Để làm tốt bài thi giáo dục công dân
Làm sao để thi môn Giáo dục công dân (GDCD) đạt kết quả tốt nhất luôn là câu hỏi đặt ra cho nhiều học sinh (HS) lớp 12 chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Học sinh trong giờ ôn tập – NGỌC DƯƠNG
Một số kinh nghiệm sau đây sẽ giúp HS làm tốt bài thi này.
Đọc kỹ từng bài trong sách giáo khoa. Kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa, do đó HS cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý nội dung kiến thức trong sách. Khi đọc sách giáo khoa cần đọc những tiêu đề, khái niệm, những nội dung lớn, vấn đề lớn rồi sau đó tới các vấn đề nhỏ. Đặc biệt, HS cần phải nắm chắc nội dung kiến thức và biết vận dụng những kiến thức đó vào giải quyết những tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
Video đang HOT
Hệ thống hóa kiến thức. Kiến thức môn GDCD trong sách cũng rất nhiều. Vì vậy, muốn nắm vững kiến thức môn này nhanh nhất phải hệ thống hóa kiến thức. Trong đó, chú trọng đến việc hệ thống kiến thức theo từng lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, pháp luật…
Làm nhiều đề thi thử. Hiện nay ở các trường THPT đều có bộ đề thi do các trường biên soạn để tham khảo hoặc trên các trang mạng đều có đề thi thử. Ngoài việc học trên lớp, về nhà HS cần dành thời gian để làm đi làm lại các đề thi này theo kiểu văn ôn võ luyện, học đi đôi với hành.
Phải biết suy luận thông qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án. Ngoài những câu đơn giản ở mức độ nhận biết, thông hiểu, đề thi còn có những câu vận dụng từ cấp độ thấp đến cấp độ cao, những câu này thường khó, nhiều câu có đáp án na ná nhau theo kiểu 50/50, HS rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy, trong quá trình làm bài, HS cần hiểu cặn kẽ bài, phân tích câu trả lời để chọn ra đáp án. Biết suy luận, phân tích từ các đáp án để đưa ra phương án tối ưu.
Một yếu tố cũng rất quan trọng khi làm bài thi là HS cần chú ý đọc kỹ phần nội dung câu hỏi, câu dẫn, từ khóa, những từ thể hiện giới hạn về không gian, thời gian trong câu hỏi… vì đó là những từ mà đáp án của đề thi luôn hướng tới.
Lưu ý rèn kỹ năng làm bài Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT
Cô Trần Thị Thanh Trang - Trường THPT Chi Lăng, An Giang - cho biết: Theo đặc thù môn Ngữ văn, tính phân hóa trong đề thi minh họa thể hiện không rõ ràng ở số câu hỏi mà nằm ở kỹ năng viết, kỹ năng làm bài của học sinh.
Ảnh minh họa/internet
Vì vậy, bên cạnh ôn tập lý thuyết, giáo viên cũng phải rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh.
Nhận định với đề thi tham khảo như Bộ GD&ĐT đã công bố, công tác dạy và học của giáo viên, học sinh trở nên nhẹ nhàng hơn, cô Trần Thị Thanh Trang lưu ý học sinh, để làm tốt phần đọc hiểu, học sinh cần nắm vững kiến thức lý thuyết liên quan; thường xuyên làm các bài tập vận dụng.
Phần viết đoạn văn nghị luận xã hội, thí sinh cần nắm kỹ năng viết đoạn, tìm ý, triển khai ý, cách khai thác thác dẫn chứng,...
Phần bài văn nghị luận văn học, học sinh cần nắm kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, nghệ thuật mỗi bài. Trong các tiết ôn tập, giáo viên nên dành nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng viết bài văn cho học sinh.
Chia sẻ kinh nghiệm về dạy học, ôn tập với môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2020, cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Trường THPT Võ Thành Trinh, An Giang cho biết mình tập trung hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức đọc hiểu, làm văn. Cùng với đó, rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và nghị luận Văn học. Giao bài tập về nhà, gồm bài tập đọc -hiểu; lập dàn ý cho các dạng đề nghị luận.
"Các thầy cô trong tổ soạn hệ thống bài tập để ôn tập cho học sinh. Thực hiện kiểm tra thường xuyên trong quá trình ôn tập. Việc ôn tập cần tổ chức với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn học sinh, ví dụ như hái hoa học tập trên lớp hoặc dưới cờ (nếu có)" - cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung chia sẻ thêm.
Lưu ý học sinh, cô Trang cho rằng, cần nắm kiến thức của Tiếng Việt; biết cách phân tích và nhận dạng đề. Đồng thời, nắm kỹ dàn ý của nghị luận xã hội: nghị luận về tư tưởng đạo lí, Nghị luận về hiện tượng đời sống.
Học sinh cũng nắm thật kỹ các dạng đề khác nhau của nghị luận văn học. Thường xuyên làm bài tập và giải đề. Đối với học sinh trung bình- yếu, cần tăng cường trả bài, có thể trả bài theo hình thức đôi bạn cùng tiến, giáo viên trả bài giấy...
"Khi làm bài, điều tối quan trọng là thí sinh cần đọc kĩ và phân tích đề trước khi làm bài. Việc thuộc các đoạn thơ, bài thơ, thuộc các dẫn chứng (văn xuôi) là lợi thế quan trọng. Đọc và tìm kiếm những tư liệu liên quan để dẫn chứng cho bài làm cũng là nội dung thí sinh cần lưu ý" - cô Tuyết Nhung cho hay.
Ba điểm mới trong tuyển sinh ĐH Đà Nẵng năm 2020 Tại chương trình tư vấn tuyển sinh tổ chức ngày 17/5, ĐH Đà Nẵng thông tin các điểm mới về phương thức tuyển sinh, ngành đào tạo... của các trường thành viên năm 2020. PGS.TS Giang Thị Kim Liên - Phó Trường Ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng thông tin 3 điểm mới trong tuyển sinh 2020 Cụ thể, PGS.TS Giang Thị Kim...