Đề mở, chấm thi cũng mở
(PL)- Theo thông tin ban đầu, điểm thi môn văn và toán từ 5 điểm trở lên khá nhiều.
Sáng 6-7, các trường ĐH chủ trì cụm thi đặt tại TP.HCM đồng loạt tổ chức chấm bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015. Giám khảo chấm bài được huy động từ các trường THPT và giảng viên các trường ĐH.
Môn toán phổ biến 6 điểm
Tại cụm thi Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, buổi sáng các giám khảo bắt dầu chấm thử các môn để rút kinh nghiệm và đưa ra định hướng chung về cách chấm. Chiều cùng ngày bắt đầu chấm bài chính thức.
Tiến sĩ Thái Doãn Thanh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết ngay từ ngày 3-7, nhà trường đã rọc phách bài thi, các môn thi trắc nghiệm (ngoại ngữ, lý, hóa, sinh) đã được đưa lên máy quét xong, chỉ chờ có đáp án chính thức của Bộ GD&ĐT là chấm chính thức (đáp án của Bộ GD&ĐT công bố chiều tối 4-7 – PV). Riêng các môn thi tự luận toán, văn, sử, địa thì huy động giáo viên từ các trường THPT Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai đến chấm. Tổng cộng đợt chấm thi này nhà trường đã huy động khoảng 200 giáo viên THPT.
Giám khảo tổ trưởng chấm môn toán cụm thi này cho biết các bài thi đưa ra chấm trong buổi chiều đã xuất hiện bài đạt 8,25 điểm, còn bình quân là 6 điểm. “Với lực lượng giám khảo hiện có, chúng tôi sẽ hoàn thành tiến độ chấm bài trước thời hạn” – tổ trưởng chấm môn toán khẳng định.
Tại cụm thi do Trường ĐH Tôn Đức Thắng chủ trì, ThS Trịnh Minh Huyền, Phó Hiệu trưởng trường này, thông tin chiều 6-7, các giám khảo chính thức chấm vòng 1 tất cả các môn. Theo bà Huyền, hai môn có số thí sinh (TS) đăng ký nhiều nhất là môn toán và môn văn với hơn 17.000 TS đăng ký mỗi môn. Theo đó, trong đợt này nhà trường đã huy động gần 270 giáo viên từ nhà trường và giáo viên từ các trường THPT trên địa bàn TP cùng chấm thi. “Do mới chấm ngày đầu tiên, số lượng bài chấm còn ít nên chưa thể đánh giá được chất lượng bài làm của TS. Ngoài ra, các giám khảo cũng phản ánh chưa có gì bất thường trong ngày chấm đầu tiên” – bà Huyền nói.
Các giám khảo đang chấm bài thi tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM. Ảnh: P.ĐIỀN
Chiều cùng ngày, PGS-Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho hay các giám khảo của cụm thi này bắt đầu chấm môn toán đầu tiên, tiếp đó là môn văn. Hai môn này mỗi môn huy động hơn 100 giám khảo, bao gồm giáo viên của nhà trường và giáo viên từ các trường THPT trên địa bàn TP. “Hai môn có số TS đăng ký thi nhiều nhất là toán và văn, mỗi môn có hơn 16.000 TS đăng ký, tiếp đó là môn Anh văn có khoảng 13.000 TS. Các môn sử, địa dao động 1.300-2.800 TS” – ông Dũng thông tin.
PGS-Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng cho biết nhà trường sẽ hoàn thành chấm bài thi trước ngày 15-7. Một giám khảo cho biết sơ bộ bài văn và toán từ trung bình trở lên (5 điểm) khá nhiều.
Cụm thi ĐH Quốc gia TP.HCM triển khai chấm cùng lúc tám môn thi. Trong đó môn văn huy động 160 giám khảo, môn toán 150 giám khảo. Trong số tám môn thi, ba môn có số bài thi nhiều nhất gồm môn văn 22.000 bài thi, toán và ngoại ngữ có 23.000 bài thi/môn. “Ngày đầu tiên tốc độ chấm bài còn chậm do người chấm đang tập làm quen với đáp án” – Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH – ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết.
Khuyến khích cách làm bài sáng tạo
Chiều 6-7, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, PGS-Tiến sĩ Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT), cho biết sau khi kết thúc kỳ thi Bộ đã có hướng dẫn chấm thi cụ thể, chặt chẽ và phù hợp đặc trưng của từng môn. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi đối với môn toán, TS có cách làm khác nhưng vẫn đúng kết quả thì cho điểm thế nào, ông Trinh nói vẫn cho đủ số điểm từng phần như hướng dẫn quy định. Đối với các môn xã hội, do là đề mở nên TS sẽ có những cách trình bày, sáng tạo khác nhau, những biện dẫn và lý giải khác nhau, vì vậy cách chấm cũng sẽ mở.
“Do đặc trưng của môn văn nên giám khảo cũng cần linh hoạt trong quá trình chấm. Những TS có cách diễn đạt sáng tạo, có cảm xúc, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận đều được khuyến khích” – ông Trinh nói.
Ông Trinh cũng khẳng định quy trình chấm thi được tổ chức nghiêm ngặt ở cả cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì và cụm thi do trường ĐH chủ trì bởi cả hai đều có sự tham gia của giáo viên THPT và giảng viên các trường ĐH. “Quy trình chấm thi sẽ tiến hành chấm thi hai vòng độc lập. Trong quá trình chấm thi sẽ đồng thời tiến hành chấm kiểm tra để nếu phát hiện những vấn đề cần thiết có thể bổ sung. Chúng tôi cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra trong quá trình để đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác trong quá trình chấm thi” – ông Trinh nói.
Theo ông Trinh, thời gian để các trường hoàn thành chấm thi là trước ngày 20-7.
Bộ GD&ĐT thừa nhận thiếu kín kẽ đề vật lý
Trước những thông tin trái chiều về đề thi môn vật lý ở câu 44 – mã đề thi 274 và câu 47 – mã đề thi 274, ngày 6-7, Bộ GD&ĐT chính thức lên tiếng về việc này.
Theo giải trình của tổ ra đề môn vật lý, câu 47 – mã đề thi 274 (tương ứng với câu 47 – mã 138, câu 46 – mã 426, câu 48 – 841, câu 44 – mã 682, câu 41 – mã 935) có nội dung và phương án trả lời không có sai sót.
Câu 44 – mã đề thi 274 (tương ứng với câu 43 – mã 138, câu 50 – mã 426, câu 41 – mã 841, câu 43 – mã 682, câu 43 – mã 935) là một dạng bài tập về dòng điện xoay chiều quen thuộc.
Khi học sinh và giáo viên giải câu này đều nhận được kết quả fo = 70,7 Hz. Tổ ra đề thi khi chọn câu hỏi này để đưa vào đề thi đã giải theo các cách phổ biến, thường được dùng ở trường THPT và cũng đã nhận được kết quả như đã cho trong đáp án (fo = 70,7 Hz).
Tuy nhiên, nếu suy xét toàn diện hơnthì các dữ kiện của câu hỏi thi này đúng về mặt toán học mà chưa đủ ý nghĩa vật lý. Để bảo đảm quyền lợi của TS, trên cơ sở đề xuất của hội đồng ra đề thi, Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia 2015 quyết định giữ nguyên đáp án và hướng dẫn chấm môn vật lý; riêng đối với câu 44 – mã 274, tất cả TS đều được 0,2 điểm.
___________________________________
Trường hợp nào bị trừ điểm bài thi?
Trừ điểm bài thi: TS bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài thi của môn đó; TS bị cảnh cáo sẽ bị trừ 50%; bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50%; TS bị đình chỉ thi môn thi nào sẽ bị điểm 0 (không) môn thi đó. Cho điểm 0 (không): Đối với bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi; một môn thi có hai bài thi; bài thi có chữ viết của hai người trở lên; những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định.
Hủy bỏ kết quả thi đối với những TS: Có hai bài thi trở lên bị điểm 0 (không); viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi; để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp. (Trích Điều 49 Quy chế thi THPT quốc gia 2015 của Bộ GD&ĐT)
Theo PLO
Quan niệm sai lầm về sinh nở, 90% mẹ mắc phải!
Nếu mẹ đã từng sinh mổ lần đầu thì chắc chắn lần sau cũng sẽ phải sinh mổ, đây là quan điểm không hoàn toàn đúng.
Trong thời gian mang thai, có một số lời đồn đại đã ăn sâu và tâm thức của con người chẳng hạn như mẹ lớn tuổi sẽ phải sinh mổ, mẹ có vóc dáng cao sẽ dễ sinh con... Tuy nhiên trên thực tế những suy nghĩ này lại không hoàn toàn chính xác.
Dưới đây là những quan niệm sai lầm phổ biến về chuyện sinh nở, các mẹ bầu nên có những hiểu biết đúng đắn hơn.
Quan niệm 1: Mẹ sinh mổ lần đầu thì lần sau cũng sẽ phải sinh mổ?
90% mẹ bầu có suy nghĩ này!
Thực tế: Nếu ca sinh mổ đầu tiên có nguyên nhân do nước ối quá ít, nhịp tim của thai nhi yếu hoặc do mẹ bầu chọn lựa thì xác suất thành công khi sinh thường lần 2 lênđến 80-90%. Tuy nhiên nếu lần đầu mẹ sinh mổ do xương chậu quá nhỏ, quá trình sinh thường khó, thì xác suất đẻ mổ lần hai lên tới 60-70%. Dù vậy, ca sinh nở lần 2 là đẻ thường hay đẻ mổ còn phụ thuộc vào sức khỏe mẹ bầu và khoảng cách thời gian giữa 2 lần sinh nở.
Quan niệm 2: Thai nhi càng to càng tốt?
40% mẹ bầu có suy nghĩ này!
Thực tế: Khi thai nhi quá nặng cân có thể đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn khi sinh nở như khiến ca sinh nở kéo dài, gây ra hiện tượng thiếu oxy, em bé sẽ hít phải phân su hoặc chấn thương tay, chân trong quá trình đi qua âm đạo của mẹ. Thậm chí nhiều em bé còn phải sử dụng đến kìm kẹp hoặc máy hút... gây ra những chấn thương ở đầu.
Ngoài ra, khi mẹ sinh bé quá lớn thì khung xương chậu cũng như tầng sinh môn cũng dễ bị chấn thương. Vì vậy quan niệm sinh con càng to càng tốt không phải là đúng. Cân nặng chuẩn của trẻ khi chào đời là 2,5-3,5kg.
Thai nhi quá lớn không hề tốt khi sinh nở. (ảnh minh họa)
Quan niệm 3: Thai nhi lớn sẽ khó sinh hơn thai nhi nhỏ?
25% mẹ bầu có suy nghĩ này!
Thực tế: Một số bà mẹ nghĩ rằng thai nhi nặng 3,2kg chắc chắn sẽ dễ chào đời hơn bé 3,7kg tuy nhiên thực tế không hoàn toàn như vậy. Việc sinh nở một phần phụ thuộc vào cân nặng của thai nhi nhưng cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như khung xương chậu của mẹ, mức độ co thắt tử cung, sự chịu đau của mẹ... Vì vậy mẹ đừng nghĩ rằng em bé của mẹ nhẹ cân thì sẽ chắc chắn dễ đẻ thường.
Quan niệm 4: Phụ nữ mông to dễ đẻ thường?
25% mẹ bầu có suy nghĩ này!
Thực tế: Quan niệm của các cụ ngày xưa thường cho rằng phụ nữ mông to sẽ dễ sinh nở, tuy nhiên thực tế thì điều này không hoàn toàn đúng. Theo như quan niệm cũ, phụ nữ mông to thì sẽ có cấu trúc xương chậu to, dễ sinh nở nhưng có rất nhiều mẹ bầu béo, tăng nhiều cân trong thai kỳ khiến mông tăng kích thước đáng kể, trong trường hợp này thì không thể khẳng định mẹ bầu đó dễ sinh nở.
Ngoài ra, mẹ cũng đừng quá tin tưởng quan niệm này và bồi bổ quá nhiều. Việc tăng cân nhiều khi mang thai có thể gây tiểu đường thai kỳ, em bé béo phì và khó sinh nở.
Quan niệm 5: Mẹ lớn tuổi sẽ phải sinh mổ?
40% mẹ bầu có suy nghĩ này!
Thực tế: Tuổi của người mẹ không liên quan nhiều đến phương pháp sinh nở. Miễn là mẹ bầu đó có kích thước xương chậu lớn, các cơn co thắt sinh nở bình thường và có đủ sức khỏe thì hoàn toàn có thể sinh thường.
Quan niệm 6: Quá ngày dự sinh vẫn không cần đẻ mổ?
50% mẹ bầu có suy nghĩ này!
Thực tế: Kéo dài cuộc sống của thai nhi trong tử cung không phải là điều tốt bởi lúc này chức năng nhau thai và dịch ối đã rất "nghèn nàn", không đủ dinh dưỡng để nuôi thai nhi phát triển, thậm chí còn nguy hiểm cho sức khỏe em bé. Vì vậy nêu sđã quá ngày dự sinh, mẹ nên khám thai thường xuyên và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nhiều trường hợp mẹ cố tình không sinh mổ khi thai nhi đã già ngày có thể khiến thai bị chết lưu do thiếu oxy.
Theo Khampha
Trẻ đẻ thường "lợi" hơn hẳn trẻ đẻ mổ Các chuyên gia đã khẳng định trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh về hô hấp cũng như tiêu hóa hơn trẻ sinh thường. Nếu như ngày xưa, có đến 90% sản phụ chọn đẻ thường như một việc làm "tất lẽ dĩ ngẫu" thì ngày nay, cuộc sống hiện đại cộng với nền y học phát triển, số lượng các sản phụ chọn...