Để kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra nghiêm túc
Bộ GD-ĐT đã có quyết định về cách thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có nhiều điểm mới đáng chú ý so với trước đây.
Mỗi thí sinh chỉ thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn, 2 môn còn lại do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ, Địa lí và Lịch sử; thời gian làm bài môn Văn, Toán chỉ còn 120 phút; thời gian tổ chức thi trong 2,5 ngày; cấu trúc đề thi môn văn có nhiều thay đổi so với năm trước, hạn chế tối đa tình trạng văn mẫu; đưa kết quả học tập ở lớp 12 tham gia vào kết quả thi tốt nghiệp…
Có thể nói, điểm mới này, giảm được nhiều áp lực, căng thẳng về ôn tập thi tốt nghiệp cho học sinh. Các em lớp 12 rất phấn khởi, vui mừng đón nhận những thông tin, điểm mới của Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, công tác tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm nay của nhà trường có phần vất vả, phức tạp hơn các năm trước; thay vì chỉ ôn tập 6 môn thì nay phải tổ chức ôn 8 môn.
Khó khăn lớn nhất của nhà trường là sắp xếp thời khóa biểu sao cho hợp lý để học sinh không được bỏ trống tiết học. Đồng thời lịch học giữa các môn các em đăng ký không được chồng chéo làm ảnh hưởng đến quá trình ôn tập của các em.
Học sinh thi tốt nghiệp THPT năm học 2012-2013.
Video đang HOT
Nhiều cán bộ quản lý giáo dục và thầy cô giáo đang đứng lớp đang có chung băn khoăn, lo ngại rằng: số môn thi ít đi có thể sẽ kéo theo hệ quả là học sinh sẽ học lệch, chỉ chú trọng vào các môn thi tốt nghiệp và thi ĐH-CĐ; cho tự chọn 2 môn thi còn lại, học sinh sẽ bỏ rơi các môn xã hội, các môn thi theo hình thức tự luận.
Thực tế, một bộ phận học sinh có tư tưởng đó. Ở một số nhà trường, khi đăng ký xong các môn tự chọn, nhiều học sinh có dấu hiệu chán nản, lơ là, thiếu tập trung học những môn không thi, không đăng ký thi. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của người viết, việc học sinh học lệch, thiếu toàn diện hay không, nó phụ thuộc nhiều vào cách quản lý, đánh giá, kiểm tra của nhà trường, thầy cô giáo.
Trường nào, thầy cô nào cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm cho đúng, đánh giá cho chính xác theo quy định, chuẩn của Bộ đã ban hành, em nào học yếu, không đủ điểm, thì liệu có học sinh nào dám chểnh mảng, lơ là việc học tập các môn không thi tốt nghiệp và đại học không?
Về điều kiện được dự thi tốt nghiệp THPT, theo tôi, Bộ GD & ĐT nên quy định, bổ sung thêm, trường hợp học sinh học lực loại yếu năm lớp 12 sẽ không được dự thi tốt nghiệp. Quy định thêm như vậy buộc học sinh phải học nghiêm túc. Tính tự giác, ý thức học tập toàn diện của một bộ phận học sinh Việt Nam lâu nay thường không cao, do đó cần những chế tài, quy định đủ mạnh để làm chuyển biến, thay đổi những hành vi, thói quen chưa tốt.
Dư luận xã hội và không ít nhà giáo cũng có quan ngại: khi đưa kết quả học tập lớp 12 tham gia vào xét tốt nghiệp, thì rất có thể một số nhà trường, thầy cô vì “bệnh” thành tích, vì ” thương” học trò của mình sẽ dễ dãi, nhẹ nhàng trong việc cho, nâng điểm các bộ môn văn hóa, đẩy các con điểm lên cao, học sinh tha hồ hưởng lợi…
Để chống tiêu cực có thể nảy sinh trong việc đánh giá, cho điểm học sinh lớp 12 năm nay, trước hết đó là trách nhiệm, lương tâm của thầy cô giáo, nhà trường. Nói không với bệnh thành tích, gian dối trong thi cử, không thể là những lời nói suông, trên giấy hay hội nghị mà bằng những việc làm đúng đắn của nhà trường, thầy cô giáo, góp phần đánh giá đồng bộ, khách quan, chính xác giữa các trường, các địa phương. Về phía Sở Giáo dục khi phát hiện thấy một số trường có kết quả đánh giá học lực học sinh lớp 12 cao một cách bất thường cần có ngay động thái kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý.
Theo VNE
Tất bật mùa ôn thi tốt nghiệp
Sau khi kêt thuc công viêc kho nhoc: đinh hương va tô chưc cho hoc sinh lơp 12 đăng ky môn thi tư chon, cac trương THPT lai lao vao triên khai ôn thi vơi không it chuyên đau đâu như săp xêp thơi gian, lưa chon tai liêu, lê phi ôn tâp...
Dù ngày 7-5 mơi la hạn chot đăng ky thi tôt nghiêp THPT môn tư chon nhưng thực tế vê cơ ban công tác này đã đươc cac trương THPT hoàn tất. Vấn đề còn lại của các trường là tổ chức ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi của học sinh sao cho thật hiệu quả.
Lo chuyên thu tiên
Không băt buôc Một cán bộ Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT từng khẳng định: tài liệu ôn thi cho học sinh chính là sách giáo khoa, bài giảng của giáo viên, còn lại là việc giáo viên tổ chức để học sinh làm quen với các dạng đề, câu hỏi. Nghia la không hê co nhưng quy đinh băt buôc hoc sinh phai co tai liêu ôn thi. Nhưng cứ "đến hẹn lại lên", tư cuối tháng 3 các trường lại xôn xao chuyện "đăng ký tài liệu".
Một học sinh tại một trường THPT ở huyện tôi cho biết: "Lớp em có 15 bạn đăng ký thi môn lý, nhà trường xếp lịch các bạn này vào một lớp. Lớp khác có gần 20 bạn, cũng học một lớp. Giờ tụi em đang lo không biết cuối năm nhà trường thu tiền học ra sao". Có lẽ băn khoăn này không chỉ của riêng em học sinh nọ.
Chia nhỏ nhóm học sinh để ôn tập có một cái lợi cho học sinh là các em có được sự chỉ dẫn kỹ lưỡng từ giáo viên. Tuy nhiên với nhóm học sinh đã có được kiến thức ổn định, việc chia nhỏ này vô tình tạo thêm gánh nặng học phí phụ đạo phải nộp, thời gian phải bỏ ra để đến trường học ôn (trong trường hợp gộp hai nhóm trên làm một thì nhà trường đã tiết kiệm được cho học sinh cả về chi phí và thời gian). Đó là chưa kể việc có học sinh tham gia ôn tập một môn học vào tiết thứ 1, 2 buổi chiều phải đợi một tiết (tiết thứ 3), sang tiết thứ 4 mới học ôn môn khác (do giáo viên đang phải dạy một nhóm khác).
Co ve ca nha trương va hoc sinh qua lê thuôc vao viêc ôn thi tâp trung ma it đê y đên chuyên tư hoc. Ai cũng biết tự học sẽ mang lại hiệu quả không kém việc học ơ trương. Hơn nưa tự học lại càng cần thiết để học sinh chủ động hơn khi chuẩn bị bươc vào những môi trường khác ngoài trường phổ thông. Ngành giáo dục cũng đã thay đổi nhận thức về vị thế thầy và trò từ lâu: thầy chủ đạo, trò chủ động. Do vậy, khi nhà trường không dám "trao quyền" cho học sinh, vô tình lại đi ngược lại chủ trương mà mình đang thực hiện.
Rôi bơi tai liêu
Nhiều giáo viên trực tiếp giảng dạy các lớp cuối cấp đang hoang mang với việc sử dụng tài liệu ôn tập cho học sinh. Theo dõi nhiều năm nay thì thấy sau khi biết chính thức các môn thi tốt nghiệp, các trường thường yêu cầu học sinh phải có tài liệu ôn thi. Và nhà trường là đơn vị đứng ra mua giúp học sinh các tài liệu này.
Người viết được biết ở trường phổ thông nọ, sau khi ban giám hiệu đặt câu hỏi: "Ôn thi không có tài liệu thì lấy cái gì mà thi?" là lập tức giáo viên chủ nhiệm xuống lớp quán triệt tinh thần học sinh, tất cả phải có đủ tài liệu mà nhà trường đề xuất mua (dù trường không bắt buộc tất cả). Đến nay, gần như học sinh nào cũng có tài liệu trong tay.
Các tài liệu được biên soạn theo kiểu tái bản, có chỉnh lý, bổ sung. Nhìn qua thì thấy phần "bổ sung" chính là đề thi của năm thi vừa rồi, một vài câu hỏi mới mà người biên soạn chọn lọc thêm. Thiết nghĩ tài liệu này chỉ cần giáo viên có trên tay cũng đủ, để chắt lọc lại đồng thời chủ động hơn trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập. Hình như vẫn còn nhiều giáo viên tin rằng biết đâu các câu hỏi được biên soạn thêm trong các tài liệu sẽ là câu hỏi được bộ ra trong kỳ thi sắp tới, và thế là học sinh lại "gạo bài". Với khoảng thời gian còn hạn chế, việc học sinh có trong tay thêm vài ba tài liệu chẳng có tác dụng bao nhiêu, chỉ gây ra lãng phí tiền của và rước thêm hoang mang. Chi bằng các thầy cô giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức, tâm lý và những kỹ năng cần thiết để "vượt vũ môn".
Theo TNO
Nhiều trường xét tuyển thẳng không quá 1% tổng chỉ tiêu Trên cơ sở quy định của Bộ GD&ĐT, mỗi trường ĐH có những quy định cụ thể về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển tùy theo ngành đào tạo và chỉ tiêu xét tuyển. Trường ĐH Sài Gòn xét tuyển thẳng những đối tượng theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhưng yêu cầu có bằng tốt nghiệp THPT xếp loại khá trở...