Đề Lịch sử: 80% nội dung phải học thuộc
Đề thi Lịch sử khối C năm nay được nhiều thí sinh nhận định là khá rộng, đòi hỏi khả năng ghi nhớ nhiều sự kiện, mốc thời gian.
Nhiều sĩ tử tỏ ra tiếc nuối vì đề thi không có câu hỏi liên quan đến Cách mạng tháng 8 năm 1945 như dự đoán.
Tại hội đồng thi trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn lác đác có thí sinh ra sớm khi hết 2/3 thời gian làm bài. Nhiều thí sinh cho biết: Đề thi ra chủ yếu nằm trong chương trình Lịch sử lớp 12. Tuy nhiên, với thời gian làm bài là 180 phút thì đề thi này đòi hỏi khá nhiều kiến thức, trải dài trong nhiều giai đoạn lịch sử. Cụ thể là: Chuyển biến giai cấp sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Đông Xuân (1953-1954), chiến tranh đặc biệt (1961-1965) và phần lịch sử thế giới về “toàn cầu hóa” đối với các nước đang phát triển.
Yêu cầu trong các tất cả các câu hỏi của đề thi đều rõ ràng, không quá khó, không đánh đố học sinh. Tuy nhiên, đề sử này đòi hỏi thí sinh phải học thuộc nhiều, nhất là những sự kiện tiêu biểu và hệ thống các câu hỏi ôn tập cuối bài trong sách giáo khoa.
Bên cạnh đó, đa số thí sinh đều tỏ ra tiếc nuối vì đề thi năm nay không có phần Cách mạng tháng 8 năm 1945. Đây là phần nhiều bạn suy đoán sẽ có trong đề thi nên đã học thuộc rất kỹ nhằm gỡ điểm.
Thí sinh Huyền Trang (Hưng Yên) nhận định: “Đề thi năm nay không dài nhưng rất rộng, bao quát gần hết chương trình lớp 12 nên nhiều học sinh khó đạt điểm cao. Câu em không ngờ nhất là hỏi về chiến dịch Đông Xuân (1953-1954). Để làm được câu này đòi hỏi nhớ nhiều diễn biến lịch sử, mốc thời gian. Em rất tiếc vì mình đã ôn kỹ, trọng tâm phần cách mạng tháng 8 nhưng lại không vào”.
Đề thi đại học môn Lịch sử, thời gian làm bài 180 phút.
Thi sinh Nguyễn Thị Vân (Ninh Bình) nhận định: “Đề thi gồm có 4 câu, không phải là dài. Các câu hỏi đều yêu cầu học sinh phải thuộc sự kiện. Có nhiều mốc thời gian mà em không thể nào nhớ hết. Trong đề chỉ có một phần nhỏ đòi hỏi thí sinh có khả năng tư duy, khái quát. Những ý này tương đối khó, bởi ngoài việc liệt kê sự kiện em phải đánh giá sự kiện đó”.
Học sinh Nguyễn Thị Vân đến từ Bắc Giang, dự thi khoa Lịch sử trường ĐH Nhân văn chia sẻ: “Đề thi năm nay không khó nhưng rất rộng với kiến thức trải dài, không có trọng tâm. Mặc dù em đã tham gia đội tuyển Sử năm lớp 12 nhưng em nghĩ với đề bài này em khó lòng đạt điểm cao. Em thấy đề Lịch sử năm nay ra khá truyền thống, chủ yếu là học thuộc, hạn chế khả năng tư duy, lập luận, mở rộng vấn đề”.
Video đang HOT
Tại hội đồng thi trường ĐH Luật Hà Nội, thí sinh Đặng Văn Hạnh (THPT Nguyễn Trãi, Vũ Thư, Thái Bình), dự thi khoa Luật Dân sự nhận xét: “Phần lịch sử thế giới hơi dài và khó, đòi hỏi nhớ nhiều sự kiện”.
Thí sinh Hoàng Minh Thư (THPT Na Rang, Tuyên Quang) cho rằng: “Em thấy khó nhất trong đề thi là câu hỏi về chiến dịch Đông Xuân. Em dự đoán mình chỉ được 5-6 điểm”.
Theo nhận xét của cô cô Bùi Thị Hương Mơ – giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định; đề thi năm nay có đến 80% nội dung học thuộc. Vì vậy những thí sinh chăm chỉ dễ dàng đạt 7 điểm.
Nhận xét về đề thi Lịch sử năm nay, cô Bùi Thị Hương Mơ – giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định cho biết: “Nhìn chung năm nay đề thi rất cơ bản, trọng tâm. Yêu cầu của rõ ràng, dễ hiểu, có sự phân hoá. Nhưng nếu học sinh không ôn tập kỹ lưỡng thì chắc chắn vẫn sẽ bị điểm kém, bởi Lịch sử không thể bịa”.
Tuy nhiên, cô Mơ cho rằng đề thi năm nay phần nội dung học thuộc chiếm đến 80%, cao hơn so với năm 2012. Vì vậy, nếu học sinh chỉ cần chăm học đã có thể làm được 7 điểm. Tuy nhiên, để đạt được điểm cao còn phụ thuộc vào khả năng viết, diễn đạt, trình bày của thí sinh.
Bên cạnh đó, những câu hỏi trong đề thi cũng đòi hỏi thí sinh phải vận dụng tư duy, phân tích đề mới có thể làm tốt.
Cụ thể, trong câu hỏi về âm mưu và kế hoạch của Pháp – Mĩ trong đông xuân 1953-1954, học sinh cần xác định được đó là việc đề ra kế hoạch Nava. Nếu thí sinh xác định đúng được điều này thì sẽ giải quyết câu hỏi dễ dàng.
Hoặc trong câu 3, cô giáo này cho rằng học sinh cần chú ý đề thi chỉ hỏi về những thắng lợi quân sự trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Vì vậy, nếu không đọc kĩ đề, có thể học sinh sẽ trình bày tất cả thắng lợi trên các mặt trận, như vậy sẽ mất thời gian và thậm chí còn mất điểm.
Theo cô Mơ, phần Lịch sử thế giới chính là nội dung vận dụng sự sáng tạo cũng như kiến thức xã hội của đề thi năm nay. Đối với câu 4a, mặc dụ trong sách giáo khoa cũng trình bày nội dung này nhưng có thể mở rộng các ý khác để bài làm phong phú hơn. Còn câu 4b đòi hỏi tư duy tổng hợp, liên hệ nhiều nội dung kiến thức và không dễ ăn điểm. Như vậy, nhiều khả năng các thí sinh sẽ chủ yếu chọn câu 4a.
Một phần quan trọng mà nhiều học sinh năm nay đoán sẽ vào đề thi đó là cuộc cách mạng tháng Tám (1945) nhưng lại khiến nhiều thí sinh thất vọng.
Về vấn đề này, cô Mơ cho rằng: “Sở dĩ thí sinh suy nghĩ như vậy bởi đây là nội dung quan trọng và hai năm nay đã không có trong đề thi. Đây cũng là bài học cho những thí sinh có ý định học tủ”.
AN HOÀNG – QUYÊN QUYÊN
Theo Infornet
Năm 2018 toàn quốc áp dụng SGK Lịch sử mới
SGK mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử xứng đáng với vị thế của môn học này trong hệ thống giáo dục phổ thông.
Tại Hội thảo về sách giáo khoalịch sử ở trường phổ thông diễn ra sáng 10/5 tại Hà Nội, sau khi tập hợp ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, đến năm 2018, các trường phổ thông trong cả nước có thể sẽ áp dụng giảng dạy, học tập theo chương trình sách giáo khoaLịch sử mới.
Đến năm 2015, có thể áp dụng thử nghiệm sử dụng sách giáo khoa giảng dạy Lịch sử mới ở các trường phổ thông. Sau đó, ngành giáo dục có thể trưng cầu ý kiến của các địa phương, trường học, thầy cô giáo về bộ sách này để tiếp tục chỉnh sửa,biên soạn cho phù hợp với thực tế.
Theo Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, việc ban hành bộ sách giáo khoaLịch sử mới được thực hiện theo đề án "Đổi mới cơ bản và toàn diện nền Giáo dục Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ GD-ĐT đề ra.
Quang cảnh hội thảo về sách giáo khoa Lịch sử ở trường phổ thông.
Hội thảo đã tập hợp nhiều ý kiến chuyên gia, đề cập đến một số vấn đề cơ bản sau:
1. Quan niệm về sách giáo khoa. Hiện nay SGK gần như cung cấp một hệ thống kiến thức lịch sử cho học sinh theo từng lớp, từng cấp học, kèm theo một số câu hỏi gợi ý. Vì vậy GSK của Việt Nam so với nhiều nước thì rất mỏng nhưng lại rất nặng nề. Từ đây cần xác lập một quan niệm đúng đắn và hiện đại về SGK theo kinh nghiệm của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
2. Phân bổ môn Lịch sử theo các cấp học của hệ thống giáo dục phổ thông. Đây là việc phân bổ theo cấp học từ tiểu học đến THCS và THPT. Trong cấp tiểu học, chỉ dạy những bài kể chuyện lịch sử, nhưng cần tuyển chọn theo tiêu chí nào và quan hệ với các môn khác như thế nào. Đặc biệt, cho đến nay giáo dục phổ cập ở VN là THCS nên bố trí môn Lịch sử theo đường đồng tâm như hiện nay hay theo đường thẳng và phân bố thế nào cho hợp lý nhất, tránh trùng lặp?
3. Cấu trúc SGK Lịch sử trong mối quan hệ nội tại của môn, tức giữa lịch sửVN - khu vực và thế giới. Hiện nay vẫn là hai dòng tách biệt lịch sử VN và thế giới phân theo các thời kỳ và bố trí theo cấp học, lớp học. Có cách gì hay hơn để nối kết hai dòng đó, tạo nên sự hiểu biết gắn VN với khu vực và thế giới. Môn Lịch sửlại có mối quan hệ mật thiết với môn địa lý, từ đó nên bố trí sự tích hợp như thế nào giữa các môn học này.
GS Phan Huy Lê phát biểu tại Hội thảo
4. Bố cục và trình bày SGK. Theo quan niệm hiện đại về SGK thì rõ ràng cách bố cục và trình bày như hiện nay là bất cập. Vậy SGK mới cần được thể hiện như một công cụ học tập đầy đủ của học sinh.
Trong đó có phần giới thiệu hệ thống, rồi đi sâu vào một số nội dung cơ bản, có chọn lọc, kèm theo là hướng dẫn học tập, trau dồi kỹ năng, tư duy cho học sinh, phần đọc thêm..., phần chốt lại những kiến thức cơ bản, kèm theo là các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ, ảnh minh họa... rất phong phú, hấp dẫn, dễ học, dễ hiểu.
Nội dung SGK phải xuất phát từ yêu cầu bồi dưỡng năng lực, giáo dục phẩm chất con người theo từng lứa tuổi, phải bảo đảm tính khoa học, khách quan, độ tin cậy cao.
5. Tổ chức biên soạn SGK. Trên cơ sở chương trình cần được xây dựng lại, việcbiên soạn SGK nên mở rộng cho nhiều tổ chức, nhiều nhóm tác giả tham gia. Trên cơ sở đó nên tổ chức thẩm định, tuyển chọn như thế nào và nên áp dụng một chương trình - một SGK hay một chương trình - nhiều SGK?
HUỲNH ANH
Theo Infonet
Đừng để học sinh quay lưng với môn lịch sử Sau khi Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2013 mà không có môn lịch sử, đặc biệt, sau sự việc học sinh trường THPT Nguyễn Hiền (TPHCM) xé đề cương môn lịch sử, nhiều nhà khoa học, những thầy cô tâm huyết với bộ môn lịch sử và các bậc phụ huynh hết sức...