Để kì thi nghề phổ thông đi vào thực chất
Hơn 100.000 học sinh lớp 9 của Hà Nội sẽ dự thi kì thi nghề phổ thông cấp THCS được tổ chức vào ngày 18/1 tới. Đây là kì thi có quy mô lớn, được kì vọng sẽ đưa công tác giáo dục nghề nghiệp trong trường học đi vào thực chất hơn.
ảnh minh họa
Sáng 16/1, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị hướng dẫn công tác coi thi, chấm thi nghề phổ thông cấp THCS năm 2018.
Dự hội nghị có ông Chử Xuân Dũng- Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, Ông Phạm Văn Đại – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cùng các thầy cô giáo trưởng điểm coi thi, chấm thi là lãnh đạo các phòng GD&ĐT, trung tâm dạy nghề, lãnh đạo các trường THPT, THCS trên địa bàn toàn thành phố.
Kì thi nghề phổ thông cấp THCS 2018 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 18 đến ngày 21/1 tại 224 hội đồng thi lí thuyết và 181 hội đồng thi thực hành trên địa bàn 29 quận huyện toàn thành phố với 103.874 thí sinh dự thi. Đây là kì thi nghề phổ thông có quy mô lớn nhất của Hà Nội từ trước đến nay.
Video đang HOT
Kì thi được kì vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của ngành GD-ĐT Hà Nội, thực hiện đúng quy chế thi của Bộ GD&ĐT, đảm bảo chính xác khách quan, đảm bảo 100% học sinh đã hoàn thành chương trình nghề phổ thông cấp THCS có nguyện vọng dự thi đều được dự thi lấy chứng nhận nghề phổ thông cấp THCS.
Học sinh sẽ hoàn thành 2 bài thi: Bài thi lí thuyết thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 45 phút, điểm hệ số 1. Bài thi thực hành, học sinh trình bày quy trình và làm sản phẩm, thời gian làm bài tối đa 90 phút, tính đểm hệ số 3.
Tại hội nghị, ông Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các trưởng điểm coi thi, chấm thi nhận thức rõ tầm quan trọng của kì thi. Việc giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết cho học sinh phổ thông, có ý nghĩa lớn đối với chính sách an sinh xã hội của thành phố.
Quang cảnh hội nghị
Vừa qua Bộ GD&ĐT đã có đề xuất bỏ chế độ cộng điểm thi nghề nhằm điều chỉnh mục tiêu thực sự của công tác giáo dục hướng nghiệp tại các trường phổ thông. Đây là giải pháp để chấn chỉnh việc tổ chức các cuộc thi tại địa phương, hạn chế bệnh thành tích. Vì vậy, kì thi được tổ chức lần này sẽ khẳng định việc thay đổi về chất công tác dạy nghề trong nhà trường phổ thông, nâng cao hơn nữa các hoạt động của ngành.
Ông Dũng cũng đề nghị lãnh đạo các điểm thi nắm vững, nghiên cứu kĩ các quy chế hướng dẫn, kiểm tra các điều kiện để đảm bảo tiến hành tổ chức kì thi tại điểm thi của mình một cách tốt nhất. Việc học tập quy chế, hướng dẫn chấm thi đến cán bộ giáo viên, học tập quy chế thi đối với các em học sinh cần được các điểm thi tổ chức đầy đủ, nghiêm túc, có chất lượng. Công tác thanh tra, kiểm tra kì thi cũng cần đặc biệt chú trọng.
Theo Giaoducthoidai.vn
Bỏ quy định cộng điểm thi nghề, cần lộ trình hợp lý
Chỉ còn vài ngày nữa, hơn 100 nghìn học sinh lớp 9 tại Hà Nội sẽ thi nghề, tuy nhiên, thông tin về việc Bộ Giáo dục và ào tạo dự kiến bỏ quy định cộng điểm khuyến khích (điểm học nghề lớp 9) khi tuyển sinh vào lớp 10 trong năm 2018 khiến nhiều học sinh hoang mang.
ảnh minh họa
Em Nguyễn Nam Khánh, học sinh lớp 9, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, em rất lo khi nghe được thông tin sẽ bỏ điểm cộng học nghề, thi học sinh giỏi các môn văn hóa. Em cho rằng, nếu áp dụng ngay quy định này trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018-2019 sẽ khiến học sinh rất thiệt thòi. ây cũng là mong mỏi của Nguyễn Thu Trang, học sinh Trường THCS ống a. Trang cho biết, ngoài giờ học chính khóa trên lớp, học tăng cường hai môn Văn và Toán để thi vào lớp 10, em đang tập trung luyện làm hoa và sẽ cố gắng để được điểm giỏi trong kỳ thi nghề.
Hầu hết các phụ huynh có con dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm nay đều có tâm trạng lo lắng trước thông tin này. Anh Nguyễn Mạnh Thắng có con đang học lớp 9, nhà ở quận Hoàn Kiếm cho biết, năm nay Hà Nội tăng hơn 22 nghìn học sinh dự tuyển vào lớp 10, cho nên việc cạnh tranh vào các trường công lập tốp đầu sẽ rất căng thẳng. Nếu thi nghề đạt loại giỏi, các cháu được cộng thêm 1,5 điểm thi xét tuyển vào lớp 10, vì thế số điểm này rất quan trọng, đóng vai trò quyết định đỗ hay trượt. Thực tế, việc học sinh, phụ huynh lo lắng là điều dễ hiểu, bởi cả một năm học sinh phải lo chọn nghề, dành thời gian, công sức vào học để thi nghề.
Trái ngược với những ý kiến nêu trên, khá nhiều giáo viên, lãnh đạo một số trường THPT lại ủng hộ việc bỏ điểm cộng. Lãnh đạo một trường THPT trên địa bàn quận ống a cho rằng, ý nghĩa của học nghề là tốt. Tuy nhiên, thực tế việc dạy và học nghề đang tồn tại những hạn chế, bất cập. Nội dung dạy nghề của cả hai cấp THCS và THPT có rất nhiều nội dung lạc hậu, không cập nhật tình hình mới, mục đích của việc học nghề gần như chỉ để cộng điểm tuyển sinh. Mặt khác, các cháu học sinh lớp 9 đang chịu rất nhiều áp lực do vừa hoàn thành chương trình học, vừa tập trung ôn luyện hai môn Ngữ văn và Toán để thi vào lớp 10, chưa kể thi vào trường chuyên còn phải ôn luyện thêm môn ngoại ngữ và môn chuyên, trong khi hằng tuần lại mất thêm buổi học nghề, khiến các cháu bị quá tải. Thực tế những năm qua cũng cho thấy, hầu hết học sinh thi nghề đều đạt loại giỏi, được cộng thêm 1,5 điểm khi thi vào lớp 10. Chính vì vậy, số điểm cộng này nhiều khi cũng không còn là yếu tố quyết định việc đỗ hay trượt khi xét tuyển học sinh vào lớp 10.
Việc bỏ cộng điểm khuyến khích và tiêu chí theo các cuộc thi trong tuyển sinh là phù hợp, nhận được sự đồng tình của giáo viên, học sinh. Tuy nhiên cần thực hiện theo lộ trình hợp lý. Bởi chỉ còn mấy ngày nữa là các trường THCS tổ chức thi nghề cho học sinh lớp 9. Nếu áp dụng ngay từ năm học này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi học sinh, gây tâm lý không tốt đối với học sinh, phụ huynh và giáo viên.
Trước băn khoăn này, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-T) Nguyễn Xuân Thành cho biết, mục đích của việc dạy nghề phổ thông nhằm góp phần phân luồng, hướng nghiệp, để học sinh được tiếp cận với nghề nghiệp các em có sở thích. Tuy nhiên, do nhiều địa phương sử dụng điểm nghề để cộng điểm trong kỳ thi tuyển sinh đầu cấp, cho nên mới xảy ra tình trạng học sinh học đối phó, chỉ chọn những nghề dễ học, dễ có điểm cao. Việc không cộng điểm vào kết quả thi tuyển đầu cấp với các cuộc thi do địa phương tổ chức, việc này nhằm chấn chỉnh tình trạng "loạn các cuộc thi" ở địa phương để lấy điểm, lấy giải, dẫn tới việc biến tướng, méo mó các sân chơi trí tuệ vốn hữu ích, lành mạnh.
Theo Nhandan.com
Bộ Quốc phòng và Bộ GDvàĐT giao ban về công tác GD-ĐT trong quân đội năm 2017 Chiều nay (12/1), tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng và Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị giao ban về công tác giáo dục và đào tạo trong quân đội năm 2017. ảnh minh họa Điểm nhấn là công tác tuyển sin đại học Năm 2017, công tác tuyển sinh quân sự được triển khai thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đúng Quy chế...