đầu trước lớp 1.
Sau khi trẻ 3 tuổi và bước đầu có khả năng nhận biết sự vật thì nên bắt đầu hình thành ý thức về con số cho trẻ. Hãy cho trẻ biết và tiếp xúc các số 1, 2, 3.
Nên cho trẻ tiếp xúc với những con số phù hợp với độ tuổi. (Ảnh minh họa)
Ba mẹ có thể xây dựng nhận thức về các con số cho con bằng cách kết hợp với những tình huống cụ thể trong cuộc sống. Để con trẻ từ từ tiếp nhận và ghi nhớ. Ví dụ: cha mẹ có thể hỏi trẻ, nhà mình có mấy thành viên, con có thể kể tên các thành viên không? Hoặc bữa ăn hôm nay có mấy món, con thử đếm xem nào?
Sau khi bước vào tuổi 4 – 5, hãy để trẻ từ từ tiếp xúc các con số đến 10. Đừng đòi hỏi con phải nhanh chóng học được, nhận thức về con số cần được trau dồi và tiến bộ dần dần. Sau 6 tuổi, con bạn có thể tiếp xúc với các con số trong vòng 20.
Video đang HOT
Điều 2: Thiết lập tư duy không gian
Từ lớp 1 đến lớp 5 của bậc tiểu học, nội dung liên quan đến tư duy không gian chủ yếu là hình phẳng. Thực tế, trước khi trẻ vào lớp 1 tiểu học, cha mẹ cũng có thể giúp con tiếp xúc, nhận biết, cảm thụ những điều này theo cách riêng của mình. Ví dụ những trò chơi dạng các khối lego hay một số trò chơi ghép hình có thể truyền cảm hứng cho tư duy trực quan của trẻ, cho phép chúng thiết lập các khái niệm không gian ngay từ khi còn nhỏ.
Tư duy không gian rất cần thiết để phát triển khả năng toán học. (Ảnh minh họa)
Thực hành là cách học tốt nhất, não bộ của trẻ có thể được kích thích thông qua việc sắp xếp, xây dựng và lắp ráp đồ chơi ghép hình, từ đó phát triển tư duy không gian sơ bộ.
Điều 3: Có kỹ năng tính toán cơ bản
Ở trường tiểu học, trẻ chỉ học các phép toán cơ bản cộng, trừ, nhân, chia với con số ngày càng lớn.
Muốn cộng, trừ, nhân, chia, học sinh phải hiểu số học, hiểu quy tắc tính toán, tất cả những điều này cần được đúc kết và nâng cao kịp thời trong quá trình học tập lâu dài. Điều này cần sự kết hợp của cả gia đình và nhà trường. Khi trẻ làm bài tập ở nhà, phụ huynh cũng nên chú ý đến việc học của con để phát hiện ra sai sót kịp thời.
Nếu trẻ hiểu được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ và có thể vận dụng các phép toán cơ bản một cách thành thạo thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu trẻ cần suy nghĩ rất lâu, bẻ ngón tay, cắn bút mãi không đưa ra được đáp án nghĩa là có vấn đề. Ba mẹ cần chú ý xem con gặp vấn đề khó khăn ở phần nào để hướng dẫn và có trao đổi với giáo viên về hướng giải quyết.
Điều 4: Học cách giải quyết vấn đề
Giải toán là mục tiêu cuối cùng của môn toán ở tiểu học.
Các câu hỏi ứng dụng khác nhau là một kiểu kiểm tra để xác minh xem liệu đứa trẻ có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hay không.
Thực ra, các bài toán đố chẳng qua là cộng, trừ, nhân, chia, phức tạp hơn một chút sẽ có phân số và tỉ số phần trăm. Việc dạy trẻ giải quyết vấn đề nên bắt đầu từ lớp một. Các em học lớp 1 chưa đọc thông thạo, cô giáo và phụ huynh có thể đọc câu hỏi, sau đó để trẻ tự suy nghĩ xem nên dùng phép tính gì để giải bài toán.
Cách tốt nhất để rèn luyện là hướng dẫn trẻ đọc, hiểu, suy nghĩ, tìm ra đáp án cho những dạng câu hỏi và bài tập tương tự nhau, lặp đi lặp lại. Qua đó trẻ có thể nhớ các phép tính và hướng làm khi gặp tình huống tương tự.
Điều 5: Rèn luyện tư duy tổng hợp
Điều cuối cùng là rèn luyện tư duy toán học tổng hợp. Các bài toán rèn luyện tư duy có thể được áp dụng học như: so sánh, các bài toán về phép tính, các bài toán về hình ảnh… Làm càng nhiều bài tập con bạn càng ngày càng rút ra được nhiều kinh nghiệm học cũng như khả năng tư duy tăng cao.
Ngoài cách tư duy quen thuộc theo hệ thống, trật tự bố mẹ cũng nên thiết lập cho các con thói quen tư duy ngược. Thay vì đi từ đầu đến cuối, các con nên bắt đầu từ dưới lên. Việc này giúp các con có được cách tư duy toàn diện, hai chiều.
Đứng trước bất kì bài toán nào các con cũng nên đặt câu hỏi tại sao đến các vấn đề liên quan tới bài toán để từ đó có thể mày mò, phân tích và tìm ra cách giải.
Việc này rất hiệu quả để rèn luyện cho con suy nghĩ mạch lạc, tìm hiểu sâu vấn đề.
Đáp án môn Toán chính thức thi Tốt nghiệp THPT 2020 của Bộ GD-ĐT
Bộ GD-ĐT công bố đáp án chính thức môn Toán thi tốt nghiệp THPT 2020.
Ảnh minh họa
Sau đây là đáp án chính thức môn Toán.
Đề thi môn Toán năm nay được đánh giá là vừa sức, điểm phố biến của môn Toán sẽ từ 6,5 đến 7 và không hiếm điểm 10 bởi với đề thi này, học sinh trường chuyên hoàn toàn có thể giành điểm tuyệt đối.
Thầy Lâm Vũ Công Chính, giáo viên dạy Toán Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM), nhận định đề phù hợp với mục tiêu tốt nghiệp THPT. Các câu hỏi trải đủ kiến thức trong 2 học kỳ năm lớp 12. Chỉ có 3 câu hỏi nằm ở chương trình lớp 11. So với năm ngoái, mức độ câu hỏi năm nay dễ hơn. Chỉ cần 40-45 phút đầu tiên học sinh đã có thể giải quyết được 2/3 đề thi.
Câu hỏi phân loại thí sinh từ câu số 40 đến 50. Tuy nhiên trong 10 câu hỏi này chỉ có khoảng 5 câu tương đối khó và trộn lẫn nhau, chứ không sắp xếp theo thứ tự.
Thầy Chính cho hay, trong 50 câu hỏi của đề thi môn Toán chỉ có 1 câu hỏi liên quan đến thực tế. Vấn đề này học sinh hoàn toàn làm được và đây là cách đặt vấn đề khá hay, dù phù hợp với mục tiêu là an toàn chứ không quá sáng tạo.
30 câu hỏi đầu tiên không phải vận dụng cao nhưng có những câu hỏi cũng đòi hỏi học sinh phải dừng lại suy nghĩ mới có thể chọn đáp án, do vậy đây cũng là đề thi phù hợp với tuyển sinh đại học. Thầy Chính dự đoán, điểm phố biến của môn Toán sẽ từ 6,5 đến 7 và không hiếm điểm 10 bởi với đề thi này học sinh trường chuyên hoàn toàn có thể giành điểm tuyệt đối.
Cô Lương Thị Hải Yến, giáo viên Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) nhận xét, như với mã đề 119, cấu trúc đề thi đã bám sát yêu cầu tinh giản của Bộ GD-ĐT.
Mức độ đề sắp xếp từ dễ đến khó theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình làm bài.
Đề thi có 5 câu vận dụng và 5 câu vận dụng cao để phân loại học sinh.
"Để làm được 5 câu vận dụng thì học sinh ngoài kiến thức chắc chắn còn cần có sự cẩn thận. Đối với 5 câu vận dụng cao đòi hỏi học sinh có những kỹ năng phân tích, tổng hợp và có tư duy cao thì mới xử lý tốt được những câu cuối cùng của đề", cô Yến nói.
Còn thầy Lê Thế Duy, giáo viên Trường THPT Anhxtanh Hà Nội đánh giá những câu khó nhất của đề thuộc về phần Đại số và Giải tích.
Những câu dễ và rất dễ chiếm 70% đề thi, học sinh có học lực trung bình và làm cẩn thận có thể dễ dàng đạt được 7 điểm. Học sinh khá giỏi thì không khó để được 8 hoặc 9.
"Đề có 5 câu hơi khó, ở mức độ vận dụng thấp mà học sinh học trung bình khá có thể làm được. Đề có 5 câu khó để phân loại, dành cho học sinh khá giỏi. So với đề thi của năm trước thì độ khó giảm", thầy Duy nói.
"Du học không gián đoạn" với môi trường học tập quốc tế ngay tại Việt Nam Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nhiều du học sinh đã trở về nước và có nguyện vọng được tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam. "Giải cứu giấc mơ du học" mùa Covid-19 Trước tình hình dịch bệnh với diễn biến phức tạp, để tạo điều kiện tốt...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nữ hoàng showbiz tiêu tiền như nước: Nhận cát -xê cả thùng tiền mặt, tiêu mãi không hết
Sao châu á
15:41:33 18/05/2025
Angelina Jolie làm lóa mắt Cannes
Sao âu mỹ
15:37:35 18/05/2025
Cặp diễn viên Vbiz "tình trong như đã mặt ngoài còn e": Đàng trai bí mật tậu xe mới cho bạn gái?
Sao việt
15:26:29 18/05/2025
Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ
Pháp luật
15:24:07 18/05/2025
Xử lý nhóm người hành hung hội đồng du khách nước ngoài ở phố Tây TPHCM
Tin nổi bật
15:16:42 18/05/2025
Travel Off Path gọi tên Đà Nẵng trong top điểm đến châu Á dành cho dân du mục số
Du lịch
15:09:38 18/05/2025
Ngoại hình của em gái Cường Đô La ở hiện tại gây chú ý
Netizen
15:02:39 18/05/2025
Bí ẩn chợ ma: Mở nửa đêm, phạm luật liền trả giá, có người kiếm tận 300 triệu
Lạ vui
14:59:26 18/05/2025
Phương Mỹ Chi bật mí nhiệm vụ được giao bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính
Nhạc việt
14:57:25 18/05/2025
Dùng 1 sợi dây + 1 chiếc đũa, tôi "cứu nguy" cho vòi nước, tiết kiệm cả trăm nghìn!
Sáng tạo
14:49:02 18/05/2025