Để làm tốt môn Ngữ văn từ đề thi tham khảo
Các giáo viên dạy Văn nhiều kinh nghiệm có những nhận định tích cực về đề thi tham khảo môn Ngữ văn, kỳ thi THPT quốc gia 2018. Nhiều lời khuyên hữu ích từ các thầy cô cũng được chia sẻ từ việc phân tích đề thi này.
ảnh minh họa
Phân hóa tốt, đặc biệt ở câu nghị luận
Cô Nguyễn Thị Hồng Nhung (Trường THPT Hạ Hòa, Phú Thọ) cho biết, đề thi tham khảo Ngữ văn năm 2018 tiếp tục được biên soạn theo cấu trúc năm 2016 và 2017, thể hiện sự hợp lý, hài hòa giữa các nội dung kiến thức.
Về nội dung kiến thức, đề gồm hai phần. Phần I (Đọc – hiểu), sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, có nội dung phù hợp với nhận thức của học sinh, có tính giáo dục cao.
Phần II (Làm văn), gồm hai câu hỏi: Câu nghị luận xã hội đảm bảo nội dung phù hợp với trình độ nhận thức xã hội của học sinh. Câu nghị luận văn học có yêu cầu học sinh huy động phối hợp kiến thức chường trình 11 và 12, trọng tâm là chương trình 12.
Đề thi đảm bảo phân hóa tốt các đối tượng học sinh, đặc biệt ở câu nghị luận văn học. Để làm tốt câu hỏi này, học sinh phải nắm vững kiến thức về nhân vật văn học, về giai đoạn và xu hướng văn học, biết liên hệ so sánh, khái quát và lí giải vấn đề.
Cùng nhận định, cô Hà Thị Thu Trang và đồng nghiệp (Trường THPT Tam Nông, Phú Thọ) cho biết, cấu trúc đề thi cơ bản không có gì thay đổi so với năm trước; chặt chẽ, hợp lý, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo ở học sinh và khắc phục được lối học vẹt, học tủ. Đề kiểm tra toàn diện về kiến thức và kĩ năng (kiến thức văn học và cuộc sống, kiến thức lớp 11 và 12; kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng nghị luận).
Đặc biệt, đề thi minh họa phần đọc hiểu và nghị luận xã hội gắn liền với thực tiễn cuộc sống; phần nghị luận văn học bám sát chương trình sách giáo khoa. Có sự mở rộng chương trình xuống lớp 11.
“Về độ phân hóa, phần đọc hiểu và nghị luận xã hội vừa sức với học sinh. Phần nghị luận văn học hỏi về mảng văn xuôi, có sự tích hợp kiến thức lớp 11 và 12, bên cạnh đó yêu cầu phải nhận xét được quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp con người. Như vậy kiến thức rất rộng và đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng phân tích, đánh giá khái quát. Đây là câu hỏi khó và có thể phân hóa được các đối tượng học sinh” – cô Hà Thị Thu Trang cho hay.
Video đang HOT
Cách học, ôn phù hợp
Theo cô Nguyễn Thị Hồng Nhung (Trường THPT Hạ Hòa), phần đọc hiểu, học sinh cần nắm vững kiến thức về văn bản; phân biệt các phong cách ngôn ngữ, các phương thức biểu đạt; đồng thời rèn thói quen đọc sách, đọc báo và tư duy phản biện trong quá trình đọc.
Phần làm văn, học sinh cần đọc tác phẩm văn học và tự xây dựng những sơ đồ tư duy về bài học theo đặc trưng thể loại. Nắm vững và biết sử dụng một số thuật ngữ lí luận văn học trong bài văn. Liên hệ, so sánh giữa các tác phẩm (theo những cấp độ và tiêu chí phù hợp) khi ôn tập.
“Khi làm bài, các em nên diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc những kiến giải của cá nhân về vấn đề đời sống xã hội, vấn đề tư tưởng đặt ra trong ngữ liệu.
Cùng với đó, nắm vững cách làm các dạng bài văn nghị luận, cách sử dụng các thao tác lập luận, cách dựng đoạn văn và cách chuyển đoạn, liên kết đoạn trong bài văn nghị luận” – cô Nguyễn Thị Hồng Nhung lưu ý.
Đại diện nhóm chuyên môn của Trường THPT Tam Nông, cô Hà Thị Thu Trang cách ôn tập tốt cho học sinh với dạng đề thi này. Cụ thể, học sinh phải ôn luyện, nắm chắc các kiến thức phần Làm văn và Tiếng Việt để làm tốt phần đọc hiểu.
Đọc sách báo, chú ý các tin tức thời sự để củng cố và mở rộng thêm kiến thức thực tế làm bài nghị luận xã hội. Nắm chắc kiến thức cơ bản trong chương trình Ngữ văn 11,12. Trong quá trình ôn thi, tránh học tủ mà cần có sự đầu tư đồng bộ các kiến thức các tác phẩm lớp 11 và 12 đồng thời rèn kĩ năng liên hệ, so sánh thật nhuần nhuyễn.
Khi làm bài, việc nắm vững các kiến thức cơ bản, thành thạo kĩ năng tạo lập văn bản, có tư duy tổng hợp vô cùng quan trọng để bài viết chính xác và phong phú. Học sinh cũng phải biết phân bố thời gian hợp lí khi làm bài thi, bởi thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số bài thi. Khi làm bài cần đọc kĩ đề, chú ý đến thao tác so sánh giữa các giai đoạn, tác giả, nhân vật… Đặc biệt, cần tạo một tâm thế tốt nhất khi làm bài thi.
Đại diện tổ Ngữ văn Trường THPT Thanh Thủy, Phú Thọ, cô Vũ Thị Hải Yến nhận xét: đề tham khảo môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2018 có cấu trúc đã quen thuộc với học sinh; nội dung kiến thức có cả ở lớp 11 và 12. Phần đọc hiểu có nhiều câu hỏi ở mức độ khó; câu đoạn văn mức khó phù hợp. Câu nghị luận văn học khó hơn đề thi THPT quốc gia những năm trước khá nhiều.
“Với dạng đề này, để tổ chức ôn tập hiệu quả, các thầy cô trong nhóm cần phân tích cấu trúc và cách làm bài thi qua đề thi minh họa; cung cấp kiến thức cơ bản và kĩ năng làm bài thi cho học sinh; cùng với đó, ra đề theo cấu trúc và luyện tập cho học sinh. Học sinh được tập dượt qua các đợt khảo sát để rút kinh nghiệm khi làm bài thi” – cô Vũ Thị Hải Yến .
Theo Giaoducthoidai.vn
Thay đổi lớn nhất từ đề thi tham khảo môn Ngữ văn
Tổ Ngữ văn trường THPT Chuyên Hùng Vương phân tích đề thi tham khảo môn Ngữ văn, kỳ thi THPT quốc gia 2018 và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho học sinh để ôn tập, làm tốt bài thi.
ảnh minh họa
Độ khó cao hơn
Cấu trúc đề thi tham khảo môn Ngữ văn không thay đổi so với năm 2017. Cụ thể, đề gồm 2 phần:
Phần Đọc hiểu (3 điểm): gồm một ngữ liệu đọc hiểu và 4 câu hỏi theo các mức độ: nhận biết/ thông hiểu/ vận dụng và vận dụng cao.
Phần Làm văn gồm 2 câu. Câu nghị luận xã hội (2 điểm) có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với ngữ liệu đọc hiểu của phần đọc hiểu, cụ thể hướng tới yêu cầu bàn luận về vấn đề mang ý nghĩa thông điệp của đoạn trích. Để giải quyết câu nghị luận xã hội, học sinh cần nắm chắc nội dung cơ bản cùng mối quan hệ giữa các luận điểm của đoạn trích, những vấn đề ít nhiều đã được giải quyết trong câu hỏi đọc hiểu.
Câu nghị luận văn học (5 điểm) có sự thay đổi lớn nhất - kiểm tra đồng thời kiến thức lớp 11 và 12.
Về nội dung kiến thức, đề có khả năng kiểm tra toàn diện kiến thức lớp 12 và kiến thức lớp 11; kiểm tra kiến thức thuộc đủ các phân môn: tiếng Việt, tác phẩm văn học, làm văn. Đề tham khảo đồng thời có khả năng kiểm tra toàn diện về kĩ năng: kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng nghị luận (nghị luận xã hội và nghị luận văn học).
sâu về độ phân hóa học sinh, các thầy cô Trường THPT chuyên Hùng Vương cho rằng: so với đề thi năm trước, phần nghị luận văn học ở đề thi minh họa năm 2018 khó hơn.
Học sinh muốn làm tốt đề này cần thành thạo kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học; xác định đúng vấn đề nghị luận trọng tâm (vẻ đẹp hình tượng người lái đò qua cảnh vượt thác trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân), cần nắm vững những kiến thức cơ bản (dẫn chứng, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm), vận dụng tốt các thao tác lập luận để liên hệ, so sánh ( hình tượng Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân); bên cạnh đó đề thi còn đòi hỏi thí sinh cần phải tư duy tổng hợp để nhận xét quan niệm của Nguyễn Tuân về con người.
Vì độ khó tăng lên nên đề thi năm nay có khả năng phân hóa thí sinh cao hơn. Đặc biệt ở câu nghị luận văn học, đòi hỏi tư duy tổng hợp cao và tạo cơ hội cho học sinh phát huy năng lực. Phân hóa mạnh với đối tượng thí sinh chỉ thi tốt nghiệp và thí sinh thi đại học.
Cách ôn tập, làm tốt bài thi
Để làm tốt dạng đề thi tham khảo môn Ngữ văn, học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản (tiếng Việt và văn học, làm văn) ở cả chương trình lớp 11 và lớp 12.
Đồng thời, rèn kĩ năng làm bài thường xuyên theo cấu trúc đề minh họa: kĩ năng làm các kiểu bài đọc hiểu; dựng đoạn văn nghị luận, kĩ năng phân tích văn xuôi và cảm nhận thơ; kĩ năng phân tích đề, tìm ý, triển khai ý, mở bài, kết bài, chuyển đoạn, trình bày, diễn đạt...
Học sinh tuyệt đối không học vẹt, học tủ. Cần bám sát chương trình của Bộ GD&ĐT và sách giáo khoa, vì đó là văn bản pháp quy của nhà nước đề thi ra trong phạm vi sách giáo khoa. Lưu ý rằng tất cả những gì có trong sách giáo khoa đều có thể thi.
Học sinh nên tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức những năm trước của Bộ GD&ĐT và đề thi minh họa năm 2018. Nó sẽ giúp học sinh có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập và làm bài thi.
Cùng với đó là đọc tài liệu tham khảo (nên ghi chép, nên nhờ thầy cô giới thiệu những tài liệu tin cậy); thường xuyên theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng để cập nhật thông tin và nâng cao hiểu biết về các vấn đề xã hội.
Khi làm bài thi, học sinh cần đọc và phân tích kĩ đề; lập dàn ý sơ giản trước khi viết. Phân bố thời gian hợp lý: với 120 phút của môn Ngữ văn, phần đọc hiểu, thí sinh cần dành 15 phút để làm bài. Câu 1 phần làm văn cần dùng 20 phút, 85 phút còn lại nên dành cho câu nghị luận văn học.
Thí sinh chú ý tập trung làm bài; viết văn luôn cần có luận điểm rõ ràng; mở bài, kết bài hấp dẫn. Đặc biệt, đừng rời phòng thi khi chưa hết thời gian, hãy nỗ lực hết mình và tuyệt đối không gian lận.
Theo Giaoducthoidai.vn
Khác biệt trong đề thi tham khảo môn Toán Thầy Đỗ Huy Bình - Trường THPT Thanh Thủy (Phú Thọ) - cho biết, nhóm Toán của trường đã tổ chức lấy ý kiến nhận xét, góp ý cho đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2018. ảnh minh họa Phương án nhiễu được xây dựng tốt hơn Nhận định chung, đề thi tham khảo có độ khó tăng lên, kiến...