Để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Từ nhiều năm qua, khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” được nhiều nhà trường đưa ra, hướng cả thầy và trò đến mục tiêu giảm áp lực, tạo sự hứng khởi cho học sinh khi đến trường.
Hà Nội Ngày nay ghi lại ý kiến của các thầy, cô giáo – nhân tố quan trọng hàng đầu trong xây dựng môi trường giáo dục – về giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thực chất, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thành Hưng (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn):
Môi trường giáo dục ngày càng “mở” và “động”
Nếu hình dung môi trường giáo dục như một không gian vật thể bao gồm trường lớp, thầy trò, sách vở, phòng thí nghiệm… thì môi trường giáo dục hiện nay ở Việt Nam đang mỗi năm một hiện đại hơn, mỗi năm một rộng dần, động dần, không còn hẹp, tĩnh như môi trường giáo dục truyền thống những thập niên trước. Tính chất mở và động ở đây gắn liền với quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế, gắn với mối quan hệ mật thiết và đa chiều của giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội, đặc biệt là gắn với sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Việc giảng dạy và sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng internet trong nhà trường đã làm môi trường giáo dục rộng mở và vận động, phát triển.
Trong các trường đại học, sinh viên và cả giáo viên đều có một thư viện khổng lồ, rất dễ tìm kiếm tài liệu và học liệu. Đó là “vũ trụ internet”, nơi sinh viên có thể học trực tuyến, được giáo viên “hướng dẫn từ xa”. Giáo trình, giáo án cùng những tài liệu liên quan đến nội dung chuyên đề, môn học đều có thể lấy được trên mạng internet. Bài vở ghi trên lớp có thể vẫn có nhờ bạn bè nghe/ ghi, chụp lại, gửi ảnh bài qua zalo… Đại dịch Covid-19 kéo dài hai năm vừa qua là dịp thử thách và kiểm định ưu thế của môi trường giáo dục hiện tại. Nhờ công nghệ thông tin và mạng internet, trường lớp đóng cửa nhưng công việc giảng dạy và học tập vẫn không bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, những đổi mới trong quan niệm giáo dục đào tạo gần đây đã góp phần cải tạo căn bản môi trường giáo dục. Đó là quan niệm giáo dục lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, làm mục tiêu đào tạo. Đặc biệt là quan niệm dạy cái xã hội cần, không dạy “cái có trong đầu thầy” đã làm thay đổi rất lớn khung chương trình đào tạo. Nội dung giảng dạy trong đại học đã mất dần tính hàn lâm, kinh viện, tăng dần tính ứng dụng và hiệu quả thực tế, đáp ứng kịp thời những nhu cầu của đời sống kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên nội dung giáo dục đào tạo hiện tại vẫn còn có chỗ thừa, chỗ thiếu. Nhiều môn học đã trở nên không cần thiết, hoặc thời lượng quá nhiều. Nhiều môn học cần có hoặc cần tăng thời lượng những vẫn chưa đưa vào thực hiện như các môn ngoại ngữ, kỹ năng sống….
Ông Nguyễn Quốc Trị – Trưởng khoa Quản lý giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội:
Xây dựng môi trường giáo dục mang lại hạnh phúc cho tất cả học sinh
Theo tôi, môi trường giáo dục hiện nay đang thay đổi theo hướng ngày càng đa dạng hơn, có sự xuất hiện của môi trường “ảo” do sự phát triển của công nghệ số, do đó, những tác động tới môi trường giáo dục cũng ngày càng phức tạp hơn và phong phú hơn về đối tượng. Trong đó, môi trường giáo dục trong nhà trường vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của người học.
Video đang HOT
Với môi trường giáo dục ngày càng hiện đại như ngày nay, yếu tố ảnh hưởng tích cực là học sinh có được thông tin một cách nhanh chóng từ khắp nơi trên thế giới. Người học có thể học từ rất nhiều nguồn học liệu khác nhau, chỉ cần có một thiết bị thông minh được kết nối internet là học sinh có thể “có cả thế giới trong lòng bàn tay”, nhưng cũng từ đó phát sinh ảnh hưởng tiêu cực, ví dụ: Học sinh có thể học những cách sử dụng ngôn ngữ, biểu hiện hành vi và có thái độ thiếu chuẩn mực. Nếu kỹ năng kiểm chứng thông tin của học sinh chưa tốt, các em có thể không phân biệt được đâu là thông tin chính xác, cần thiết trong quá trình học hỏi. Mối quan hệ với mọi người xung quanh như gia đình, thầy cô, bạn bè… cũng có thể sẽ bị “ảo hóa”…
Chính vì thế, để hướng tới xây dựng môi trường giáo dục có hiệu quả, các nhà quản lý, lãnh đạo trường học phải hết sức lưu ý tới khuyến cáo của UNESCO nhằm xây dựng một trường học hạnh phúc (Happy School), tránh xa các biện pháp giáo dục cứng rắn truyền thống và thay vào đó là xây dựng mối quan hệ giữa con người với con người hài hòa, hợp tác, yêu thương. Quá trình giảng dạy, giáo dục cần phù hợp với sự phát triển cá nhân và tôn trọng cá tính…
Trong nhà trường, cần xây dựng môi trường mà ở đó thúc đẩy sự tương tác và hợp tác của học sinh thông qua các hoạt động học và chơi chung. Cùng với đó, thay thế hình phạt bằng các hoạt động mang tính xây dựng thúc đẩy sự điều tiết cảm xúc của học sinh.
Bên cạnh đó, đổi mới giáo dục hiện nay nên theo hướng hình thành năng lực cho học sinh. Nhà trường phải trở thành một môi trường giáo dục đích thực, một môi trường để phát triển một cách hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh chứ không phải chỉ là nơi trẻ đến trường. Đó là những vấn đề hết sức quan trọng mà những người làm giáo dục và có trách nhiệm với thế hệ trẻ hằng quan tâm.
Thêm vào đó, sự phối hợp của nhà trường – gia đình – cộng đồng vẫn luôn giữ vai trò tối ưu trong việc tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, cộng hưởng tác động tích cực đến học sinh. Do đó, cần luôn chú trọng đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp này ở tất cả các cơ sở giáo dục, vì một môi trường giáo dục mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người – đặc biệt là các em học sinh.
Thạc sĩ Nguyễn Huy Hoàng – Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện Quản lý giáo dục:
Thầy, cô giáo phải liên tục đổi mới
Phải khẳng định rằng, vai trò của môi trường giáo dục rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách và tri thức của học sinh. Một môi trường học tập tốt có thể kích thích tính sáng tạo, sự chủ động và niềm yêu thích học tập của người học, từ đó giúp họ khai phá và nuôi dưỡng tiềm năng có sẵn của bản thân. Ngoài ra, môi trường học tập tốt còn giúp xã hội có thêm những nhân tài, những công dân tốt đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội nước nhà.
Theo tôi đánh giá, môi trường giáo dục hiện nay ngày càng đổi mới và hiện đại. Học sinh và giáo viên hiện nay được trang bị nhiều phương pháp, công cụ hỗ trợ, giúp việc dạy và học trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Chính sự hiện đại, tiến bộ trong môi trường học tập này đã kích thích được tinh thần ham học hỏi, tìm tòi của học sinh, khiến học sinh ngày càng chủ động hơn, mạnh dạn hơn, linh hoạt hơn.
Tiếp cận với nhiều phương pháp dạy và học hiện đại, tuy nhiên, vai trò của người thầy vẫn không mất đi. Không còn là người trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, truyền đạt kiến thức mà ngày nay, người thầy đóng vai trò như một “cộng sự” cùng trao đổi, cùng truyền đạt, cùng lắng nghe phản hồi từ học sinh để tìm ra cách thức dạy và học hiệu quả nhất.
Để theo kịp đà phát triển của thế giới và xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, tôi cho rằng thầy, cô giáo thời hiện đại phải liên tục đổi mới không chỉ ở hình thức mà cả phong cách. Những nhà giáo hôm nay cần phải tự học, tự đào tạo, tự hoàn thiện mình để thích ứng với thời cuộc, đặc biệt là cần nắm rõ tâm lý của học sinh để biết được học sinh nghĩ gì, muốn gì, làm gì, cần gì… Có như thế, cả thầy và trò mới tạo được mối liên kết bền chặt, xây dựng môi trường giáo dục ngày càng thân thiện hơn.
Trao học bổng 'Tiếp sức đến trường' cho 40 tân sinh viên Quảng Trị
40 suất học bổng 'Tiếp sức đến trường' giúp các tân sinh viên hoàn cảnh khó khăn có cơ hội theo đuổi giấc mơ ở giảng đường đại học.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Hội Khuyến học trao học bổng đến tân sinh viên.
Ngày 13/11, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, cùng các đơn vị liên quan tổ chức trao học bổng đến tân sinh viên.
Học bổng thuộc Chương trình "Tấm lòng quê hương - Tiếp sức đến trường" đã thắp sáng ước mơ cho nhiều tân sinh viên Quảng Trị, cũng là niềm hy vọng đối với nhiều sinh viên khó khăn.
Học bổng "Tiếp sức đến trường" hỗ trợ 40 tân sinh viên khó khăn.
Nhằm chia sẻ khó khăn với các sinh viên, nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã chung tay thắp lên ngọn lửa yêu thương, hỗ trợ để các em tiếp tục con đường học tập.
Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao 40 suất học bổng đến các tân sinh viên, mỗi suất 7 triệu đồng. Tổng giá trị học bổng được trao là 280 triệu đồng.
Các tân sinh viên nhận học bổng là tấm gương vượt khó trong học tập.
Trong 40 em tân sinh viên được nhận học bổng "Tấm lòng quê hương - Tiếp sức đến trường" hôm nay, có 13 em gia đình thuộc diện hộ nghèo, 11 em gia đình thuộc diện hộ cận nghèo, 1 em mồ côi cả cha lẫn mẹ, 9 em mồ côi cha, 1 em mồ côi mẹ, 7 em có người trong gia đình mắc bệnh hiểm nghèo...
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Chủ tịch Hội khuyến học Quảng Trị nhấn mạnh, mỗi em sinh viên được nhận học bổng hôm nay là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, khổ luyện vươn lên trong học tập. Các em xứng đáng được biểu dương và nhận học bổng của chương trình "Tấm lòng quê hương - Tiếp sức đến trường" lần thứ 19.
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Chủ tịch Hội khuyến học Quảng Trị biểu dương tinh thần vượt khó của các tân sinh viên.
Theo đại diện Ban tổ chức, mục tiêu của chương trình "Tấm lòng quê hương - Tiếp sức đến trường" là "không có sinh viên nào bị bỏ rơi hoặc bỏ học giữa chừng". Nhiều sinh viên được tiếp sức tốt nghiệp ra trường đã bổ sung nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cho xã hội, nhiều em tiếp tục học lên thạc sĩ, tiến sĩ, nhiều em du học ở nước ngoài và rất nhiều em đã tiếp tục ủng hộ cho chương trình và là tấm gương sáng cho nhiều bạn trẻ noi theo.
Chương trình "Tấm lòng quê hương - Tiếp sức đến trường" đã đem lại những quyền lợi thiết thực cho hàng ngàn tân sinh viên nghèo hiếu học, để lại nét đẹp cho phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của quê nhà.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao học bổng đến phụ huynh tân sinh viên.
Đón nhận suất học bổng, em Trần Thị Thanh Thủy (trú ở thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) bày tỏ niềm xúc động trước sự chia sẻ, động viên của Ban tổ chức chương trình, sự quan tâm của xã hội.
Em Thủy là tân sinh viên Trường ĐH kinh tế Huế. Gia đình em có hoàn cảnh khó khăn, ba mất khả năng lao động, hay đau ốm và phải nằm viện thường xuyên. Mẹ em phải làm đủ nghề để nuôi các em ăn học. Gia đình Thủy có 3 chị em. Chị gái Thủy vừa tốt nghiệp đại học, em út mới học lớp 6.
"Khi em đậu đại học, mẹ cũng vui nhưng tràn đầy lo lắng. Để có tiền cho em nhập học, mẹ phải đi vay mượn cho em đóng học phí. Học bổng hôm nay là món quà ý nghĩa giúp em trang trải phần nào chi phí trong học tập", em Thủy chia sẻ.
Em Lê Hữu Thánh (ở xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh), hiện là sinh viên Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng cho biết, suất học bổng lần này là sự quan tâm, động viên, chia sẻ của chương trình và các tổ chức, cá nhân hảo tâm đối với em. Suất học bổng giúp em nộp một phần học phí của năm học.
Trước đó, tối 29/10, tại Trung tâm văn hóa - điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Ban Tổ chức chương trình "Tấm lòng quê hương - Tiếp sức đến trường" cũng trao học bổng đến 100 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Quảng Trị. Mỗi suất học học bổng trị giá 15 triệu đồng. Tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng, do Câu lạc bộ Nghĩa tình Quảng Trị tài trợ.
Học sinh nghèo đến trường bằng... lương hiệu trưởng Nhiều năm qua, cô Đặng Thị Mỹ Dung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận Tân Bình, TPHCM) luôn hết lòng với học sinh nghèo. Cô Dung (ngoài cùng bên trái) vui Trung thu cùng học sinh trong trường. Cô Đặng Thị Mỹ Dung không chỉ là "đầu tàu" tâm huyết, trách nhiệm trong sự nghiệp trồng người, mà còn là...