Đề mở vô tư, chấm văn vô cảm
Thời gian gần đây, dư luận lên tiếng trước những bài văn sai kiến thức vẫn được điểm cao hay đề văn quá mở đến mức quá đà. Điều này một lần nữa đặt lại vấn đề cách dạy, học và chấm bài môn văn hiện nay.
Giáo viên chấm thi môn văn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 (Ảnh chỉ có tính chất minh họa, không phải nhân vật đề cập trong bài viết) – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đề “mở” bao nhiêu cho vừa ?
Một bài văn học sinh (HS) bàn về “canh gà Thọ Xương” là một… món canh ngon nổi tiếng ở Hà Nội được điểm 8 với lời khen tích cực của giáo viên (GV) bị dư luận phản ứng mạnh mẽ. Một bài văn “nhập vai Cám để kể chuyện Tấm Cám” bị điểm 3 với lời phê “nhân vật Cám của em đáng sợ quá” cũng bị dư luận… phản đối kịch liệt vì HS “nhập vai” như thế là đạt, lẽ ra phải điểm khá.
Trên diễn đàn của một trang mạng, một độc giả có tên Tân Lê nhận xét đề văn “nhập vai nhân vật Cám” là khó cho HS quá. “Tôi thực tình không hiểu gợi ý của các thầy cô như thế nào nhưng đã vô tình tạo cho các em suy nghĩ và thể hiện ra cái xấu. Tôi mong rằng nhà trường và các thầy cô nên suy nghĩ thật kỹ trước khi ra đề bài để tránh cho HS suy nghĩ và viết nên những câu văn trên”, độc giả này viết. Bà Nguyễn Như Hương, nguyên GV văn Trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội) cho rằng: “Từ khi đổi mới chương trình, sách giáo khoa, ngành
GD-ĐT khuyến khích GV ra đề theo hướng mở, phát huy tính sáng tạo của HS. Tuy nhiên không ít thầy cô giáo ra đề “hơi quá đà”, không rõ mục đích giáo dục là gì, thậm chí còn kích động những suy nghĩ phản giáo dục trong HS. Đề văn nhập vai Cám là một ví dụ”.
Không thể phủ nhận có những đề mở đã giúp ra đời những bài văn chạm tới trái tim của người đọc. Bài văn về đồng tiền, gây xúc động mạnh cho bạn đọc cũng xuất phát từ một đề văn mở của cô giáo Đặng Thị Nguyệt Anh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. GV này vốn nổi tiếng vì những đề văn thực sự sáng tạo, bất ngờ như: Tại sao lại không?, Điều em muốn nói với cô, Người ấy đối với tôi…
GS Đỗ Ngọc Thống, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng cho rằng: “Cần khuyến khích những suy nghĩ sáng tạo, mới lạ. Dạy học làm văn trong nhà trường càng phải như thế”. Tuy nhiên, ông Thống cũng cảnh báo: “Dù mới mẻ, khác lạ, mở đến đâu vẫn phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ và yêu cầu giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ”.
Cần sự tương tác giữa thầy trò trong chấm văn
Video đang HOT
GV trong bài văn “canh gà Thọ Xương” đã được giải oan rằng không phải cô giảng cho HS đó là một “món canh” khiến nhiều HS làm bài sai như dư luận lên án trước đó. Tuy nhiên, GV này thừa nhận đã có sai sót về nghiệp vụ trong quá trình chấm bài khi không gạch chân chỗ sai và giải thích cho HS hiểu mình sai ở chỗ nào. Hơn nữa, lại cho HS tới 8 điểm với những lời phê tích cực.
Một phụ huynh có con học lớp 12 tâm sự: “Điều tôi thấy buồn nhất là nhìn vào bài làm văn của con, cô chỉ cho điểm, không kèm một lời phê, và nếu có lời phê cũng rất lạnh lùng, vô cảm. Chấm văn như thế thì làm sao các con tiến bộ được?”.
Thực tế đề ra theo hướng mở, GV sẽ rất vất vả ở khâu chấm thi. Cô Như Hương nói: “Nếu đề ra theo kiểu bám sát chương trình, sách giáo khoa, chỉ cần đọc qua là biết ngay HS dùng tài liệu nào, sau đó “đo gang, chấm ý” rất nhanh. Còn bây giờ, là những tâm sự riêng, hoàn cảnh riêng của học trò nên các thầy cô không chấm theo kiểu đó được”.
Cô Nguyệt Anh tâm sự: “Ra đề theo hướng mở là chấp nhận các em có quyền phát biểu quan điểm, suy nghĩ. Khi đó, trách nhiệm của GV không chỉ dừng lại ở việc ra đề, chấm bài nữa. Những lời phê của GV giống như lời trò chuyện, trao đổi và tranh luận với HS để các em hiểu nên chọn giải pháp nào tốt nhất có thể chứ không phải để áp đặt chủ quan của GV”.
Trong hồi ký của mình, cố GS – nhà giáo Dương Thiệu Tống kể ấn tượng về một người thầy đi chấm thi. Người ấy chỉ chấm 5 bài, rồi nghỉ ngơi cho thanh thản đầu óc, sau đó lại chấm tiếp chỉ vì sợ mình sai sót làm mất điểm học trò.
Tuệ Nguyễn
Theo thanh niên
"Nhân vật Cám của bài văn 3 điểm này kinh quá"
"Theo tôi đây cũng là một đề văn rất hay và tạo nhiều điều kiện cho người viết thể hiện cá tính của mình. Chỉ có điều, đúng như giáo viên đã nhận xét, nhân vật Cám của bài văn này kinh quá...".
Dư luận đang có nhiều tranh cãi xung quanh việc có nên sửa phần kết truyện cổ tích Tấm Cám
Đó là phản ứng của độc giả từ địa chỉ menbinh@g... trước Bài văn điểm 3 của nữ sinh nhập vai Cám kể chuyện Tấm. Bài viết cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều quanh "nội dung đề bài" cùng điểm 3 của học sinh này.
Phải chăng ngôn ngữ "chợ búa" len vào chuẩn mực?
"Tôi phải thừa nhận là những năm gần đây cách ra đề văn của các trường phổ thông rất hay và sát với cuôc sống xã hội. Theo tôi đây cũng là một đề văn rất hay và tạo nhiều điều kiện cho người viết thể hiện cá tính của mình. Chỉ có điều, đúng như giáo viên đã nhận xét, nhân vật Cám của bài văn này kinh quá. Theo tôi nghĩ nó phản ánh rất nhiều cá tính của bạn học sinh này, vì lí do ngôn ngữ của bài văn rất giống, rất gần với ngôn ngữ đời thường mà nhiều cô cậu học trò hiện nay đang sử dụng và cho đó là một lối diễn đạt thông dụng. Thiết nghĩ, đề văn rất hay nhưng có lẽ cách học văn còn chưa hay chăng?Tại sao ngày càng nhiều bạn trẻ có cá tính một cách lệch chuẩn như thế? Tại ai? Tại nhà trường, tại gia đình hay tại xã hội? Hay là do bản thân các bạn trẻ không ý thức được mình đang nói gì, làm gì? Thật là buồn", độc giả menbinh@g ... viết.
"Không thể hiểu nỗi ngôn ngữ của học sinh bây giờ, cảm nhận văn mà viết đến đáng sợ..."- độc giả Ngọc Hà.
Phải coi đây là truyện Tấm Cám thế kỷ 21 vì bạn cho Cám ác quá, hơn cả truyện cổ rồi. - độc giả Đỗ Phụng Hiệp.
Cô giáo quy định cho trò không viết tắt, còn chính giáo viên lại viết tắt trong phần nhận xét. Về nội dung thì trò cũng làm đúng yêu cầu là nhập vai Cám để kể lại truyện. Có điều ngôn ngữ được trò sử dụng cộc cằn đáng sợ thật, nó toát nên phần nào sự thật có một số học trò hiện nay đang thể hiện văn phong như vậy trong cư xử tại cuộc sống hiện tại. Thật khiếp khi thấy mấy cô bé đại bàng lột quần áo bạn, nói tục chửi bậy, quay video đưa lên mạng - độc giả Vuthu Trang viết.
Lời phê của cô giáo cũng nhận được những ý kiến góp ý của các độc giả.
Những lời góp ý thẳng thắn tới... cô giáo
Mặc dù phải thừa nhận những ngôn ngữ các em sử dụng hiện nay đã đi quá xa với những cái hay cái đẹp của "lễ học", những từ ngữ xô bồ ngoài đời sống được các em bê nguyên vào cả những bài học chuẩn mực. Song, cũng bởi con mắt nhìn từ nhiều chiều, độc giả cũng đã góp ý thẳng thắn tới các thầy cô trong những comment dưới đây:
Thực ra bạn này đã biết vận dụng rất tốt ngôn ngữ "đầu đường, xó chợ" để viết bài này, tuy nhiên lỗi chính tả nhiều quá. Theo tôi khi ra đề văn này chính thầy cô giáo mới là người đáng bị lên án, tại sao không cho học sinh nhập vai Tấm một người ngoan, hiền, tốt để cho các em học theo mà lại đi lấy nhân vật Cám. Em học sinh này bị điểm 3 oan quá!- độc giả btd bình luận.
Đã là cái ác thì tôi nghĩ thể hiện như bài văn này cũng rất hợp với vai đó chứ sao lại phê là đáng sợ, có lẽ cô giá này muốn nhân vật cám phải hiền à, nếu như vậy thì đã không có chuyện tranh dành yếm rồi lừa nhau, tôi đánh giá bài này rất là cao với cách suy nghĩ hiện đại và lối dẫn rắt câu chuyện cũng rất hay, chỉ mỗi tội chữ viết văn mà viết tắt thì trừ điểm là không oan, đề nghị xem xét lại trình độ của giáo viên thì hơn. - độc giả Nguyễn Văn Phương.
Bản thân cô giáo cũng viết chữ "không" thành "ko" thì làm sao trau chuốt cho học sinh. Giáo viên bây giờ cũng "chữ nghĩa cẩu thả" quá! - độc giả Thang Nguyen.
Cá nhân mình cảm thấy thú vị khi đọc bài văn của em này.. Không biết e là ai nhưng chị nghĩ em chắc hẳn phải là người có cá tính mạnh, tư duy khác biệt để nhập thân vào góc nhìn phản diện của Cám như vậy. Không bàn đến câu chữ nhiều nhưng mình thấy nhân vật Cám trong truyện của em phác họa tính cách rõ nét và khá chính xác đấy chứ. Tự thấy nó không có gì sai so với yêu cầu đề bài đưa ra cả... và cũng chưa hiểu nếu cô giáo cho điểm vậy ko biết cái chuẩn chấm điểm bắt buộc như thế nào để được điểm cao? Lời phê cũng không phải là một sự góp ý chân thành cho cách viết của học sinh mà chỉ một câu cảm thán cá nhân... Không hiểu khi nào nhà trường mới để (và tôn trọng) cho học sinh tự do phát huy trí tưởng tượng và thể hiện sự sáng tạo của mình? - độc giả Chân Tú.
Bài làm của học sinh
Đọc những câu văn này tôi cũng thấy cảm giác giống như cô giáo chấm bài đã phê. Nghe đanh đá và chợ búa quá! Nhưng thiết nghĩ nếu chủ nhân bài văn này lại là cô học trò ngoan hiền thì cũng nên chấm điểm vì sự tưởng tượng thật sinh động! - độc giả viethm - HUE.
Tôi và nhiều người khác cùng làm lại có cảm nhận khác về bài viết của em học sinh này. Đọc bài viết tối cảm thấy em đã làm tốt trong việc nhập vai nhân vật Cám, và em cũng đã kể lại câu chuyện này một cách khéo léo theo phong cách hiện đại phù hợp với suy nghĩ của các em bây giờ. Nội dung và thông điệp mà câu chuyện này muốn nói em cũng đã truyền đạt khá tốt. Thử hỏi ai đọc xong câu chuyện này lại không thấy Cám là người xấu, mưu mô, còn Tấm là một cô gái tốt. Tôi nghĩ nên cho em điểm 8 trở lên.- độc giả Nguyễn Hùng.
***
Và rồi, khi lắng lại sau những tranh cãi đúng sai buộc nhiều người nghĩ về cái tạo từ ý nghĩ thành hành động, một đứa trẻ sẽ làm sai nếu buộc nó phải nói sai nhiều lần. Đó cũng là điều đáng suy nghĩ, mà độc giả Tân Lê đã gửi tới chúng tôi:
Đề bài qua hóc búa! Bỏ qua hình thức trình bày và lỗi chính tả tôi thấy rằng học sinh trên rất khá về khả năng tư duy. Nếu thực sự là nhân vật Cám thì các tình tiết trong câu chuyện khá hợp lý. Suy nghĩ và hành độngthể hiện cho nhân vật phản diện rất đạt. Nói thật ! với đề văn như thế này thì khó cho học sinh quá. Kết quả chúng ta đã rõ nếu đọc bài văn kia. Tôi thực tình không hiểu gợi ý của các thầy cô như thế nào nhưng đã vô tình tạo cho các em suy nghĩ và thể hiện ra cái xấu. Tôi mong rằng nhà trường và các thầy cô nên suy nghĩ thật kĩ trước khi ra đề bài để tránh cho học sinh suy nghĩ và viết nên những câu văn trên. Thân!
Theo dân trí
Cô giáo chấm Văn 'đặc sản' canh gà Thọ Xương xin lỗi Sau khi bài Văn viết về "đặc sản" canh gà Thọ Xương của teen lớp 7 trường THCS Lômônôxốp (Hà Nội) xuất hiện trên các tờ báo và trang mạng, cô giáo H.T.T, người chấm điểm bài văn này đã chính thức lên tiếng xin lỗi. "Tôi xin lỗi phụ huynh vì đã không sửa bài thấu đáo cho con và cảm ơn...