Để làm chủ được những công trình sáng tạo khoa học cần trao ‘quyền’ chủ động cho học trò

Theo dõi VGT trên

Cuộc thi Sáng tạo khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học vừa khép lại với một giải Nhất dành cho dự án “Hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh của Nguyễn Xuân Việt và Nguyễn Thùy Linh đến từ Trường THPT Tân Kỳ.

Để hiểu thêm về quá trình thực hiện dự án “Hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh tại Trường THPT Tân Kỳ – Thực trạng và giải pháp”, Báo Nghệ An đã có cuộc trò chuyện với nhóm tác giả.

Để làm chủ được những công trình sáng tạo khoa học cần trao quyền chủ động cho học trò - Hình 1

Nhóm tác giả đạt giải nhất Cuộc thi Sáng tạo khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Ảnh: Đức Anh

Tự tin bởi được “đồng hành cùng bạn”

P.V: Đây là lần đầu tiên Xuân Việt và Thùy Linh tham gia Cuộc thi Sáng tạo khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học và giành giải Nhất với một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Vì sao các em lại chọn đề tài này?

Học sinh Nguyễn Xuân Việt: Đề tài “Hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh tại Trường THPT Tân Kỳ – Thực trạng và giải pháp” được chúng em triển khai trong 6 tháng và có nhiều điều đặc biệt trong quá trình thực hiện. Trước đó, người gợi ý và hướng dẫn cho chúng em thực hiện đề tài này là thầy giáo Đậu Minh Nghĩa – giáo viên bộ môn Giáo dục công dân.

Để làm chủ được những công trình sáng tạo khoa học cần trao quyền chủ động cho học trò - Hình 2

Học sinh Nguyễn Xuân Việt và thầy giáo Đậu Minh Nghĩa trong giờ học tại Trường THPT Tân Kỳ. Ảnh: Đức Anh

Thực tế, khi lựa chọn vần đề này, cả thầy và trò đều đã suy nghĩ rất kỹ về đề tài, bởi hoạt động tham vấn vốn là hoạt động thường ngày ở các nhà trường. Tuy nhiên, hiệu quả chưa thực sự như mong muốn và vẫn còn nặng về hình thức. Như ở trường chúng em, qua khảo sát chỉ có 2,83% học sinh cho rằng, các hoạt động tham vấn tại trường là rất hiệu quả, 10,01% cho rằng hiệu quả, 36,31% cho rằng không hiệu quả. Trong khi đó, có tới 50,85% học sinh đánh giá thiếu hiệu quả.

Ngược lại, với thực tế này thì nhu cầu cần được tham vấn của học sinh là ngày một nhiều, bởi thực tế hiện nay áp lực nặng nề từ xã hội, gia đình, nhà trường khiến không ít học sinh rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và tâm, sinh lý, nhiều bạn rơi vào bế tắc, chán nản, tuyệt vọng, cảm thấy quá khó khăn trong học tập, trong việc thiết lập và xử lý các mối quan hệ gia đình và xã hội. Từ đó, dẫn đến những hành vi tiêu cực, sai lệch, cực đoan và không có những can thiệp kịp thời, cuộc sống các bạn sẽ rất dễ rơi vào bi kịch.

Để làm chủ được những công trình sáng tạo khoa học cần trao quyền chủ động cho học trò - Hình 3

Ảnh: Đức Anh

P.V: Vấn đề áp lực trong học đường không phải là một vấn đề mới mẻ và tôi biết rằng, có không ít đề tài tương tự đã được thực hiện ở các cuộc thi trước. Vậy, làm thế nào để các em có thể thuyết phục ban giám khảo về dự án của mình?

Học sinh Nguyễn Thùy Linh: Em còn nhớ khi bắt đầu triển khai đề tài, thầy giáo Đậu Minh Nghĩa đã từng nói đề tài này quá rộng và “quá tầm” với học sinh trung học. Trước đó, thay vì tham vấn, chúng em đã chọn làm đề tài “tư vấn học đường” nhưng thầy cũng khẳng định điều này là khó khả thi, bởi để tư vấn hiệu quả phải có chuyên gia sâu trong một lĩnh vực. Ngay cá nhân thầy cũng chỉ tư vấn trong học tập ở bộ môn mà thầy giáo giảng dạy. Lựa chọn hình thức tham vấn, chúng em tự tin hơn, vì đó là quá trình chủ động phát hiện, giúp đỡ các bạn có “khủng hoảng” về tâm lý vượt qua khó khăn.

Để làm chủ được những công trình sáng tạo khoa học cần trao quyền chủ động cho học trò - Hình 4

Nhóm tác giả phát tờ rơi thăm dò ý kiến từ học sinh. Ảnh: Đức Anh

Qua 6 tháng triển khai, với vai trò của một người tham vấn, chúng em đã tự lên kế hoạch và đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện. Đáng nhớ nhất có lẽ là được nhà trường tin tưởng và được lựa chọn làm thành viên trong tổ tư vấn của trường. Trong đó, Việt được chọn để cùng tham vấn giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và em được chọn tham vấn tăng cường khả năng ứng phó vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác. Ban đầu, khi đưa học sinh vào tổ tư vấn, nhiều thầy, cô cũng đã lo ngại chúng em khó có thể thực hiện được nhiệm vụ, nhưng thực tế chúng em cũng có những ưu thế riêng, như cùng lứa tuổi nên nắm bắt được tâm lý, suy nghĩ của tuổi học trò, biết được vì sao học sinh chán nản trong học tập… và từ đó sẽ đưa ra những quan điểm riêng để tư vấn cho các bạn và cho cả phụ huynh.

Để làm chủ được những công trình sáng tạo khoa học cần trao quyền chủ động cho học trò - Hình 5
Ảnh: Đức Anh

Để triển khai dự án, chúng em cũng đã tổ chức phát phiếu khảo sát và thiết kế hòm phiếu “điều em muốn nói”. Hàng ngày chúng em sẽ mở hòm phiếu, tiến hành đếm phiếu, phân loại lĩnh vực tham vấn, trực tiếp hoặc mời các thành viên tổ tư vấn là các thầy, cô phụ trách lĩnh vực được phân công tiến hành đánh giá thông qua quan sát, phỏng vấn sơ bộ và đôi khi có thể được đánh giá bằng các trắc nghiệm tâm lý chuyên sâu tại trường hoặc ở các đơn vị độc lập. Kết quả đánh giá này sẽ giúp chúng em xác định mức độ ưu tiên của từng vấn đề và quyết định hình thức hỗ trợ như tư vấn riêng với học sinh, tư vấn với phụ huynh… Không chỉ trực ở phòng tư vấn học đường, chúng em cũng đã thành lập câu lạc bộ tham vấn học đường “đồng hành cùng bạn” để có thêm nhiều cơ hội chia sẻ và đồng hành với những bạn học có vướng mắc về tâm lý…

Video đang HOT

Ròng rã hơn nửa năm thực hiện các hoạt động tham vấn cũng là thời gian để chúng em đúc kết và đưa ra các ý tưởng để triển khai dự án của mình. Những con số, những nhận định mà chúng em đúc kết trong dự án cũng chính là những kết quả mà chúng em ghi lại được từ trong chính hoạt động hàng ngày và có lẽ điều đó thuyết phục được ban giám khảo.

Phải đặt học trò lên trên hết

P.V: Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân nhưng dự án đầu tiên của thầy lại liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và sau đó là Tin học, những lĩnh vực không phải là thế mạnh của mình. Điều gì khiến thầy say mê với hoạt động này?.

Thầy giáo Đậu Minh Nghĩa: Tôi đã có gần 20 năm đứng trên bục giảng và cũng như nhiều giáo viên khác vẫn rất trăn trở với công việc của mình. Vì lẽ đó, khi ngành Giáo dục phát động Cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật, tôi rất hào hứng. Tuy nhiên, để bắt tay vào hướng dẫn một dự án rất khó khăn. Trong đó, khó nhất là ý tưởng, bởi với những vùng đặc thù, xa trung tâm như chúng tôi thì khó có thể tìm được các chuyên gia hỗ trợ.

Bên cạnh đó,nguồn kinh phí cũng rất eo hẹp và không phải khi nào cũng được tất cả học sinh ủng hộ. Ví dụ, như trong dự án này, ban đầu tôi hướng dẫn học sinh phát phiếu khảo sát nhưng rất nhiều học sinh thờ ơ. Tuy nhiên, tôi là một người rất đam mê công tác nghiên cứu khoa học và điều đó giúp chúng tôi vượt qua khó khăn và từng bước triển khai các dự án của mình.

Việc được tham gia các dự án cũng khiến tôi trưởng thành hơn bởi điều đó buộc mình phải luôn luôn suy nghĩ, tìm ra cái mới và đặc biệt quá trình triển khai dự án sự tương tác giữa thầy và trò sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiết và giúp tôi được kết nối và gần gũi với các em hơn.

P.V: Đây là lần thứ 4 thầy trực tiếp hướng dẫn học sinh triển khai các dự án tham dự Cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật. Trong đó, 2 năm gần đây thầy đều chọn vấn đề về học đường với khá nhiều câu chuyện xoay quanh đời sống, tâm lý của học sinh hiện nay. Điều gì khiến thầy trăn trở qua quá trình triển khai dự án?

Để làm chủ được những công trình sáng tạo khoa học cần trao quyền chủ động cho học trò - Hình 6

Thầy giáo Nguyễn Đậu Nghĩa là thầy giáo dạy Giáo dục công dân nhưng rất có duyên khi 4 lần hướng dẫn học sinh đạt giải tại các cuộc thi. Ảnh: Đức Anh

Thầy giáo Đậu Minh Nghĩa: Một trong những quy trình của các học sinh khi tiến hành dự án đó là phát phiếu khảo sát đến học sinh để tìm hiểu về biểu hiện tâm lý ở lứa tuổi học trò. Kết quả qua khảo sát 150 học sinh ở cả 3 khối lớp khiến tôi suy nghĩ rất nhiều, bởi số học sinh có biểu hiện tâm lý tiêu cực nặng và rất nặng là tương đối cao, chiếm tới 11,33%. Đây là con số báo động. Bên cạnh đó, số học sinh mất hứng thú trong học tập cũng chiếm tỷ lệ cao, tới 15,33%.

Để làm chủ được những công trình sáng tạo khoa học cần trao quyền chủ động cho học trò - Hình 7
Ảnh: Đức Anh

Qua nhiều năm làm công tác tư vấn học đường tôi khá lo lắng khi hiện nay chịu khá nhiều áp lực, từ gia đình, bố mẹ và từ chính việc học của mình. Cá nhân thầy, cô có lẽ cũng không nên nặng về vấn đề thi đua, điểm số để không tạo áp lực với học trò. Đáng lo ngại là có những học sinh học khá, giỏi, nhưng do các em chịu sự kỳ vọng quá lớn từ phụ huynh nên dẫn đến trầm cảm, học hành sa sút. Từ thực tế này, chúng tôi muốn có giải pháp để phát hiện sớm những suy nghĩ tiêu cực của học trò và hướng các em đến hoạt động ngoại khóa, vui chơi và để các em hào hứng với việc học.

Gần đây chúng ta cũng đã nói đến khái niệm trường học hạnh phúc. Với riêng tôi, muốn làm được điều đó, học sinh hãy xem nhà trường chính là ngôi nhà của mình, ở đó giáo viên như cha, như mẹ lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh và xem học trò là con mình. Tôi cũng mong có nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo, có thêm những sân chơi, phát động phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao giúp các em háo hức khi đến trường.

P.V: Liên quan đến hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong nhà trường, gần đây có khá nhiếu ý kiến phản biện. Trong đó, có ý kiến cho rằng, gọi dự án là của học trò nhưng đứng đằng sau lại là tác phẩm của các thầy, cô giáo. Cá nhân thầy có đồng tình với ý kiến này không?.

Để làm chủ được những công trình sáng tạo khoa học cần trao quyền chủ động cho học trò - Hình 8

Các tác giả tham khảo ý kiến của giáo viên. Ảnh: Đức Anh

Thầy giáo Đậu Minh Nghĩa: Tôi cũng có nghe nói đến vấn đề này và có thể ở đâu đó vẫn có tình trạng trên. Tuy nhiên, ở những dự án do tôi triển khai tôi luôn đặt học sinh lên trên hết và tôi sẽ trao quyền chủ động cho các em. Ví dụ, tôi biết về vấn đề này, nhưng tôi sẽ không làm và tôi sẽ đặt những câu hỏi gợi mở cho học sinh để các em tự tìm tòi, tự nghiên cứu và trong quá trình triển khai thầy và trò cùng trao đổi thẳng thắn.

Tất nhiên, để một dự án thành công cũng không đơn giản. Vì thế, đầu tiên người thầy giáo phải tìm được nguồn học sinh, tìm được những học sinh thích tìm tòi, khám phá và có niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, phải có được sự ủng hộ quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ của gia đình cả về tinh thần và vật chất và có thêm sự tham vấn, hỗ trợ của đồng nghiệp.

Để làm chủ được những công trình sáng tạo khoa học cần trao quyền chủ động cho học trò - Hình 9

Thầy giáo Nguyễn Đậu Nghĩa cùng các học trò. Ảnh: Đức Anh

P.V: Xin cảm ơn nhóm tác giả và thầy giáo Đậu Minh Nghĩa!.

Ảnh, kỹ thuật: Đức Anh

Thi thay đổi, dạy và học đổi thay - Kỳ 1: Khi học sinh hân hoan

"Có ý kiến cho rằng: văn hóa Việt Nam có nhiều nét giống văn hóa Trung Quốc. Ý kiến của em như thế nào?" (đề 1 tiết môn sử lớp 7), "Em có suy nghĩ như thế nào về môn GDCD mà em đã được học thời gian qua? Tại sao?" (đề 1 tiết môn GDCD lớp 9)...

Thi thay đổi, dạy và học đổi thay - Kỳ 1: Khi học sinh hân hoan - Hình 1

Những bài thi trên giấy sẽ dần nhường chỗ cho các hình thức thi khác. Trong ảnh: học sinh một trường THCS ở TP.HCM làm bài thi học kỳ 1 môn toán - Ảnh: NHƯ HÙNG

"Có ý kiến cho rằng: văn hóa Việt Nam có nhiều nét giống văn hóa Trung Quốc. Ý kiến của em như thế nào?" (đề kiểm tra 1 tiết môn sử lớp 7), "Em có suy nghĩ như thế nào về môn GDCD mà em đã được học thời gian qua? Tại sao?" (đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD lớp 9)...

Sau hơn 2 tháng thực hiện quy định mới về kiểm tra, đánh giá học sinh ở bậc trung học (thông tư 26/2020TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT có hiệu lực từ tháng 10-2020), nhiều "điểm sáng" đã xuất hiện ở các trường. Kiểm tra - đánh giá như thế nào thì giáo viên và học sinh sẽ dạy và học như thế ấy. Quy luật này càng thể hiện rõ nét trong thời gian qua.

Tuy nhiên, những khó khăn cũng bắt đầu bộc lộ...

Những đề mở như thế này đang xuất hiện ngày càng nhiều thời gian gần đây khiến học sinh thích thú.

Hết quay cóp

Đợt kiểm tra giữa học kỳ 1 năm học 2020-2021, nhiều học sinh lớp 7A9 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết các em không phải "gạo" bài môn sử vì "cô giáo ra đề mở, cả lớp được xem tài liệu khi làm bài".

Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên môn sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, kể: "Mặc dù là đề mở nhưng tôi vẫn ra hai đề để học sinh được lựa chọn. Trong đó, đề 1 được xem là mở hết cỡ: "Có ý kiến cho rằng văn hóa Việt Nam là bản sao của văn hóa Trung Quốc. Bằng kiến thức đã học, đọc và thực tiễn, em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Giải thích?".

Đề 2 thì có "mở" nhưng ở mức độ vừa phải: "Câu 1: So sánh nền phong kiến phương Đông, phương Tây theo các tiêu chí sau: sự hình thành, phát triển, xã hội, kinh tế. Câu 2: Trình bày thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. Liên hệ đến Việt Nam".

Hai đề này đã được tôi áp dụng cho sáu lớp 7 trong đợt kiểm tra giữa kỳ vừa qua, học sinh làm bài trong 90 phút và được xem tài liệu thoải mái".

Theo cô Thảo, nếu cứ bắt học sinh học thuộc lòng theo đề cương rồi vào lớp chép lại vào giấy thì sẽ không rèn được khả năng lập luận, khả năng sử dụng ngôn từ, tư duy sáng tạo... cho các em.

"Tôi thực sự rất bất ngờ khi đa số học sinh chọn đề 1. Tôi còn ngạc nhiên hơn vì tuy mới học lớp 7 nhưng bài làm của các em thể hiện kiến thức rộng, hiểu đề và biết cách làm bài, văn phong tốt và dẫn chứng thuyết phục. Để làm được đề 1 trọn vẹn, học sinh phải biết dẫn dắt, liên hệ với chương trình lịch sử lớp 6 tới lớp 7 chứ không đơn giản" - cô Thảo nói.

Có lẽ vì vậy mà đợt kiểm tra ấy nhiều học sinh đạt điểm cao hơn bình thường. "Sau khi chấm và phát bài cho học sinh, tôi xin phản hồi từ các em: có đồng ý với cách ra đề, cách chấm điểm của cô không? Các em nhận xét là điểm số đó đã phản ánh đúng năng lực của con rồi; mong muốn cô tiếp tục ra đề mở như vậy; có em còn viết là con chưa quen với dạng đề này, nhờ cô hướng dẫn thêm" - cô Thảo thông tin.

Tương tự, hơn 1.000 học sinh khối lớp 11 thuộc sáu trường THPT trên địa bàn quận 1, quận 3, TP.HCM (như Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Diệu...) đã rất hân hoan khi tham gia dự án "Sài Gòn by bus" vào tháng 10 và 11-2020.

Đây là dự án học lịch sử địa phương, học sinh sẽ sử dụng các phương tiện xe buýt công cộng (xe buýt thường, buýt đường sông, buýt hai tầng mui trần) để khám phá các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cuộc sống của người Sài Gòn - TP.HCM.

Sau đó, các em sẽ làm sản phẩm là video clip ghi lại quá trình trải nghiệm tham quan di tích lịch sử bằng phương tiện xe buýt, qua đó nêu lên cảm nhận của cá nhân; video clip giới thiệu một di tích lịch sử hay cảnh quan, món ăn... nằm trên tuyến có xe buýt dừng; poster giới thiệu các điểm di tích lịch sử bằng các loại xe buýt; brochure giới thiệu các hoạt động tham quan du lịch ở TP.HCM bằng buýt; bản đồ tham quan du lịch ở TP.HCM bằng buýt...

Điều khiến học sinh vui mừng hơn cả là các em không phải làm bài kiểm tra giữa kỳ 1. Thay vào đó, các giáo viên sẽ chấm điểm sản phẩm, thái độ học tập, khả năng làm việc nhóm... khi thực hiện dự án để đưa vào cột điểm này (hệ số 2).

Linh hoạt, không bó buộc

Theo cô Ngô Thị Thành - phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), nhiều trường đã thực hiện linh hoạt nhiều phương thức dạy học, không bó buộc vào không gian lớp học và cách dạy học truyền thống. Ví dụ như dạy học theo chủ đề trong đơn môn hoặc tích hợp liên môn, dạy học gắn với di sản, với các lĩnh vực đời sống thực tế, tổ chức cho học sinh triển khai các dự án nghiên cứu, hoạt động trải nghiệm...

Nhưng trước đây, khó khăn cho các trường chính là kiểm tra, đánh giá học sinh như thế nào. Làm sao để vừa đổi mới cách dạy học nhưng vẫn không xa rời định hướng thi quốc gia của Bộ GD-ĐT. Vì thế những đổi mới mạnh mẽ ở các lớp đầu cấp nhưng lại co hẹp ở lớp cuối cấp để tập trung cho học sinh ôn thi.

"Việc đổi mới kiểm tra đánh giá như thông tư 26 là căn cứ pháp lý để các trường xây dựng quy định về đánh giá học sinh theo các hình thức dạy học đa dạng. Nên với những trường đã triển khai các hình thức dạy học đa dạng thì đây là điểm thuận lợi chứ không có nhiều vướng mắc" - cô Thành chia sẻ.

Theo cô Thành thì theo quy định với việc kiểm tra thường xuyên, giáo viên chủ động có các hình thức kiểm tra khác nhau như vấn đáp, trả lời câu hỏi trực tiếp tại lớp, làm phiếu bài tập hoặc qua thực hành, thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm... Nhưng để thuận tiện và đảm bảo công bằng, đánh giá sát học sinh thì phải xây dựng tiêu chí, thang điểm cho các hình thức đánh giá khác với truyền thống (làm bài trên giấy).

Chia sẻ về quy định mới, cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), cũng cho biết việc đa dạng hình thức đánh giá thường xuyên cũng nhằm phù hợp với sự đa dạng của các hình thức dạy học đã được một số trường thực hiện và đang trở thành hướng đi chung của các trường bậc trung học. Nhưng cô Nhiếp cũng cho rằng nếu giáo viên ở các trường chưa làm quen với các hình thức dạy học đa dạng thì sẽ bỡ ngỡ.

"Không phải quy định mới là nói không với kiểm tra trên giấy như truyền thống, mà cho phép giáo viên sử dụng nhiều cách thức kiểm tra đa dạng, bao gồm cả yêu cầu học sinh làm bài tập trên phiếu ôn tập, trả lời câu hỏi trên phiếu trắc nghiệm hay vấn đáp, thuyết trình, dự án học tập... Các hình thức mới cần dựa trên tiêu chí, thang điểm cụ thể" - cô Nhiếp trao đổi.

Áp lực nhẹ đi

Nhận xét về cách kiểm tra mới, một số học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho rằng áp lực nhẹ đi khi các bài kiểm tra như trước đây được thay thế bằng các dự án học tập, bài tập thực hành.

"Chẳng hạn với môn lịch sử, cô giáo thiết kế nội dung học tập theo chủ đề chứ không dạy tuần tự theo sách giáo khoa, chúng em cảm thấy dễ hiểu hơn. Cùng với đó, cô giáo giao nhiệm vụ cho nhóm thực hiện các yêu cầu liên quan tới chủ đề đã học hoặc hoàn thành các phiếu bài ôn tập chung. Thay đổi đó khiến chúng em thấy môn học không khô khan, đáng ngại như trước" - H., học sinh lớp 10 trường này, cho biết.

Khuyến khích tự học, tự nghiên cứu

Từ thực tế đã triển khai, cô giáo Vũ Thị Phương Anh, phó hiệu trưởng Trường THPT oàn Thị iểm (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cho biết việc đánh giá qua các phần thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập hay qua bài thực hành, dự án học tập khuyến khích học sinh tự học, tự nghiên cứu, mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động phong trào của trường, nghiên cứu khoa học, phát triển được năng lực sáng tạo, sở thích của bản thân. Thông qua đó, giáo viên có thể đánh giá khách quan hơn sự tiến bộ và năng lực tư duy của học sinh.

Phát triển kỹ năng mềm

Thi thay đổi, dạy và học đổi thay - Kỳ 1: Khi học sinh hân hoan - Hình 2

Giờ sinh học, nhiều học sinh Trường THCS Thới Lai (Cần Thơ) được tự do quan sát cây hoa, sau đó trình bày kết quả với giáo viên - Ảnh: VĨNH HÀ

Cô Nguyễn Thị Thành - hiệu trưởng Trường THPT Bình Minh, Hoài Đức, Hà Nội - cho biết với quy định đổi mới kiểm tra, đánh giá, giáo viên mạnh dạn hơn trong việc áp dụng các hình thức dạy học đa dạng. Ví dụ môn ngữ văn hoặc tiếng Anh, giáo viên giao các bài tập theo nhiều hình thức khác nhau gắn với thực tiễn cuộc sống như: viết blog, bài truyền thông, báo tường, nhật ký, Facebook, thông báo...

"Giáo viên cũng tạo sự hứng thú học tập cho học sinh bằng cách cho kiểm tra nhiều lần thông qua việc hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm... Học sinh được chọn bài có điểm cao nhất, hoặc điểm trung bình của các lần kiểm tra để tính điểm đánh giá thường xuyên. Qua đó rèn cho học sinh khả năng hùng biện, tranh luận về những gì đã được học, biến kiến thức trong sách thành kiến thức của bản thân", cô Nguyễn Thị Thành chia sẻ.

Theo thầy Phạm Văn Lực - hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Thới Lai (huyện Thới Lai, Cần Thơ), với định hướng đổi mới tiệm cận chương trình mới và quy định về kiểm tra, đánh giá thường xuyên linh hoạt hơn, trường đã mạnh dạn đưa 1/3 số tiết học ra ngoài không gian lớp học, tổ chức dạy học qua các dự án học tập thiết kế theo chủ đề gắn với thực tiễn cuộc sống, tổ chức trải nghiệm, thực hành...

Giáo viên được chủ động các hình thức kiểm soát, đánh giá học sinh trong quá trình học tập. Ví dụ lập nhóm học tập trên Zalo, Facebook để giao nhiệm vụ cho từng học sinh hoặc nhóm học sinh. Các nhóm học tập chủ động thảo luận, thực hiện, gửi sản phẩm cho giáo viên

"Ưu điểm của hình thức này là học sinh hứng thú, tự giác hơn. Việc kiểm tra không chú trọng vào việc ghi nhớ kiến thức mà đánh giá học sinh ở nhiều mặt hơn, trong đó phát triển được những kỹ năng mềm của học sinh" - thầy Lực cho biết.

Tuy nhiên, theo thầy Lực, các phương pháp dạy học, đánh giá đều được thảo luận, thống nhất trong tổ chuyên môn. Mỗi tổ chuyên môn có kế hoạch giáo dục với các chuyên đề được xây dựng trên cơ sở thống nhất chung. Các giờ dạy theo nhiều hình thức khác nhau có sự quan sát, góp ý chéo của giáo viên vì "những điểm đổi mới phải chuyển dần dần" - thầy Lực nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Sau bữa nhậu tất niên, cảnh tượng lạ tại phòng khách lúc 21h tối khiến người vợ bất ngờSau bữa nhậu tất niên, cảnh tượng lạ tại phòng khách lúc 21h tối khiến người vợ bất ngờ00:585 thanh niên nằm ngủ giữa nhà và sự xuất hiện của người đàn ông lúc rạng sáng khiến tất cả vùng dậy5 thanh niên nằm ngủ giữa nhà và sự xuất hiện của người đàn ông lúc rạng sáng khiến tất cả vùng dậy01:08Cháu trai "bắt quả tang" ông nội U70 lén làm 1 việc khi không có ai, tiết lộ sau đó khiến tất cả oà khócCháu trai "bắt quả tang" ông nội U70 lén làm 1 việc khi không có ai, tiết lộ sau đó khiến tất cả oà khóc00:29Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!00:32Phương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trầnPhương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trần00:23Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoátClip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát00:35Camera ghi lại diễn biến hãi hùng khi xe máy phóng tốc độ kinh hoàng ngay ngã tưCamera ghi lại diễn biến hãi hùng khi xe máy phóng tốc độ kinh hoàng ngay ngã tư00:12Camera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèmCamera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèm00:45Lên TikTok thấy tất cả đều hỏi 1 câu "Tại sao anh Pakistan lại gọi cho Ny bằng số điện thoại": Chuyện gì đang xảy ra?Lên TikTok thấy tất cả đều hỏi 1 câu "Tại sao anh Pakistan lại gọi cho Ny bằng số điện thoại": Chuyện gì đang xảy ra?00:16Bắt quả tang hành động xấu hổ của nam shipper, chủ nhà thốt ra 2 chữ khiến nhiều người giật mìnhBắt quả tang hành động xấu hổ của nam shipper, chủ nhà thốt ra 2 chữ khiến nhiều người giật mình00:56Clip nửa đêm của gia đình bỗng viral: Mẹ đẻ em bé nhưng người trầm cảm là chị hai, chăm em đầu bù tóc rối!Clip nửa đêm của gia đình bỗng viral: Mẹ đẻ em bé nhưng người trầm cảm là chị hai, chăm em đầu bù tóc rối!01:09

Tin đang nóng

HOT: Minh Hằng chính thức lên tiếng ồn ào tái hợp với Hồ Ngọc Hà: "Em không sai, chị cũng không sai"HOT: Minh Hằng chính thức lên tiếng ồn ào tái hợp với Hồ Ngọc Hà: "Em không sai, chị cũng không sai"
19:48:40 24/01/2025
Phát hiện điểm nhóm sinh hoạt "Hội thánh đức chúa trời mẹ" ngày giáp TếtPhát hiện điểm nhóm sinh hoạt "Hội thánh đức chúa trời mẹ" ngày giáp Tết
18:04:26 24/01/2025
Xuân Son rạng rỡ xuất viện, về Nam Định ăn TếtXuân Son rạng rỡ xuất viện, về Nam Định ăn Tết
19:47:05 24/01/2025
Bắt quả tang hành động xấu hổ của nam shipper, chủ nhà thốt ra 2 chữ khiến nhiều người giật mìnhBắt quả tang hành động xấu hổ của nam shipper, chủ nhà thốt ra 2 chữ khiến nhiều người giật mình
21:25:21 24/01/2025
Kaity Nguyễn chính thức lên tiếng vụ bị bạn diễn nam cưỡng hôn trên thảm đỏKaity Nguyễn chính thức lên tiếng vụ bị bạn diễn nam cưỡng hôn trên thảm đỏ
20:52:20 24/01/2025
1 cặp đôi phim giả tình thật sắp kết hôn: Nhà gái là nữ thần trẻ mãi không già, nhà trai cả sắc lẫn tài đều hoàn hảo tuyệt đối1 cặp đôi phim giả tình thật sắp kết hôn: Nhà gái là nữ thần trẻ mãi không già, nhà trai cả sắc lẫn tài đều hoàn hảo tuyệt đối
23:45:20 24/01/2025
Kim Huyền tiết lộ lý do nhận vai chị Nhớ của "Không thời gian"Kim Huyền tiết lộ lý do nhận vai chị Nhớ của "Không thời gian"
18:56:38 24/01/2025
Gameshow bị dừng lên sóng, động thái khác lạ của Ninh Dương Lan Ngọc và sự khó hiểu của nhà sản xuấtGameshow bị dừng lên sóng, động thái khác lạ của Ninh Dương Lan Ngọc và sự khó hiểu của nhà sản xuất
21:57:08 24/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Diệp Lâm Anh - Thùy Tiên đẹp sáng bừng khung hình, 1 nàng hậu lột xác quá gắt chấn động cõi mạng

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Diệp Lâm Anh - Thùy Tiên đẹp sáng bừng khung hình, 1 nàng hậu lột xác quá gắt chấn động cõi mạng

Hậu trường phim

23:51:44 24/01/2025
Tuy diễn ra vào thời điểm cận Tết nhưng sự kiện ra mắt Nụ Hôn Bạc Tỷ vẫn quy tụ đông đảo những gương mặt đình đám trong làng giải trí Việt và được khán giả cực quan tâm.
"Đỉnh của chóp" sự kiện hợp tác Free Fire x Naruto Shippuden, từ game thủ cho đến fan anime đều không nên bỏ lỡ

"Đỉnh của chóp" sự kiện hợp tác Free Fire x Naruto Shippuden, từ game thủ cho đến fan anime đều không nên bỏ lỡ

Mọt game

23:48:25 24/01/2025
Liệu tựa game súng sinh tồn nổi tiếng bậc nhất và một trong những anime đình đám nhất mọi thời đại sẽ mang đến điều đặc biệt nào cho game thủ.
Triệu Lộ Tư gây sốc khi tiết lộ quá trình điều trị đau đớn, phải uống một loại thuốc mới giữ được mạng sống

Triệu Lộ Tư gây sốc khi tiết lộ quá trình điều trị đau đớn, phải uống một loại thuốc mới giữ được mạng sống

Sao châu á

23:47:34 24/01/2025
Triệu Lộ Tư cho biết cô từng coi thường bệnh tật và luôn nghĩ bản thân là gánh nặng. Sau đó, nữ diễn viên phải đối diện với khoảng thời gian đen tối nhất.
"Mỹ nam nhà bên" đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại, phim mới cực hay phải xem dịp Tết Nguyên đán 2025

"Mỹ nam nhà bên" đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại, phim mới cực hay phải xem dịp Tết Nguyên đán 2025

Phim châu á

23:39:14 24/01/2025
Sau thành công rực rỡ với Cửu trọng tử đóng cùng Mạnh Tử Nghĩa, anh tiếp tục gây ấn tượng trong bộ phim hiện đại Gửi bản thân năm 1999 .
Khởi tố Giám đốc Trung tâm Giám định Y khoa Thanh Hóa

Khởi tố Giám đốc Trung tâm Giám định Y khoa Thanh Hóa

Pháp luật

23:34:53 24/01/2025
Ngày 24/1, nguồn tin của phóng viên cho hay, ông Nguyễn Văn Tài - Giám đốc Trung tâm Giám định Y khoa Thanh Hóa đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố do có hành vi sửa, thay đổi kết luận giám định y khoa.
Công tố viên Hàn Quốc yêu cầu tăng thời hạn tạm giam tổng thống bị luận tội

Công tố viên Hàn Quốc yêu cầu tăng thời hạn tạm giam tổng thống bị luận tội

Thế giới

23:31:17 24/01/2025
Cơ quan công tố Hàn Quốc đã đệ đơn yêu cầu tòa án kéo dài thời hạn tạm giam Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol trong lúc đẩy nhanh cuộc điều tra để tiến hành truy tố.
Khánh Thi được chồng trẻ tặng toàn hàng hiệu, Bằng Kiều mừng sinh nhật bạn gái

Khánh Thi được chồng trẻ tặng toàn hàng hiệu, Bằng Kiều mừng sinh nhật bạn gái

Sao việt

23:26:17 24/01/2025
Khánh Thi khoe được chồng trẻ Phan Hiển tặng toàn đồ hiệu. Ca sĩ Bằng Kiều chúc mừng sinh nhật bạn gái kém 17 tuổi.
Chàng trai hát nhạc Hoàng Thi Thơ khiến danh ca Thái Châu khóc nức nở

Chàng trai hát nhạc Hoàng Thi Thơ khiến danh ca Thái Châu khóc nức nở

Tv show

23:17:49 24/01/2025
Chọn ca khúc Mái tranh chiều để trình diễn, chàng trai trẻ khiến danh ca Thái Châu bật khóc khi kể câu chuyện về nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nơi xứ người.
Tài sản ròng 'khủng' của rapper Kanye West

Tài sản ròng 'khủng' của rapper Kanye West

Sao âu mỹ

23:09:55 24/01/2025
Nam ca sĩ nhạc rap Kanye Wet (47 tuổi), thường được gọi là Ye, vừa đăng lên Instagram chia sẻ tài sản ròng khổng lồ với 20,5 triệu người theo dõi anh.
Chuyện gì xảy ra giữa Hồ Ngọc Hà và Minh Hằng?

Chuyện gì xảy ra giữa Hồ Ngọc Hà và Minh Hằng?

Nhạc việt

22:48:43 24/01/2025
Nhiều khán giả mới mông lung , không tỏ tường rõ quá khứ giữa Minh Hằng và Hồ Ngọc Hà. Và thế là giai thoại chị chị em em lại được đào mộ .
Bruno Mars hoá "trai hư" rủ Rosé và Lady Gaga tham gia MV 19+, gây sốc với loạt hình ảnh "nóng mắt"

Bruno Mars hoá "trai hư" rủ Rosé và Lady Gaga tham gia MV 19+, gây sốc với loạt hình ảnh "nóng mắt"

Nhạc quốc tế

22:44:00 24/01/2025
12 giờ trưa 24/1/2025 (giờ Việt Nam), Bruno Mars trở lại với nhạc phẩm mới mang tên Fat Juicy & Wet, góp giọng cùng Sexyy Red.