Đề minh họa kỳ thi quốc gia, đòi hỏi học sinh ôn tập kiến thức rộng
Theo nhiều giáo viên đề minh hoạ Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đòi hỏi học sinh phải ôn luyện khối kiến thức sâu rộng và có khả năng tư duy bao quát mới có thể đạt điểm cao.
Học sinh lớp 12 đang gấp rút ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia 2018. Ảnh: ĐH
Môn Lịch sử đòi hỏi học sinh tư duy
Theo thầy Nguyễn Danh Hướng, giáo viên môn Lịch sử trường THPT Hoàng Văn Thụ (Hà Nội) đề thi minh hoạ môn Lịch sử kiến thức dàn trải cả chương trình lớp 11 (khoảng 9 câu) và lớp 12 (khoảng 31 câu).
Trong khi đó, đề thi gồm 2 phần: kiến thức lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới từ thế kỷ XIX đến 2001. Câu hỏi về lịch sử thế giới có 11 câu chiếm gần 30%, câu hỏi về lịch sử Việt Nam có 29 câu chiếm hơn 70%. Đặc biệt, trong đề có câu hỏi đòi hỏi nhiều về khả năng tư duy của học sinh. Vì thế, đề thi phân loại được năng lực của học sinh nên phân loại được học sinh xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.
Thầy Hướng cũng nhận định, kỹ thuật ra đề chưa phong phú vì trong số 40 câu hỏi của đề thi được thiết kế dưới 3 dạng chủ yếu là tìm lựa chọn đúng, không đúng, sắp xếp. Để làm phong phú cách thiết kế đề thi nên bổ sung các câu hỏi đọc hiểu các tư liệu dưới dạng văn bản (tư liệu gốc), bảng biểu, số liệu thống kê; Câu hỏi so khớp; Câu hỏi tìm vị trí… từ đó tư duy, suy luận để chọn lấy câu trả lời thích hợp nhất trong các phương án được đưa ra.
Theo thầy Hướng, với đề minh họa môn Lịch sử, học sinh phải ôn luyện khối kiến thức sâu rộng, đầy đủ các chuyên đề, các dạng bài liên quan của cả chương trình 11 và 12. Đề thi cũng đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy và bao quát kiến thức tốt làm bài mới đạt được điểm cao.
Môn Ngữ văn yêu cầu ôn tập toàn diện
Đánh giá về đề thi minh họa môn Ngữ văn, cô Ngô Thị Lan Anh, giáo viên trường THPT Trần Phú (Hà Nội) cho biết, đề thi đảm bảo được yêu cầu kiểm tra kiến thức của học sinh để tốt nghiệp THPT và có sự phân hóa để sàng lọc thí sinh vào các trường đại học, cao đẳng.
Video đang HOT
Cô Lan Anh nhận xét, nếu như trong các đề thi THPT quốc gia ở những năm trước chỉ kiểm tra kiến thức của học sinh ở lớp 12 thì trong câu thứ 2 của phần Làm văn của đề thi minh họa năm nay còn kiểm tra kiến thức của học sinh ở cả lớp 11. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đề thi có cả chương trình lớp 11 và 12 cũng là yêu cầu học sinh học tập, ôn luyện toàn diện hơn, tránh học tủ, học lệch.
Theo cô Lan Anh, đề thi minh họa môn Ngữ văn năm nay khó hơn đề thi chính thức của kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Phần Làm văn không phải là học sinh nào cũng có thể làm được. Với học sinh chuyên về các môn xã hội thì đề thi không quá khó nhưng với học sinh thiên về các môn khoa học tự nhiên thì tương đối khó. Đây cũng câu hỏi phân hóa trình độ của học sinh khi xét tuyển vào các trường đại học cao đẳng.
Với đề thi này, cô Lan Anh dự đoán, phổ điểm mà học sinh đạt được sẽ rơi vào khoảng từ 5 đến 6 điểm. Học sinh nào đạt từ điểm 7 trở lên sẽ là những người học chuyên về khối khoa học xã hội, vững kiến thức và có sự liên hệ các tác phẩm văn học với đời sống thực tiễn phong phú.
Đề Toán, học sinh dễ mắc bẫy
Giáo viên Nguyễn Tiến Đạt (Hệ thống học trực tuyến Hoc24h.vn) nhận xét nếu so độ khó của đề tham khảo với đề thi THPT quốc gia năm 2017, thì đề tham khảo năm nay khó hơn rất nhiều. Cụ thể, đề thi có độ khó tăng lên, kiến thức bao phủ chương trình lớp 11 và lớp 12, có câu kết hợp cả kiến thức 11 và 12 (câu 42).
Học sinh có thể dễ dàng đạt 6 điểm (từ câu 1 đến câu 30) thuộc phần kiến thức cực cơ bản. Mức 6-8 điểm (câu 31-40) đòi hỏi kỹ năng xử lý biến đổi bài tập tốt. Để đạt được mức 8-10 điểm, học sinh phải giải được câu hỏi đan xen giữa kiến thức cơ bản, vận dụng, vận dụng cao, hiểu rõ bản chất vấn đề. Đề thi sử dụng kiến thức lớp 11 phù hợp, rơi vào phần dãy số và lượng giác, xác suất. Nếu không phân tích kỹ, các em có thể mắc bẫy.
Nhìn chung, đề thi đáp ứng được yêu cầu thi THPT quốc gia, vừa dùng để xét tốt nghiệp, có tính phân loại cao để làm căn cứ xét tuyển vào các trường đại học. Tuy nhiên, đây chỉ là đề tham khảo, học sinh vẫn cần học hết kiến thức lớp 11, tránh học tủ (mặc dù một vài chương lớp 11 không xuất hiện trong đề thi). Nhiều khả năng đề thi thật có đủ câu thuộc toàn bộ 6 chương lớp 11. Kiến thức lớp 12 trong đề thì bao quát rộng, nội dung trong đề cũng không ra vào phần giảm tải.
Theo Baohaiquan.vn
Đề minh họa thi THPT quốc gia tăng độ khó
Đề minh họa kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có độ khó và tính phân loại cao hơn hẳn so với đề thi chính thức của năm 2017
Học sinh tìm hiểu thông tin về kỳ thi THPT quốc gia Ảnh: TẤN THẠNH
Đánh giá về đề thi minh họa môn ngữ văn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố, cô Ngô Thị Lan Anh, giáo viên Trường THPT Trần Phú (Hà Nội), cho rằng đề thi bảo đảm được yêu cầu kiểm tra kiến thức của học sinh để tốt nghiệp THPT và có sự phân hóa để sàng lọc thí sinh vào các trường ĐH-CĐ.
Đề văn: Khó đạt 7 điểm trở lên
Theo cô Lan Anh, phần đọc hiểu (3 điểm) không có gì là lắt léo, khó hiểu. Câu 1, phần làm văn yêu cầu "Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống" buộc học sinh phải biết dạng bài, bố cục viết đoạn văn chứ không phải là bài văn. Câu thứ 2 của phần làm văn kiểm tra kiến thức của học sinh ở cả lớp 11.
Với đề thi này, cô Lan Anh dự đoán phổ điểm mà học sinh đạt được sẽ rơi vào khoảng từ 5 đến 6 điểm. Học sinh nào đạt từ điểm 7 trở lên sẽ là những người học chuyên về khối khoa học xã hội, vững kiến thức và có sự liên hệ các tác phẩm văn học với đời sống thực tiễn.
Cô Trần Thị Quỳnh Anh, giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP HCM), nhận định đề thi minh họa môn văn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hay hơn những năm trước. Có những câu hỏi đúng chất đọc - hiểu - vận dụng và trả lời. Đặc biệt, đề thi năm nay có câu hỏi về trải nghiệm với nội dung thiết thực, gần gũi học sinh.
Tuy nhiên, cô Quỳnh Anh cũng cho rằng đề minh họa môn văn hay nhưng khó, ngoài hỏi cả kiến thức lớp 11, còn xuất hiện câu hỏi so sánh 2 tác phẩm. Với cấu trúc đề như trên, độ phân hóa của đề thi thể hiện rõ rệt, thậm chí có thể gọi là phân hóa rất cao.
Môn toán: Lượng câu khó tăng 2 lần
Trong khi đó, các giáo viên toán cũng đều có chung nhận định so với đề thi THPT quốc gia năm 2017, đề minh họa 2018 có độ khó hơn hẳn và có sự sắp xếp từ dễ đến khó. Các câu hỏi khó, có tính phân hóa cao rơi vào khoảng 8-10 câu hỏi cuối (câu 42-50). Các câu hỏi này thường rơi vào các chuyên đề hình học không gian, hình Oxyz và đặc biệt là câu tích phân (câu 50). Với phần kiến thức lớp 11, câu 49 thuộc chuyên đề xác suất cũng là một câu hỏi khó đối với thí sinh.
Thạc sĩ Ngô Thanh Sơn, giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn, cho biết số câu hỏi thuộc chương trình 11 chiếm 10 câu (2 điểm), các câu hỏi chạy xuyên suốt chương trình, mỗi chủ đề có 1 câu, đặc biệt xác suất, tổ hợp chiếm tỉ trọng lớn (4 câu).
So với đề thi năm 2017, độ khó của các câu dùng để phân loại học sinh không tăng nhưng số lượng các câu khó thì tăng hơn 2 lần. Mức độ khó tăng dần từ câu 20 trở đi. Từ câu 21-29 là những câu thử thách các học sinh trung bình khá. Đặc biệt, từ câu 30 trở đi thì học sinh khá sẽ rất khó khăn để giải được.
Điểm mới của đề thi này là ở những câu hỏi hình học tương đối phức tạp thì bộ không bắt buộc thí sinh phải vẽ hình mà cho hình sẵn, thí sinh chỉ cần tư duy để làm bài.
Trong đề có những câu rất khó, ngay cả giáo viên cũng dễ mắc phải sai lầm khi giải như câu 49.
Tiếng Anh: Điểm cao sẽ ít hơn năm 2017
Theo thạc sĩ Nguyễn Kim Chi, giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn, đề thi minh họa môn tiếng Anh, phần trọng âm và cách phát âm là những từ rất cơ bản quen thuộc trong sách giáo khoa lớp 11, 12 nên học sinh làm được dễ dàng. Phần từ vựng và ngữ pháp: Số lượng câu không thay đổi, có một câu khó về từ vựng và ngữ từ (câu số 14). Phần đồng nghĩa và trái nghĩa: Số lượng câu không thay đổi nhưng có khó hơn so với đề thi 2017 (có từ vựng mới nâng cao và thành ngữ). Phần chức năng giao tiếp khó hơn đề thi 2017 vì đòi hỏi phải suy nghĩ cẩn thận khi chọn câu đúng. Phần bài đọc có số lượng câu không thay đổi nhưng độ khó tăng cao, dài hơn, nhiều từ mới lạ....
Nhìn chung, đề minh họa 2018 khó hơn, độ phân hóa khá rõ ràng, điểm 9-10 sẽ ít hơn so với đề chính thức năm 2017. "Để làm tốt, các em nên ôn luyện thêm ngữ pháp, từ vựng, cụm từ, thành ngữ trong sách giáo khoa và nâng cao. Phải làm nhiều đề ôn, chú ý tập trung làm nhiều bài đọc hơn" - thạc sĩ Kim Chi lưu ý.
Nhiều khối lượng kiến thức lớp 11
Môn vật lý cũng được đánh giá là phân hóa rõ hơn so với đề thi THPT quốc gia năm 2017, trong đó số câu ở chương trình 11 là 8 câu với 4 câu mức độ 1 và 2; 4 câu còn lại mức độ 3. Những thí sinh có kiến thức cơ bản sẽ được 5 điểm, mức khá 6 đến 7 điểm, còn để lấy trên 8 điểm phải giỏi thật sự. Với đề thi này sẽ không có nhiều điểm từ 8-10 như năm ngoái.
Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, nhận xét đề thi tham khảo môn sinh có độ khó hơn hẳn đề thi 2017. 80% câu hỏi là kiến thức lớp 12, 20% còn lại là các câu hỏi thuộc phần kiến thức lớp 11. Các câu thuộc kiến thức lớp 11 có mức độ dễ và trung bình, phân bố rộng trong tất cả các chuyên đề lớp 11.
Đối với môn lịch sử, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Tổ Lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn, nhận xét đề thi minh họa môn lịch sử năm nay khó vì bao gồm cả kiến thức lớp 11, có tới 8 câu hỏi liên quan đến kiến thức lớp 11, chiếm khoảng 20% câu hỏi.
Theo NLĐ
'Con quạ thông minh' vào đề thi toán Chuyện "Con quạ thông minh" đã được sử dụng làm nội dung trong câu hỏi trắc nghiệm đề thi toán lớp 12 của trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM. ảnh minh họa Sáng 12/12, trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM, tổ chức thi học kỳ môn toán cho học sinh khối 12. Trong đề toán của trường, có một câu hỏi được lấy nội dung...